Khó thở khi mang thai 3 tháng cuối là một trong những triệu chứng khó chịu thường gặp ở mẹ bầu. Vậy nguyên nhân bà bầu khó thở 3 tháng cuối là do đâu, tình trạng này có nguy hỉm không và cách khắc phục nó như thế nào?
Nội dung bài viết
Bà bầu khó thở 3 tháng cuối nguyên nhân do đâu
Sự phát triển của tử cung
Giai đoạn 3 tháng cuối thai nhi phát triển nhanh và mạnh hơn. Cơ hoành là cơ hoạt động kết hợp với phổi để đưa không khí vào phổi của mẹ. Từ lúc mang thai, tử cung của mẹ phát triển lớn dần lên để thích nghi với sự phát triển của em bé, đặc biệt ở những tháng cuối của thai kỳ thì tử cung phát triển mạnh hơn, to hơn đã chèn ép lên cơ hoành, cơ hoành bị ức chế nên hạn chế đưa không khí lên phổi khiến các mẹ bầu bị khó thở.
Bà bầu khó thở 3 tháng cuối
Bị thiếu máu
Khi mang thai, cơ thể của các mẹ cần lượng sắt nhiều hơn bình thường để sản xuất các tế bào hồng cầu cần thiết và đưa oxy đi nuôi dưỡng thai nhi cũng như các cơ quan khác trong cơ thể. Việc thiếu sắt cũng có nghĩa là thiếu máu sẽ khiến cơ thể của các mẹ làm việc nhiều hơn so với mức bình thường để tạo oxy, dẫn đến mẹ bầu khó thở.
Bệnh về cơ tim chu sản
Bệnh có thể xảy ra cho bà bầu trong quá trình mang thai hoặc sau khi sinh, đây là một loại hiếm gặp của bệnh suy tim. Các triệu chứng của bệnh thường thấy như: sưng mắt cá chân, hạ huyết áp, tim đập nhanh, mệt mỏi, khiến cho bà bầu khó thở.
Sự thay đổi hormone
Trong giai đoạn cuối thai kỳ, cơ thể các bà bầu sẽ sản sinh rất nhiều hormone progesterone, đây là một hormone khá bình thường, chỉ hỗ trợ cho quá trình mang thai. Nhưng khi hàm lượng hormone này gia tăng thì nó sẽ khiến cơ thể mẹ khó thở, thở không thoải mái, biểu hiện trên càng rõ rệt vào giai đoạn cuối, khi sắp sinh nở.
Bệnh thuyên tắc phổi
Thuyên tắc phổi xảy ra khi huyết khối bị kẹt trong động mạch phổi, làm ảnh hưởng đến quá trình hít thở của mẹ. Nếu không được khắc phục kịp thời, mẹ bầu sẽ cảm thấy khó thở, ho, đau ngực…
Do nằm ngủ tư thế sai
Trong một số trường hợp, mẹ bầu nằm ngủ thường bị khó thở, do bụng to, khi nằm ngủ tình trạng tử cung chèn lên cơ hoành càng tăng vì vậy sẽ khiến các mẹ bầu khó thở hơn nhiều so với khi các mẹ ngồi hoặc đi lại.
Tích nước
Đa số các mẹ bầu trong tam cá nguyệt cuối thường bị phù nề chân tay do tình trạng tích nước. Khi bị phù nề thì việc tích nước nhiều ở trong cơ thể các mẹ bầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phổi và xoang mũi, gây ra sự khó khăn khi thở.
Bà bầu khó thở 3 tháng cuối có sao không?
Đối với bà bầu 3 tháng cuối khó thở là một hiện tượng bình thường bởi sự thay đổi của hormone và kích thước của tử cung chèn ép lên phổi gây nên. Khi đó mẹ bầu chỉ cần nghỉ ngơi, làm việc nhẹ nhàng là có thể cảm thấy bình thường không nguy hiểm.
Tuy nhiên, nếu các mẹ cảm thấy hơi thở nặng nề, cơ thể yếu dần đi sau những trận trống ngực đập liên hồi, tim đập nhanh quá mức, đập không đều thì đó đều là những dấu hiệu nguy hiểm các mẹ bầu cần lập tức tới gặp bác sĩ ngay.
Bà bầu khó thở 3 tháng cuối
Đặc biệt, ở những mẹ bị mắc bệnh hen suyễn thì bất cứ cảm giác khó thở, khó chịu nào cũng nên tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có những biện pháp xử lý kịp thời.
Giải pháp cho bà bầu khó thở 3 tháng cuối
Để cải thiện tình trạng khó thở khi mang thai 3 tháng cuối, các mẹ có thể áp dụng những phương pháp sau đây:
Nghỉ ngơi, hạn chế làm việc nặng
Khi mang bầu, các mẹ nên hạn chế làm việc nặng và nghỉ ngơi thường xuyên hơn, nhất là khi có biểu hiện khó thở.
Thay đổi tư thế
Việc thay đổi tư thế phù hợp sẽ giúp bà bầu cảm thấy dễ thở hơn.Trong trường hợp mẹ bầu bị khó thở khi nằm về đêm thì có thể chèn gối vào lưng và phần thân trên, tránh để thai nhi gây áp lực lên phổi. Ngoài ra, việc chọn tư thế nằm nghiêng sang trái để tử cung không đè lên động mạch cũng là cách giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng khó thở.
Vận động nhẹ nhàng
Nếu thường xuyên bị khó thở khi mang thai, chị em nên thực hiện các bài tập thở hoặc vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga… giúp điều hòa nhịp tim, cải thiện nhịp thở.
Cải thiện chế độ ăn uống đủ chất
Ngoài việc bổ sung thuốc sắt theo đơn của bác sỹ, các mẹ có thể chế biến các món ăn ngon đảm bảo dinh dưỡng. Hàng ngày, bà bầu ăn chuối để vừa bổ sung kali vừa bổ sung lượng sắt hiệu quả.
Các mẹ có thể ăn thêm các món nấu từ thịt bò, chế biến từ bí đỏ với nhiều cách khác nhau như luộc, xào tỏi, ninh với xương hoặc làm kem bí đỏ, mỗi tuần nên ăn 3 quả trứng gà cũng là nguồn bổ sung sắt và các chất dinh dưỡng khác hiệu quả. Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể uống thêm nước cam, lượng vitamin C giúp cơ thể bà bầu hấp thụ sắt tốt hơn.
Hy vọng với những chia sẻ trên, các mẹ bầu có thể hiểu thêm về tình trạng bà bầu khó thở 3 tháng cuối và có thêm kinh nghiệm để tự mình xử lý khi gặp tình trạng này.