Cách tính ngày dự kiến sinh là điều được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Không cần nhờ đến chuyên gia hay bác sĩ, ngay cả các mẹ bầu cũng đều có thể tính được ngày sinh của mình nhờ những cách được tổng hợp ở bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Ngày dự sinh là gì?
Ngày dự sinh hoặc được viết tắt là EDD (estimated date of delivery), là ngày dự kiến khi các mẹ bắt đầu chuyển dạ. Vì ngày dự sinh chỉ là ước tính, các mẹ có thể bắt đầu chuyển dạ giữa hai tuần trước hoặc sau ngày dự sinh của các mẹ.
Cách tính ngày dự kiến sinh chuẩn nhất các mẹ đã biết chưa?
Trên thực tế, chỉ có 1 trong 20 phụ nữ sinh đúng vào ngày dự sinh, điều đó có nghĩa là chỉ có 5% trẻ sơ sinh trên toàn thế giới được sinh vào đúng ngày dự kiến sinh
Những cách tính ngày dự kiến sinh chuẩn nhất
Tính ngày sinh dựa vào chu kỳ kinh nguyệt
Muốn tính ngày sinh chuẩn xác, các mẹ có thể bắt đầu đếm từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối. Bằng cách:
Lấy ngày đầu chu kỳ kinh cuối cộng thêm 7 ngày rồi cộng tiếp 9 tháng, như vậy sẽ tính được ngày dự kiến sinh. Ví dụ: ngày đầu kỳ kinh cuối là 20/03/2020, ngày dự sinh sẽ là 20+7+9. Như thế ngày dự sinh là: 27/12/2020.
Tuy nhiên cách tính này chỉ có thể áp dụng được với những mẹ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn và nhớ rõ ngày kinh cuối của mình. Chính vì vậy, phương pháp này không phù hợp với những ai bị rối loạn kinh nguyệt, kỳ kinh không đều.
Cách tính ngày dự kiến sinh dựa trên ngày quan hệ và ngày rụng trứng
Cách tính này hầu hết có hiệu quả cho những chị em có chu kỳ kinh nguyệt ổn định và nhớ chính xác ngày mình đã quan hệ tình dục. Thông thường, trứng chỉ sống được trong vòng 24h, tức là ở thời điểm trứng rụng và quan hệ tình dục chị em sẽ có khả năng cao là thụ thai. Sau đó, thai nhi sẽ sống trong vòng 266 ngày, tương đương với 38 tuần.
Tuy nhiên, cách tính này khá khó bởi có rất ít mẹ nhớ được ngày quan hệ tình dục và có chu kỳ kinh nguyệt ổn định. Hơn nữa, với những mẹ không tính được ngày rụng trứng hoặc có chu kỳ kinh không ổn định thì cần nhờ vào siêu âm hoặc cách tính khác.
Cách tính ngày dự kiến sinh theo siêu âm
Nếu các mẹ không thể nhớ được ngày đầu kỳ kinh cuối là ngày nào, chị em có thể thông qua hình ảnh siêu âm để biết tuổi thai. Đây là cách tính tuổi thai nhi rất phổ biến và được các bác sĩ tin dùng.
Khoảng 20 – 30 ngày, máy siêu âm có thể tìm thấy bào thai trong tử cung của chị em. Sau 7 đến 8 tuần thai, tim thai sẽ bắt đầu đập và có thể đo được chiều dài đầu-mông. Khi thai nhi được 20 – 30 tuần, việc đo đường kính lưỡng đỉnh sẽ giúp xác định tuổi thai nhi chính xác hơn.
Muốn chính xác nhất, các mẹ nên đo khi thai nhi được 20-24 tuần tuổi và xác nhận lại khi thai nhi được 26-30 tuần tuổi. Độ chính xác của việc dự đoán ngày sinh sẽ giảm đi nếu các mẹ bầu để đến tuần thứ 30.
Cách tính ngày dự kiến sinh chuẩn nhất các mẹ đã biết chưa?
Tính ngày dự sinh dựa theo sự phát triển của thai nhi
Đây là cách tính tuổi thai và ngày kiến dự sinh dựa trên kết quả của sự phát triển của thai nhi. Theo các tính này, các bác sĩ chuyên khoa sẽ căn cứ vào sự phát triển của thai nhi và đưa ra dự đoán về ngày dự kiến sinh.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia: cách tính tuổi thai nhi và ngày dự sinh sẽ liên tục có sự thay đổi. Vì không phải thai nhi nào cũng phát triển theo đúng chuẩn mực.. Có những bé phát triển mạnh thì ngày dự sinh thường được dự đoán sớm hơn và ngược lại.
Những dấu hiệu nhận biết các mẹ sắp chuyển dạ
Đi tiểu liên tục
Ở tháng cuối, bé đã quay đầu và di chuyển xuống vùng tiểu khung xương chậu, chèn ép vào bàng quang của mẹ. Các mẹ sẽ cảm thấy vùng bụng dưới nặng nề kèm theo đó mẹ bầu sẽ buồn tiểu liên tục, bị són tiểu, són phân.
Hiện tượng này chỉ xảy ra với những bé đã xoay đầu xuống tử cung, còn những bé chưa xoay hoặc không xoay đầu thì sẽ không có hiện tượng này.
Đây là dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần các mẹ nên lưu ý và chuẩn bị kế hoạch đi sinh.
Vỡ nước ối
Nhiều mẹ nhầm tưởng rằng một khi vỡ ối là bé sẽ chào đời liền ngay sau đó. Tuy nhiên, đây chỉ là viễn cảnh trên phim thôi các mẹ ơi. Thực tế, chỉ có một số ít mẹ bầu sinh ngay khi vỡ ối. Phần đông các mẹ bầu phải mất tới vài giờ mới thực sự lâm bồn.
Dịch nhầy cổ tử cung thay đổi
Vào khoảng tuần 37 – 40 trong thai kỳ, các mẹ sẽ thấy âm đạo tiết ra nhiều dịch hơn, nhớt hơn. Đây là hiện tượng mất nút nhầy cổ tử cung khi nút nhầy có tác dụng bịt kín cổ tử cung để ngăn ngừa viêm nhiễm đã bong ra nhằm “dọn đường” cho bé yêu của các mẹ chào đời.
Dịch nhầy có thể có màu trong suốt, sậm màu, màu hồng hoặc có một ít máu. Đây là dấu hiệu cho thấy trong một vài ngày tới, bé yêu của mẹ sẽ chào đời. Song có không ít phải chờ mẹ bầu đến 1 đến 2 tuần sau đó mới thực sự chuyển dạ.
Trên đây là một số cách tính ngày dự kiến sinh chuẩn nhất. Hi vọng bài viết này đã giúp các chị em có thêm những kiến thức cần thiết giúp cho quá trình chăm sóc và bảo vệ thai nhi tốt nhất từ lúc hình thành cho đến khi chào đời