16 kinh nghiệm cho chị em mang thai lần đầu nhất định không thể bỏ qua

Bác Sĩ Nguyễn Huy 12:11 chiều 7 Tháng Mười, 2019

Phụ nữ mang thai lần đầu có vô vàn những thắc mắc và sự lo lắng, bởi lần đầu ai chẳng bỡ ngỡ.  Dưới đây là những lưu ý vô cùng cần thiết chuyên gia của An Thái Phương gửi tới chị em mang thai lần đầu, bạn đừng bỏ qua.

1. Dấu hiệu mang thai sớm

Mang thai lần đầu có biểu hiện gì, nhiều chị em chưa có kinh nghiệm để nhận biết dù bạn là người chủ động dính bầu. Nắm rõ các dấu hiệu có thai sớm là một trong những kiến thức cần biết khi mang thai lần đầu.

Chị em có thể lưu ý một số biểu hiện mang thai sớm như:

  • Ra ít máu hồng ở âm đạo, đây là máu báo có thai
  • Cảm giác buồn nôn liên tục
  • Đau ngực, kích thước ngực lớn hơn
  • Tâm trạng thay đổi thất thường
  • Chậm kinh

Để chắc chắn, chị em nên sử dụng que thử thai trước khi đến bệnh viện thăm khám.

Que thử thai 2 vạch là dấu hiệu mang thaiQue thử thai 2 vạch là dấu hiệu mang thai

2. Khám thai lần đầu

Sau khi quan hệ tình dục 5-7 ngày, nếu thấy que thử thai 2 vạch, khả năng chị em mang thai 80-85%. Bạn cần đợi thêm 1-2 tuần nữa trước khi đến buổi khám thai lần đầu.

Hợp tử cần thời gian để phát triển và làm tổ thành công trong buồng tử cung. Chỉ khi phôi thai bám vào thành tử cung, bác sĩ siêu âm mới thấy thai nhi.

Đây là lý do vì sao, nhiều chị em mang thai lần đầu sốt ruột, đi khám thai sớm nhưng bác sĩ vẫn chưa thể kết luận bạn đã mang bầu hay chưa.

  • tiêm phòng vacxin cúm trước khi mang thai Tổng hợp điều cần biết về tiêm phòng trước khi mang thai - Tiêm phòng trước khi mang thai việc vô cùng quan trọng. Vì vậy trước khi có ý định mang thai, bạn cần tìm hiểu chi tiết về những điều cần biết khi mang thai để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và thai nhi. Nội dung bài viết1 Tại sao tiêm phòng trước khi mang thai quan trọng?2 5 Loại vacxin nhất định cần tiêm phòng trước khi mang thai?3 Lưu ý khi tiêm phòng trước khi mang thai?4 Địa điểm tiêm phòng trước khi mang thai uy tín nhất? Tại sao tiêm phòng trước khi mang thai quan...

3. Lịch khám thai định kỳ

Mẹ bầu cần tuân thủ việc thăm khám theo mốc khám thai định kỳ của bác sĩ.

Bà bầu có sức khỏe ổn định sẽ khám thai theo 1 số mốc cố định là 4 tuần – 12 tuần – 16 tuần – 20 tuần – 24 tuần – 28 tuần – 32 tuần – 36 tuần. Ít nhất chị em phải được thăm khám trong 8 buổi này để tiến hành 1 số xét nghiệm cần thiết cho thai nhi.

Nếu cơ thể có dấu hiệu bất thường như ra máu âm đạo, đau bụng dưới, thai nhi ngừng chuyển động… mẹ bầu cần nhanh chóng thăm khám kịp thời. 

Mẹ bầu mang thai lần đầu có thể tư vấn bác sĩ chuyên khoa của An Thái Phương để phòng tránh nguy cơ dọa sẩy, động thai, sảy thai sớm.

Khám thai định kỳ đầy đủ nhằm theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và bé tốt nhất

Khám thai định kỳ đầy đủ nhằm theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và bé tốt nhất

4. Các giai đoạn mang thai

Theo dân gian thời kỳ mang thai của mẹ bầu là 9 tháng 10 ngày. Khoảng thời gian này tương ứng với 40 tuần, tuy nhiên thực tế nhiều chị em vẫn sinh nở thuận lợi khi thai 36-42 tuần.

40 tuần thai kỳ tương ứng với 3 giai đoạn mang thai là:

  • Tam cá nguyệt thứ nhất: 3 tháng đầu
  • Tam cá nguyệt thứ hai: 3 tháng giữa
  • Tam cá nguyệt thứ ba: 3 tháng cuối

Chị em cần biết những đặc điểm của từng giai đoạn thai kỳ, từ đó theo dõi tình trạng sức khỏe và quá trình phát triển của thai nhi.

5. Tính ngày dự sinh

Có rất nhiều cách để tính ngày dự sinh cho bà bầu như :

  • Dựa vào ngày đầu của kỳ kinh cuối
  • Dựa vào ngày quan hệ
  • Dựa trên hình thái phát triển của thai nhi
  • Dựa vào chu kỳ kinh nguyệt

Việc tính ngày dự sinh giúp mẹ bầu mang thai lần đầu chủ động hơn trong công tác chuẩn bị sinh. Bạn có thể tư vấn bác sĩ sản khoa để được tính ngày dự sinh chuẩn xác nhất.

6. Chế độ ăn cho phụ nữ mang thai lần đầu

Mang thai lần đầu cần kiêng ăn gì hoặc nên ăn gì là điều nhiều chị em quan tâm. Dựa vào tình trạng phát triển của thai nhi, bác sĩ sản khoa sẻ đưa ra lời khuyên dinh dưỡng thích hợp cho mẹ bầu.

Chị em lần đầu làm mẹ cần lưu ý, bạn không cần ăn uống gấp đôi bình thường. Hãy quan tâm đến các dưỡng chất và cách phân chia khẩu phần ăn hàng ngày.

Chế độ ăn cho bà bầu đóng vai trò quan trọng với sự phát triển của thai nhi

Chế độ ăn cho bà bầu đóng vai trò quan trọng với sự phát triển của thai nhi

Một số nhóm thực phẩm mẹ bầu mang thai lần đầu nên ăn đầy đủ:

  • Tinh bột: ngũ cốc nguyên cám, gạo, bánh mì
  • Chất đạm: thịt đỏ, trứng, cá, các loại đậu
  • Rau xanh và trái cây tươi: ưu tiên các loại rau màu xanh lá đậm, cam, quýt, quả bơ, kiwi, nho, chuối…
  • Chất béo: nên ăn dầu ăn chiết xuất từ thực vật. Hạn chế đồ ăn chiên xào quá nhiều dầu mỡ.
  • Bổ sung các vitamin và khoáng chất từ viên uống hoặc thực phẩm giàu dưỡng chất
  • Uống nước hàng ngày 2-3 lít nước

Thực phẩm phụ nữ mang thai lần đầu nên kiêng:

  • Thực phẩm cay, nóng, nhiều gia vị như ớt, hạt tiêu, mù tạt…
  • Thực phẩm có tính hàn: rau ngót, nước dừa… đặc biệt là phụ nữ mang thai 3 tháng đầu
  • Thực phẩm tái, sống chưa qua nấu chín: sushi, thịt trần tái, trứng trần, gỏi…
  • Thực phẩm chứa các chất gây co thắt tử cung: đu đủ xanh, rau ngót, dứa…
  • Đồ uống có cồn, chất kích thích: rượu bia, nước uống có gas, cà phê

7. Dùng thuốc khi mang thai

Trước khi sử dụng các loại tân dược, mẹ bầu cần thận trọng xin ý kiến chuyên gia. Với một số căn bệnh đơn giản như cảm cúm, nóng trong, chị em có thể sử dụng các biện pháp chữa bệnh dân gian, trà thảo dược an thai để đảm bảo sức khỏe.

8. Tham gia lớp học tiền sản

Mẹ bầu mang thai lần đầu nên tham gia lớp học tiền sản. Bạn có thể rủ ông xã đi cùng để giờ học thêm thú vị. Các kiến thức và tư vấn từ lớp học tiền sản sẽ giúp bố mẹ trẻ có thêm kinh nghiệm trong quá trình chăm sóc thai kỳ và nuôi dạy con sau này.

Các lớp học tiền sản cung cấp kiến thức thai sản bổ ích cho các chị em lần đầu làm mẹ

Các lớp học tiền sản cung cấp kiến thức thai sản bổ ích cho các chị em lần đầu làm mẹ

9. Lịch tiêm phòng cho bà bầu

Với chị em mang thai lần đầu, mốc tiêm phòng thường bắt đầu khi thai 20-22 tuần.

Mũi tiêm phổ biến được các bác sĩ sản khoa khuyến cáo mẹ bầu cần tiêm là tiêm phòng uốn ván. Ngoài ra, chị em có thể tiêm vắc-xin phòng cúm, viêm gan  A-B… mà không ảnh hưởng đến thai nhi.

Hãy liên hệ với trạm y tế gần nhà hoặc cơ sở tiêm chủng uy tín để xin tư vấn kỹ lưỡng về thời gian tiêm phòng phù hợp cho bà bầu.

10. Tăng cân khi mang thai

Đa số chị em khi mang thai lần đầu rất băn khoăn về việc bà bầu tăng bao nhiêu cân là hợp lý. Bạn cần xác định chỉ số cơ thể BMI trước khi mang thai để điều chỉnh cân nặng phù hợp.

Các chuyên gia khuyên rằng, mẹ bầu chỉ cần tăng thêm 6-10 kg trong suốt thai kỳ. Chị em cần tìm hiểu kỹ lưỡng về dinh dưỡng khi mang thai đúng chuẩn để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho thai nhi.

Mẹ bầu không cần thiết ăn cho hai người mà cần biết con yêu cần những dưỡng chất gì để phát triển đầy đủ. Thai nhi cần tăng cân phù hợp để đảm bảo sự phát triển đúng chuẩn trong suốt thai kỳ.

Liên Hệ Ngay Để Được Bác Sĩ Tư Vấn
tu-van-bac-si

11. Chọn bệnh viện sinh con

Bước sang tam cá nguyệt thứ hai, chị em cần bắt đầu cân nhắc về việc lựa chọn nơi sinh. Phụ nữ mang thai lần đầu thường băn khoăn không biết lựa chọn bệnh viện nào để sinh con tốt nhất.

Bạn có thể tham khảo ý kiến từ bác sĩ sản khoa khám thai cho mình, người thân trong gia đình hoặc bạn bè đã qua sinh nở.

Có 1 số tiêu chí để chọn bệnh viện sinh con như:

  • Chuyên môn khám chữa bệnh của bác sĩ
  • Chất lượng dịch vụ chăm sóc cho bà bầu
  • Chi phí dịch vụ khám thai và cuộc sinh
  • Khoảng cách từ nhà đến bệnh viện

13. Chuẩn bị đồ cho bé sơ sinh

Từ tháng thứ 5-6 của thai kỳ, chị em có thể bắt đầu mua sắm đồ dùng cho trẻ sơ sinh.

Bạn không nên mua đồ dùng sơ sinh quá sớm. Các mẹ có thể dựa trên tình trạng phát triển của thai nhi để chọn lựa sz quần áo trẻ sơ sinh cho phù hợp.

Bạn cũng có thể tận dụng thời gian để xin đồ từ người thân, bạn bè đã sinh con, trước khi mua sắm giúp tiết kiệm một khoản chi phí.

Bên cạnh đó, chị em cũng không nên mua quá sát ngày sinh. Theo kinh nghiệm dân gian, đa số chị em mang thai lần đầu sẽ sinh con sớm hơn ngày dự sinh 2-4 tuần, bạn sẽ bị động nếu chưa kịp chuẩn bị đồ cho con.

Mua đồ sơ sinh cận ngày dự sinh sẽ khó khăn cho mẹ trong việc sức giặt giũ, sắp xếp đồ cho bé do bụng bầu đã to, chị em mệt mỏi nhiều.

Chị em mang thai lần đầu rất thích mua sắm đồ sơ sinh cho con yêu

Chị em mang thai lần đầu rất thích mua sắm đồ sơ sinh cho con yêu

13. Tập thể dục khi mang thai

Nếu trước khi mang thai bạn là người lười vận động thì khi mang thai cần thay đổi thói quen này.

Mẹ bầu cần thận trọng khi di chuyển nhưng vẫn nên tập thể dục nhẹ nhàng trong suốt thai kỳ. Một số môn thể thao phù hợp với phụ nữ mang thai như yoga, bơi, khiêu vũ cổ điển, đi bộ…

Tập thể dục khi mang thai giúp chị em tăng cường sức đề kháng, độ dẻo dai cho cơ thể, quá trình sinh nở thuận lợi. Đồng thời, mẹ bầu tập thể dục đều đặn cũng giảm cân nhanh chóng sau sinh hơn.

14. Trang phục cho phụ nữ mang thai

Phụ nữ trẻ thường rất quan tâm về trang phục cho bà bầu. Khi mang thai lần đầu, có thể chị em chưa quen với các trang phục cho người mang thai. Bạn nên tìm hiểu một số nhà may hoặc các cửa hàng chuyên bán các loại trang phục này.

Mẹ bầu cần lựa chọn những mẫu trang phục có chất liệu thấm hút mồ hôi, co giãn thoải mái, thiết kế thuận tiện trong các hoạt động hàng ngày cho mẹ bầu.

Tùy vào kích thước bụng bầu phát triển để chị em lựa chọn quần áo khi mang thai phù hợp. Không nên mua quá nhiều hoặc tích trữ.

15. Tâm lý của phụ nữ mang thai

Chị em mang thai lần đầu thường lo lắng và dễ có tâm trạng thay đổi thất thường. Hãy chia sẻ những thắc mắc của bạn cùng chị em, bạn bè có kinh nghiệm sinh con.

Thẳng thắn trao đổi với ông xã khi có bất cứ những căng thẳng tâm lý nào. Tránh sự xung đột hoặc những suy nghĩ tiêu cực trong suốt thời kỳ bầu bí.

16. Sắp xếp công việc khi mang thai

Khi trở thành mẹ, bạn cần biết cân đối giữa công việc cơ quan và thời gian chăm sóc cho gia đình. Đặc biệt, thời kỳ mang thai, chị em cần ưu tiên những công việc nhẹ nhàng, tránh áp lực.

Nếu bạn đang làm trong môi trường độc hại, nhiều áp lực, có thể cân nhắc về việc thuyên chuyển công tác hoặc đề nghị lãnh đạo sắp xếp giảm tải khối lượng công việc.

Chị em cũng cần thông báo cho cơ quan để sắp xếp nhân sự hỗ trợ và bàn giao công việc của bạn khi bạn nghỉ sinh.

Trên đây là 16 lưu ý quan trọng và cần thiết dành cho chị em mang thai lần đầu. Nếu bạn vẫn có những thắc mắc cần chuyên gia sản khoa tư vấn, đừng ngần ngại gửi câu hỏi về cho chúng tôi.

Bác sĩ Nguyễn Huy

  • dau-hieu-sinh-con-trai

    Dấu hiệu sinh con trai chính xác nhất giúp các mẹ biết được giới tính thai nhi trong vòng 3 tháng đầu thai kỳ để có những chuẩn bị sớm nhất đón bé chào đời. Hãy cùng An Thái Phương tìm hiểu những dấu hiệu này nhé! Siêu âm giới tính thai nhi KHI...

  • Để kiểm tra sức khỏe của thai nhi, bác sĩ tiến hành kiểm tra tình trạng chiều cao, bảng cân nặng của thai nhi chuẩn quốc tế. Vậy cân nặng của thai nhi theo từng tuần tuổi như thế nào là phát triển bình thường?  Bảng theo dõi cân nặng thai nhi MỚI VÀ...

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments