Động thai (hay dọa sảy thai) là hiện tượng rất thường gặp khi mang thai 3 tháng đầu. Những dấu hiệu và nguyên nhân nào dẫn tới việc động thai, các mẹ bầu cần làm gì phòng tránh và xử lý. Hãy cùng An Thái Phương tìm hiểu chi tiết nhé.
- Dọa sảy thai là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
- [TIẾT LỘ] Dấu hiệu SẢY THAI sớm ở bà bầu và cách PHÒNG TRÁNH
XEM NGAY: Bác Sĩ Chia Sẻ Phương Pháp An Thai, Điều Trị Động Thai
Nội dung bài viết
- 1 Động thai là gì?
- 2 Dấu Hiệu Bị Động Thai 3 Tháng Đầu
- 3 Nguyên Nhân Gây Động Thai
- 4 Động Thai Bao Lâu Thì Khỏi?
- 5 Bị Động Thai Có Nguy Hiểm Không
- 6 Bị Động Thai Nên Ăn Gì Cho Tốt
- 7 Bị Động Thai Không Nên Ăn Gì
- 8 Bị Động Thai Nên Làm Gì
- 9 Bị Động Thai Có Ảnh Hưởng Đến Em Bé không
- 10 Cách Chữa Bị Động Thai
- 11 Cách phòng tránh động thai hiệu quả cho mẹ bầu
Động thai là gì?
Động thai là dấu hiệu âm đạo xuất hiện một ít máu kèm theo mỏi vai, đau bụng hoặc bụng dưới trương lên. Hoặc do bà bầu mắc một số bệnh như tụ dịch màng nuôi, bóc tách túi thai, có tiền sử sảy thai, thai lưu… Động thai được cho là dấu hiệu điển hình của tình trạng dọa sảy thai thường gặp khi mang thai 3 tháng đầu.
Động thai và sảy thai hoàn toàn khác nhau nhưng nhiều mẹ bầu vẫn nhầm lẫn giữa 2 tình trạng trên, do đó không biết nên xử lý như nào cho đúng để tránh hậu quả không mong muốn. Để biết mình đang trong tình trạng nào các bạn cần phân biệt được động thai và sảy thai.
Động thai
Động thai là thai nhi vẫn còn sống và chưa bị đẩy ra khỏi buồng tử cung. Cổ tử cung vẫn đóng kín hoặc có thể mở nhưng chưa bị xổ thai ra. Hiện tượng động thai thường xuất hiện ở 3 tháng đầu của thai kỳ (tam cá nguyệt thứ nhất).
Sảy thai
Sảy thai là thai nhi đã chết trong bụng mẹ. Có hai trường hợp xảy ra:
- Những cơn đau quặn bụng đi kèm với xuất huyết âm đạo. Sau một thời gian, toàn bộ thai nhi lẫn nhau thai cùng xổ ra một lúc, sau đó hết đau quặn bụng, nhưng máu vẫn có thể tiếp tục rỉ ra như kinh nguyệt. Trường hợp này gọi là sảy thai hoàn toàn.
- Trường hợp thứ hai gọi là sảy thai không hoàn toàn. Tức là một phần của thai và nhau thai vẫn còn trong tử cung. Sau khi tình trạng sảy thai xảy ra, người phụ nữ đã giảm đau quặn bụng nhưng vẫn bị ra máu khi mang thai liên tục, thậm chí băng huyết.
Dấu Hiệu Bị Động Thai 3 Tháng Đầu
Nếu mẹ bầu có những hiện tượng sau tức là đang có dấu hiệu bị động thai :
- Ra máu âm đạo ở tất cả các giai đoạn.
- Đau bụng dưới liên tục và âm ỉ
- Ra dịch hồng ở âm đạo
- Nôn, ói nhiều hơn bình thường
- Ít thấy dấu hiệu cử động của thai nhi
- Các cơn co bóp diễn ra ở đầu giai đoạn 3
- Ra nước ối khi mang thai
- Liên tục đau đầu
- Các triệu chứng của bệnh cúm, cảm lạnh
- Thường xuyên thấy mệt mỏi
- Chảy máu âm đạo kéo dài
- Tâm lý căng thẳng lo lắng bất an
- Chuột rút nhiều
- Thường xuyên khát nước và đi tiểu
- Huyết áp cao quá hoặc thấp quá chỉ số cho phép
Mẹ bầu thấy mình có những triệu chứng động thai trên cần đến cơ sở y tế, phòng khám uy tín gần nhất để xác định nguyên nhân. 3 tháng đầu là thời kỳ nhạy cảm, bất kỳ thay đổi nào của cơ thể người mẹ cũng có thể ảnh hưởng tới thai nhi dẫn tới động thai thậm chí là sảy thai.
Nguyên Nhân Gây Động Thai
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bị động thai có thể do mẹ bầu lần đầu tiên mang thai không có nhiều kinh nghiệm hoặc lo lắng quá mức làm cho thai nhi bị ảnh hưởng. Những nguyên nhân động thai phổ biến thường gặp nhất là:
- Trứng đã thụ tinh bị teo lại
- Thai trùm
- Mẹ bầu mắc phải các bệnh về máu hoặc tử cung
- Thai phụ bị suy nhược cơ thể
- Làm việc quá sức
- Dinh dưỡng khi mang thai nghèo nàn
- Bất thường về nhiễm sắc thể
- Tinh khí của người chồng không đủ
- Thai nguyên không ổn định dẫn đến dò thai hoặc động thai
- Thai nhi kém phát triển
- Yếu tố thai nhi lạ thường có thể do tinh khí của người chồng không đủ, thai nguyên không ổn định dẫn đến dò thai hoặc động thai
Ngoài ra, nguyên nhân động thai có thể do sự bất thường về nhiễm sắc thể và mẹ mắc một số bệnh như: sốt cao, suy tim, bệnh thận mạn tính, mất cân bằng nội tiết.
Động Thai Bao Lâu Thì Khỏi?
Động Thai Bao Lâu Thì Khỏi: Điều này còn tùy thuộc vào cơ địa của các mẹ. Khi bị động thai, các mẹ nên nghỉ ngơi, kiêng hoạt động, đi khám và điều trị kịp thời, kèm theo sử dụng các thức ăn bổ sung dinh dưỡng, sự hướng dẫn của bác sĩ và có thể sử dụng củ gai tươi sắc uống để giúp ổn định thai kỳ. Các mẹ nên kiêng các loại thức ăn có nhiều dầu mỡ, tránh sử dụng những chất kích thích như bia, rượu hay đồ cay, nóng,…
Thông thường trong 1 tháng tình trạng này có thể ổn định khá nhiều, nhưng để biết chính xác thì phải theo cơ thể của các mẹ bầu vì mỗi người có một thể chất khác nhau nên tình trạng và thời gian ổn định cũng sẽ khác nhau hoàn toàn.
Bị Động Thai Có Nguy Hiểm Không
Bị động thai có nguy hiểm không: Thường thị hiện tượng động thai rất nguy hiểm và có thể đe dọa đến sự sống của thai nhi dẫn đến việc sảy thai ngoài ý muốn. Chính vì vậy, động thai cần được theo dõi và xử lý kịp thời để đảm bảo an toàn cho thai nhi và mẹ bầu. Mẹ bầu nên đi thăm khám sớm khi thấy có những dấu hiệu bất thường mà chúng tôi đã nhắc ở trên
Bị Động Thai Nên Ăn Gì Cho Tốt
Chế độ dinh dưỡng hợp lí sau khi động thai sẽ giúp cả mẹ và bé khỏe mạnh hơn. Sau khi bị động thai, các mẹ nên chú ý tẩm bổ bằng các món ăn dễ tiêu, ít dầu mỡ, đồng thời cần kết hợp tăng cường rau xanh và trái cây.
Một số món ăn các mẹ có thể tham khảo để an thai hiệu quả như:
Mía
Cách chế biến: 30g mầm mía, củ gai 30g, ích mẫu 20g, củ gấu 80g, sa nhân 2g. Tất cả các vị thái nhỏ, đem phơi khô sắc với 400ml nước, còn 100 ml uống trong ngày, các mẹ chia làm 2 lần uống. Theo Đông y, mía có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch, nhuận táo, tráng khí giúp các mẹ bầu giảm triệu chứng ốm nghén, phù nề,… Khi kết hợp với các vị thuốc trên sẽ giúp các mẹ an thai một cách hiệu quả.
► Tìm hiểu thêm cẩm nang mang thai với những kiến thức bổ ích cho mẹ bầu hiện nay
Cháo cá chép
Cháo cá chép không những bổ dưỡng nó còn có tác dụng giúp mẹ bầu an thai. Nguyên liệu: 1 con cá chép còn sống khoảng 0,5kg, 200g gạo tẻ, 1 nắm gạo nếp. Cá chép các mẹ đem mổ bụng sạch sẽ, rửa sạch phần mang cá vì mang cá khá tanh sau đó phi hành khô đã sắt nhuyễn rồi cho cá vào chiên sơ khoảng 5 phút.
Các mẹ cho nước vào luộc cá đến khi cá chín vớt cá ra cho gạo vào nấu nhừ gạo khoảng 30 phút. Các mẹ nhớ nêm nếm gia vị vào nồi cháo sao cho thật là vừa, đun thêm khoảng 5-10 phút tắt bếp và cho hành ngò vào là các mẹ đã có ngay nồi cháo cực hấp dẫn rồi.
Cháo gà gạo nếp
Nguyên liệu: Gà mái 1 con, gạo nếp vừa đủ. Chế biến: Gà làm sạch, thái miếng cho vào nồi đổ nước hầm kỹ rồi cho gạo nếp đã vo sạch vào nấu cháo. Các mẹ ăn thường xuyên có tác dụng an thai rất tốt
Cháo bí ngô có tác dụng an thai.
Nguyên liệu: 50g gạo ngon, bí ngô 30g, 20g đường amjch nha. Các mẹ cho bí ngô rửa sạch thái miếng đổ vào nồi nấu chung với 50g gạo ngon đã vo sạch cùng với đường mạch nha, đổ nước đun sôi nấu cháo loãng. Các mẹ nên ăn ngày ăn 1 bát lúc còn nóng sẽ có tác dụng rất tốt.
Nước lá sen
Cách chế biến:100g lá sen, đường đỏ 30g. Các mẹ đem lá sen rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi thêm 300ml nước đun sôi kỹ chắt lấy 200ml nước lá sen đặc, bỏ bã, cho đường đỏ vào đun sôi lại là được. Các mẹ nên chia làm 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 3 ngày. Bên cạnh các món ăn mặn thì nước lá sen cũng là 1 gợi ý phù hợp dành cho các mẹ bầu chưa biết bị động thai nên ăn gì.
Cháo bầu dục lợn
Bầu dục lợn có vị mặc, tính lạnh, có tác dụng bổ thận, ích khí, giảm đau, và ra mồ hôi trộm, đặc biệt rất tốt cho các mẹ bị động thai. Các mẹ dùng gạo tẻ xay thành bột, bầu dục lợn làm sạch ướp bột gia vị.
Sau đó các mẹ đun sôi trong 300ml nước rồi chắt lấy 250ml nước đỗ trọng, cho bầu dục vào đun nhỏ lửa. Khi bầu dục lợn chín cho bột gạo vào quấy đều, đun tiếp đến khi cháo chín là được. Các mẹ chia làm hai lần ăn trong ngày lúc đói, cần ăn liền 5 ngày.
Bị Động Thai Không Nên Ăn Gì
Dưới đây là những thực phẩm không nên ăn khi bị động thai:
- Hạn chế các loại thức ăn nhiều dầu mỡ vừa khó tiêu hóa vừa tăng nguy cơ bị táo bón.
- Không ăn các loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao có thể gây hại thai nhi, như cá mập, cá kiếm, cá thu loại lớn.
- Các mẹ không nên ăn các loại đồ ăn tươi sống như rau sống, gỏi cá, sashimi, thịt gia cầm, thịt gia súc chưa chín tới.
- Một số thực phẩm tuyệt đối các mẹ không nên sử dụng khi bị động thai như đồ có chất kích thích, uống rượu, bia, hút thuốc lá.
Bị Động Thai Nên Làm Gì
Bị động thai nên làm gì: Nếu các mẹ bị động thai thì nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức, Kiêng quan hệ tình dục, Không xoa bụng và vân vê đầu ti khiến tử cung co bóp dễ làm tăng khả năng sảy thai. Khi có dấu hiệu động thai như ra máu, đau bụng râm ran hoặc dữ dỗi thì nên đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị tuyệt đối không được tự ý mua thuốc để uống. Đặc biệt nên đi thăm khám định kỳ thai để theo dõi tốt nhất sức khỏe của thai nhi.
Bị Động Thai Có Ảnh Hưởng Đến Em Bé không
Động thai là hiện tượng tiềm ẩn cho thai nhi nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời có thể ảnh hưởng đến sự sống còn của em bé
Cách Chữa Bị Động Thai
Khi bị động thai các bạn đừng lo lắng hoảng sợ, như thế sẽ làm ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Bạn cần bình tĩnh liên hệ với bác sĩ hoặc tới phòng khám để được tư vấn cần làm gì khi bị động thai. Ngoài ra, các mẹ sẽ được kê một số thuốc chống co thắt tử cung, khâu vòng cổ tử cung…Dưới đây là một số lưu ý cho mẹ bầu khi bị động thai:
- Mẹ bầu nên nằm nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh, tránh di chuyển xa để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Bạn tuyệt đối không nên vận động quá sức cho tới khi thai nhi ổn định.
- Khi đau bụng không được xoa bụng nhưng thế sẽ làm co thắt tử cung đẩy thai nhi ra ngoài.
- Sử dụng bài thuốc thảo dược an thai – Viên trà củ gai An Thái Phương hỗ trợ điều trị tình trạng động thai, dọa sảy thai hiệu quả, lành tính, an toàn với tất cả mẹ bầu.
- Tuyệt đối quan hệ vợ chồng, không kiểm tra âm đạo thường xuyên, không đưa bất kỳ vật gì vào âm đạo để tránh việc kích thích cổ tử cung mở ra.
- Mẹ bầu cần tránh những việc này khi các biểu hiện dừng hẳn sau 1 tuần.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý sau khi động thai sẽ giúp cả mẹ và bé khỏe mạnh hơn. Sau khi bị động thai, các mẹ nên chú ý tẩm bổ bằng các món ăn dễ tiêu, ít dầu mỡ, đồng thời cần kết hợp tăng cường rau xanh và trái cây. Một số món ăn các mẹ có thể tham khảo để an thai hiệu quả như: Mía, Cháo cá chép, Cháo gà gạo nếp, cháo bí ngô, nước lá sen, cháo bầu dục lợn,…
Bị Động Thai Nên Nằm Như Thế Nào
Trong quá trình nằm an thai thì tư thế nằm khi bị động thai là điều mà các bạn cần chú ý. Để tránh áp lực nên thai nhi mẹ bầu cần nằm nghiêng sang trái.
Tư thế nghiêng bên trái và chân trái duỗi, chân phải gấp lại là tư thế tốt nhất cho cả quá trình mang thai. Tư thế này giúp tim hoạt động dễ dàng hơn bởi nó giúp cho sức nặng của thai nhi không đè lên các tĩnh mạch vận chuyển máu từ chân trở về tim, cũng như lưu thông máu dễ dàng đến dạ con, bào thai và thận. Giúp thai nhi thoải mái, phát triển ổn định.
Để thoải mái hơn mẹ bầu có thế kê gối dưới chân để gác lên. Ngoài ra, mẹ bầu nên đặt một chiếc gối giữa 2 chân khi ngủ để tạo khoảng cách giữa 2 chân, giúp làm giảm áp lực lên các khớp của xương chậu. Điều này giúp cho thai nhi “nghe lời” hơn.
Cách phòng tránh động thai hiệu quả cho mẹ bầu
Trong thai kỳ, nguy cơ bị động thai ở các mẹ bầu là luôn luôn hiện hữu và có thể sảy ra bất cứ khi nào, do vậy mẹ bầu cần tìm hiểu những biện pháp phòng tránh động thai hiệu quả dưới đây:
- Thường xuyên đi khám thai định kỳ theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa. Từ đó, theo dõi được sự phát triển của thai nhi và kịp thời có các biện pháp xử lý khi cần thiết.
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc và không thức quá khuya. Lựa chọn tư thế nằm nghỉ ngơi hợp lý, nên chọn tư thế nằm nghiêng bên trái như chúng tôi đã chia sẻ ở phía trên.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều các loại thực phẩm giàu chất đạm, chất sắt và chất xơ…Tránh xa những thực phẩm gây hại cho sự phát triển của thai nhi, các chất kích thích.
- Cần hạn chế quan hệ tình dục với chồng vào những tháng đầu hoặc tháng cuối của thai kỳ vì có thể gây ra sảy thai.
- Tránh lao động nặng, quá sức và thường xuyên luyện tập thể dục nhẹ nhàng để đảm bảo cho thai kỳ khỏe mạnh.
- Luôn luôn tạo cho mình tinh thần thoải mái, tránh bị stress, căng thẳng lo âu quá mức.
Nhìn chung, trong bất cứ thời điểm nào của thai kỳ, việc bị chảy máu âm đạo hoặc bất kỳ thay đổi bất thường nào cũng cần được chú ý. Mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay để được thăm khám kỹ, chẩn đoán chính xác bạn có đang bị động thai hay không nhằm xác định tình trạng của mình để an toàn cho thai nhi.
GỌI HOTLINE: 033.249.6789 ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN
Xin chào bác sĩ, bác sĩ cho em hỏi : Hiện em đang mang thai được 9 tuần và 2 ngày gần đây em có thấy vết hồng trên quần lót. Em lo lắng lắm. Liệu có phải em bị động thai không ạ?
Chào bạn.
Với tình trạng của bạn có thể bạn bị động thai nhẹ. Để chắc chắn bạn nên đến cơ sở y tế khám và được điều trị kịp thời. Bên cạnh đó bạn cũng cầnnghỉ ngơi và tránh các tác động mạnh từ bên ngoài ảnh hưởng đến thai nhi.
Chào bác sĩ.e mang thai được hơn 5 tuần.khi quan hệ e thấy đau ở âm đạo.sau đó thì ra ít máu tươi nhưng k đau bụng.về nhà hôm sau e đi vs thì thấy ra ít dịch nâu nhưng cũng k bị đau bụng.vậy bé có sao không ạ
E mang thai duoc 5 tuan ma di dong thai bac si co cho thuoc dat co on k bac si
Chào bác sĩ!
Hiện tại em đang mang thai ở tuần thứ 18. Em có đi siêu âm thì thấy bs nói đầu em bé đang nằm sát cửa cổ tử cung kèm theo dây nhau đang nằm sát đáy. E lo lắng quá k biết phải làm thế nào mong bs cho e lời khuyên ạ
E mang thai 7,8 tuần.thỉnh thoảng ra vệt hơi nâu.có sao ko ạ