Bà bầu tăng cân trong thời gian mang thai bao nhiêu là hợp lý?

Hồng Thanh 11:17 sáng 26 Tháng Sáu, 2019

Trong thời gian mang thai, tăng cân là điều bình thường và tất yếu để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Vậy bà bầu tăng cân khi mang thai bao nhiêu là hợp lý? An Thái Phương sẽ giúp bạn giải quyết câu hỏi này!

1. Công thức tính cân nặng cho bà bầu:

Chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) và khối lượng thai nhi sẽ quyết định bạn nên tăng cân khi mang thai  bao nhiêu là hợp lý. Chỉ số BMI sẽ tính lượng mỡ thừa trong cơ thể dựa vào chiều cao cân nặng của bạn. Nếu chỉ số BMI quá thấp mẹ cần ăn đầy đủ để bổ sung chất dinh dưỡng trong suốt thai kì và ngược lại.

cong-thuc-tinh-can-nang-cho-ba-bau

Dựa vào chỉ số BMI để xác định mức tăng cân hợp lý trong quá trình mang thai

Gọi W là chỉ số cân nặng của người đó ( kg), H là chiều cao của người đó ( m)

Ta có công thức tính chỉ số BMI (kg/m2) =  W/ H2

Mức tăng cân khi mang thai phù hợp khi mẹ mang thai 1

Dựa vào chỉ số BMI có thể đưa ra mức tăng cân phù hợp cho từng thể trạng của bà bầu: 

  • BMI < 18,5 : Mẹ quá gầy.

Khi mang bầu mẹ cần tăng 12.7 kg – 18.1 kg .

  • 18.5 <= BMI < 23 : Mẹ bình thường.

Khi mang thai mẹ nên tăng từ 11.3 kg – 15.9 kg.

  • 23 <= BMI < 30 : Mẹ trong tình trạng thừa cân.

Khi mang bầu mẹ nên tăng từ 7 kg – 12 kg.

  • BMI > 30: Mẹ trong tình trạng béo phì.

Khi mang thai mẹ nên tăng từ 6 kg – 11 kg hoặc ít hơn.

Mức tăng cân khi mang thai phù hợp khi mẹ mang thai đôi

Nếu mang thai đôi mẹ nên tham khảo mức tăng cân sau đây: 

  • BMI < 18.5 

Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về thực đơn ăn uống để tăng cân phù hợp.

  • 18.5 <= BMI < 23

Mẹ nên tăng 16.8 kg – 24.5 kg.

  • 23 <= BMI < 30 

Mẹ nên tăng 14.1 kg – 22.7 kg.

  • BMI > 30 

Mẹ nên tăng từ 11.3 kg – 19.1 kg.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng cân khi mang thai

  • Trọng lượng thai nhi: 3200 g – 3600 g
  • Nhau thai : 500 g – 900 g
  • Dịch ối : 900 g
  • Sự phì đầu tuyến vú : 500 g
  • Tử cung : 900 g
  • Thể tích máu được gia tăng : 1400 g
  • Mỡ cơ thể : 2300 g
  • Mô và dịch cơ thể tăng: 1800g

3. Cân nặng của mẹ bầu khi mang thai ở các kỳ tam cá nguyệt như thế nào?

Biểu đồ tăng cân khi mang thai theo chuẩn WHO cho bà bầu trong suốt thai kỳ:

Tiêu chuẩn cân nặng của bà mẹ mang thaiTiêu chuẩn trọng lượng của thai nhiNơi tích lũy
3 tháng đầu1 -2 kg5g khi được 10 tuần tuổiCác mô của cơ quan sinh sản
3 tháng giữa4-5 kg350g khi được 20 tuần tuổiTích lũy trong các mô
3 tháng cuối4-6 kg3000 – 3500g khi được 40 tuần tuổiChủ yếu là sự phát triển của thai nhi
  • Kỳ tam cá nguyệt thứ 1:

Trong giai đoạn này bắt đầu thời kỳ ốm nghén nên cân nặng của mẹ tăng ít hoặc không tăng. Trung bình trong thời gian này mẹ tăng từ 1- 2 kg.

  • Kỳ tam cá nguyệt thứ 2:

Giai đoạn này mẹ bắt đầu hết nghén và có thể tăng từ 4-5 kg trong giai đoạn này. Nếu trong giai đoạn này mẹ bầu tăng cân ít hơn 1 kg hoặc lớn hơn 3 kg cần đến gặp bác sĩ để khám và tư vấn chế độ ăn uống hợp lý.

 

Liên Hệ Ngay Để Được Bác Sĩ Tư Vấn
tu-van-bac-si
  • Kỳ tam cá nguyệt thứ 3:

Đây là giai đoạn thai nhi lớn nhanh nhất các mẹ bầu nên tăng từ 5-6 kg.

4. Hậu quả của việc tăng cân khi mang thai không hợp lý

Trong thời gian thai kỳ, mẹ cần kiểm soát cân nặng và đi khám định kỳ để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Trong giai đoạn mang thai mẹ không nên tăng cân quá nhiều hoặc quá ít.

hau-qua-cua-viec-tang-can-hop-lý-trong-suot-thai-ky

Mức tăng cân hợp lý trong thời gian mang thai

Trường hợp tăng cân khi mang thai quá nhiều:

  • Đau lưng, đau chân khó khăn trong việc đi lại.
  • Tăng huyết áp và nguy cơ tiền sản giật, đái tháo đường cao.
  • Thai quá to dẫn đến khó sinh, tăng khả năng sinh mổ
  • Tăng tỉ lệ sinh non.
  • dau-hieu-sinh-non Toàn bộ kiến thức về sinh non mẹ bầu cần biết - Sinh non là điều đáng sợ với các mẹ bầu. Các bà bầu nhận biết sớm dấu hiệu bất thường để có hướng xử lý kịp thời ngay cả những bạn không thuộc diện rủi ro cao cũng nên cần lưu ý. Hãy cùng An Thái Phương tìm hiểu những dấu hiệu cảnh báo tình trạng này nhé. Nội dung bài viết1 Sinh non là gì ?2 Nguyên nhân nào gây ra tình trạng sinh non ở mẹ bầu?3 Những yếu tố làm tăng nguy cơ sinh non ở mẹ bầu4 Dấu hiệu sinh non dễ phát hiệu nhất ở bà bầu5...
  • Sinh con có nguy cơ bị tiểu đường
  • Trĩ, rạn bụng và có các vấn đề liên quan đến vùng xương chậu

Trường hợp tăng cân khi mang thai quá ít:

Đây không phải thời điểm lý tưởng để các mẹ ăn kiêng, giảm cân giữ dáng. Việc tăng cân quá ít để lại một số hậu quả nghiêm trọng sau: 

  • Chỉ số BMI quá thấp cũng là một nguyên nhân gây sảy thai.
  • Tăng tỉ lệ sinh non.
  • Sinh con thiếu cân.
  • Không đủ sữa cho con bú.

5. Các biện pháp để tăng cân khi mang thai hợp lý

  • Trong thời gian mang thai mẹ cần có thực đơn dinh dưỡng đủ chất cho bà bầu. Các mẹ bầu phải ” ăn cho 2 người” nhưng không có nghĩa là ăn gấp đôi mà cần ăn các đúng và ăn đầy đủ dinh dưỡng.
  • Thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu trong suốt thai kỳ sao cho hợp lý? - Các mẹ bầu đặc biệt là những mẹ mang thai lần đầu đang đau đầu suy nghĩ làm sao để thai nhi có thể phát triển một cách toàn diện. Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi. Vậy làm sao để có một thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu trong suốt thai kỳ  hợp lý để không chỉ ăn đủ mà còn ăn đúng, ăn ngon và hợp với khẩu vị của mẹ? Chế độ dinh dưỡng hợp lý là yếu tố quan trọng cho việc phát triển của thai nhi....
  • Không bỏ bữa, không nhịn đói.
  • Uống đủ nước.
  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa nhiều muối, gia vị.
  • Ngoài chế độ ăn uống, mẹ cần tránh làm việc căng thẳng, đi ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc.
  • Cần thường xuyên tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, kegel,… vừa giúp cho việc sinh con thuận lợi mà còn giúp duy trì cân nặng trở nên dễ dàng.
  • Các bà bầu cần đi khám thai định kỳ để kiểm tra cân nặng, kích thước của tử cung thường xuyên đặc biệt từ tháng thứ 4 của thai kỳ trở đi để có thể kiểm tra tình trạng sức khỏe, sự phát triển của thai nhi.

Khi mang thai, các mẹ cần đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn uống vì đó là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho mẹ và bé. Các mẹ cần chú ý thực đơn ăn uống tránh việc tăng cân khi mang thai quá nhanh hay quá chậm ảnh hưởng đều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của thai nhi. Chúc các bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.

Hồng Thanh

  • dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa

    Để thai nhi phát triển toàn điện cả về sức khỏe và trí não, bạn cần đặc biệt chú ý kinh nghiệm chăm sóc mẹ bầu 3 tháng giữa. Đây là thời điểm vàng để thai nhi hình thành và phát triển. Vì vậy nếu bạn đang tìm hiểu về vấn đề này thì...

  • dinh-duong-mang-thai-3-thang-dau

    Sự phát triển bình thường của thai nhi nhờ vào sự cẩn trọng khi mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu. Đây là thời điểm rất nhạy cảm mẹ bầu cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi. Cụ thể là bạn cần...

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments