Có bầu chụp x quang có sao không

Bác Sĩ Chương 4:13 chiều 5 Tháng Năm, 2020

Mang thai là quãng thời gian mà phải chăm sóc tốt bản thân và cẩn trọng hơn trong mọi việc để đảm bảo sức khỏe cho em bé trong bụng. Việc chụp X-quang và các bức xạ trong y tế là vấn đề khiến nhiều bà bầu quan tâm không biết có ảnh hưởng đến bé yêu. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc có bầu chụp x quang có sao không.

Có bầu chụp x quang có sao không

Sử dụng X-quang để chẩn đoán bệnh trong y học không làm tăng số lượng bé sinh ra bị dị tật. Thậm chí nếu các mẹ không chụp chiếu gì, vẫn có khoảng 4-6% trẻ sinh ra có bị các dạng dị tật khác nhau. Dị tật thường gặp nhất là các nốt thịt thừa trên da hoặc thừa một ngón tay hoặc chân. Tia X có thể đi kèm với nguy cơ ung thư, bệnh bạch cầu cấp và một số dị tật bẩm sinh khác cho thai nhi, tuy nhiên nguy cơ này rất nhỏ.

Có bầu chụp x quang có sao không

Theo  Ủy ban kiểm soát về vấn đề hạt nhân của Mỹ, thai nhi có nguy cơ phát triển bệnh ung thư về sau khi bị nhiễm liều bức xạ  từ 2 đến 6 rads. Thai có nguy cơ dị tật bẩm sinh khi nhiễm liều bức xạ vượt quá 5 rads.  Trong y khoa khi dùng tia X để chẩn đóan, liều bức xạ được dùng rất thấp, thấp hơn nhiều so với liều gây hại kể trên. Tuy nhiên, trong thai kỳ, tốt nhất các mẹ nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc với tia X. 

Ảnh hưởng của tia X lên thai nhi

Cơ chế tác động của tia X lên thai nhi

Sự ảnh hưởng của tia X đối với sức khỏe của con người liên quan tới liều tia, thời gian tiếp xúc, số lần nhận tia X…. 

Phương pháp chụp X quang có liều thấp hơn so với bức xạ được dùng để điều trị. Vì thế, mức độ nguy hại khi tiếp xúc với tia X cũng sẽ khác nhau.

Khi thực hiện kỹ thuật chụp X quang vào các cơ quan như tim, phổi thì tia X không chiếu vào vùngbào thai. Một số tia thứ cấp có thể chạm tới nhưng sẽ với liều rất nhỏ nên không thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh thai nhi.

Theo các nghiên cứu cho thấy, nếu thai nhi nhiễm liều bức xạ từ 2 đến 6 rad sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư về sau, với liều bức xạ từ 5 đến 6 rad thai nhi có thể có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh.

Tia X trong chẩn đoán hầu như không làm gia tăng tỷ lệ dị tật bẩm sinh thai nhi tuy nhiên các mẹ cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với tia X trong thời kỳ mang thai. Khi các mẹ có chỉ định chụp X quang cần thông báo cho bác sĩ về thai kỳ của mình.

Mức độ ảnh hưởng của tia X đối với thai nhi

Với cùng 1 liều bức xạ, tùy thuộc vào giai đoạn tuổi thai mà mức độ nguy hại của tia X gây ra đối với thai nhi cũng sẽ có sự khác nhau:

  • Chụp X-quang khi mẹ mang thai 1 tuần: chưa có nghiên cứu rõ ràng về ảnh hưởng của tia X đến giai đoạn này.
  • Chụp X-quang khi thai 2 tuần – 7 tuần: có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nếu liều bức xạ cao.
  • Chụp X-quang khi mẹ mang thai 8 -40 tuần: có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nếu liều bức xạ cao.

Giai đoạn thai kỳ của mẹ và tia X

  • Hai tuần đầu thai kỳ: nguy cơ sẩy thai khi liều tia xạ trên 5 rad
  • Tuần thứ 3 đến tuần thứ 8 thai kì: nguy cơ ảnh hưởng thai khi liều tia xạ trên 20 – 30 rad
  • Sau tuần thứ 20: thai nhi phát triển khá hoàn chỉnh và nguy cơ sẩy thai không tăng khi các mẹchụp X quang. Việc nàythường ít xảy ra vì cũng không nhiều người mang thai đến 20 tuần mà chưa biết mình có thai. Việc chụp X quang giai đoạn này nhằm chẩn đoán và thường bác sĩ chỉ định đã cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Có bầu chụp x quang có sao không

Cần nhớ là khi sử dụng tia xạ, ngoài việc góp phần tìm kiếm xem các mẹ bị bệnh gì thì bác sĩ còn sử dụng tia xạ để trị bệnh (gọi là điều trị). Rất nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng, nguy cơ…bác sĩ mới xác định được liều cần thiết. Vì vậy, những thông tin này là điều quan trọng đây:- Không có kỹ thuật chụp X quang nào gây hại cho thai nhi với một lần chụp.

Làm gì để giảm thiểu nguy cơ nhiễm tia X

  • Nói cho bác sĩ của me rằng mẹ đang có thai, hay thậm chí “có thể mẹ có thai” khi được chỉ định chụp X quang. 
  • Để ý xem những dấu hiệu có thể các mẹ đang mang thai khi chuẩn bị đi khám sức khoẻ, ví dụ như nôn, buồn nôn, mệt mỏi, căng ngực. Có thể đó là triệu chứng của bệnh nào đó, nhưng hãy nói với bác sĩ để bác sĩ có cách xác định mẹ có thai hay không.
  • Nếu đang có thai và được đề nghị giữ ôm bé khi bé cần chụp X quang, các mẹ nên chủ động đề nghị người thay thế khi có thể. Nếu bé chỉ muốn mẹ bên cạnh, mẹ hãy mạnh dạn xin áo chì che chắn vùng bụng cẩn thận để không bị nhiễm tia.

Hy vọng qua bài viết này các mẹ đã biết có bầu chụp x quang có sao không. Chúc mẹ thai kì an toàn khỏe mạnh.

  • Từ khóa tìm kiếm:
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments