Hiện tượng ra máu nâu khi mang thai khiến nhiều chị em hốt hoảng, lo sợ vấn đề xấu có thể ảnh hưởng đến con mình. Vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng này, mức độ nguy hiểm như thế nào, hãy cùng tìm hiểu nhé.
- Ra máu đỏ tươi khi mang thai ở mẹ bầu và những lưu ý cần biết
- Ra máu hồng khi mang thai có phải dấu hiệu động thai?
Nội dung bài viết
Nguyên nhân bà bầu bị ra máu nâu khi mang thai
Máu báo thai
Sau khi trứng được thụ tinh, nó sẽ di chuyển đến thành tử cung và làm tổ tại đây. Quá trình này có thể gây ra hiện tượng tiết dịch có màu nâu hoặc hồng nhạt, hiện tượng này được gọi là máu báo thai.
Máu báo thai
Máu báo thai có thể xuất hiện từ 6 ngày sau khi rụng trứng cho đến vài tuần đầu của thai kỳ. Đôi khi máu báo thai cũng sẽ có màu hồng nhạt và xuất hiện vài ngày trước kỳ kinh nguyệt của các mẹ. Điều này có thể khiến các mẹ gặp khó khăn nếu muốn phân biệt triệu chứng tiền kinh nguyệt và dấu hiệu mang thai.
Ra mâu nâu khi mang thai do quan hệ tình dục
Khi mang thai cơ thể các mẹ sẽ có nhiều thay đổi, ngoài nội tiết tố thay đổi thì cổ tử cung sẽ trở nên mỏng manh và nhạy cảm hơn. Vì vậy, việc các mẹ quan hệ tình dục hoặc thực hiện bất kỳ hoạt động mạnh nào khác trong thời điểm này cũng có thể dẫn đến kích ứng, gây ra tình trạng đau nhẹ đi kèm ra máu màu nâu nhạt
Do nhiễm trùng
Khi mang thai, nếu vùng âm đạo hoặc cổ tử cung của các mẹ bị viêm nhiễm có thể gây ra hiện tượng ra máu nâu khi mang thai hoặc xuất huyết âm đạo. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể do các mẹ đã mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
Dọa sảy thai
Các mẹ có thể bị đau bụng dưới âm ỉ, ra máu nâu nhưng cổ tử cung không mở, các thành phần của thai vẫn trong buồng tử cung. Nếu được phát hiện sớm động thai bác sĩ sẽ can thiệp y khoa và yêu cầu các mẹ nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Ngược lại nếu các mẹ thấy đau bụng nhiều, chảy máu liên tục thì có thể khối thai đã đi qua ống cổ tử cung gây sảy thai.
Mang thai ngoài tử cung
Ra máu nâu khi mang thai cũng là một dấu hiệu cảnh báo các mẹ đang mang thai ngoài tử cung hoặc nguy cơ sắp sảy thai. Thai ngoài tử cung rất nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của mẹ nếu không được phát hiện sớm, những triệu chứng thường gặp của thai ngoài tử cung các mẹ bầu cần lưu ý là: chảy máu âm đạo ở những tuần đầu thai kỳ, chuột rút dữ dội, đau nhói ở bụng, xét nghiệm nồng độ hormone thai kỳ hCG thấp. Ngay khi có kết quả dương tính với que thử thai các mẹ nên đi siêu âm kiểm tra vị trí khối thai để sớm phát hiện sớm thai ngoài tử cung để có biện pháp xử ký kịp thời, hiệu quả, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ.
Chuyển dạ
Ra máu cũng là một trong số biểu hiện cho thấy các mẹ sắp sinh, nhưng nó chỉ xuất hiện ở những tuần cuối thai kỳ. Tuy nhiên, nhiều mẹ mang thai tháng thứ 7 cũng có thể ra máu nâu là cảnh báo sinh non.
Mẹ bị ra máu nâu khi mang thai có nguy hiểm không?
Trường hợp ra dịch màu nâu ít, dính ở quần lót chỉ 1 – 2 hôm, âm đạo cũng không có biểu hiện bất thường thì các mẹ chưa cần đi khám ngay, cần chú ý theo dõi tiếp trong 2 – 3 ngày tới. Và khi đi khám cho thấy sự phát triển của thai nhi vẫn tốt thì các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm vì đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường xảy ra khi các mẹ mang thai thôi.
Còn trường hợp ra dịch màu nâu khi mang thai mà có kèm theo đau bụng, đau đầu, mệt mỏi, rát buốt khi đi tiểu xuất huyết nhiều.. thì nguy cơ cao các mẹ đang gặp phải các biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ. Lúc này, các mẹ cần nhập viện càng sớm càng tốt để bác sĩ khám và kiểm tra tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục trước khi quá muộn.
Ra máu nâu khi mang thai
Phòng tránh việc ra máu nâu khi mang thai như thế nào
Để phòng tránh các nguy cơ ảnh hưởng đến sự sống của con yêu, cũng như đảm bảo sức khỏe cho bạn thân, các mẹ nên thực hiện đúng và đầy đủ theo các lời khuyên sau của các chuyên gia:
- Các mẹ nên tiêm phòng đầy đủ, khám phụ khoa trước và trong quá trình mang thai.
- Nên bổ sung các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, chứa nhiều chất sắt, axit folic, canxi, cùng một chế độ dinh dưỡng hợp lý.
- Các mẹ không nên sử dụng các chất kích thích, hạn chế thức ăn nhanh…
- Nên xây dựngmột chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi lành mạnh, tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, giữ tâm lý thoải mái, thư giãn.
- Không được ngồi xổm, mang vác vật nặng…
- Đi khám định kỳ, siêu âm kiểm tra tim thai.
- Xét nghiệm nước tiểu và máu thường xuyên để kiểm tra phát hiện những bất thường của nồng độ hormone.
Trên đây là những nguyên nhân phổ biến nhất khiến các mẹ gặp phải hiện tượng ra máu nâu khi mang thai. Hy vọng bài viết này đã giải đáp được thắc mắc cho các mẹ.
► Tìm hiểu thêm: Các kiến thức mang thai bổ ích cho bà bầu tại: anthaiphuong.com