Sau sinh bao lâu thì có kinh nguyệt?

Bác Sĩ Chương 3:43 chiều 18 Tháng Năm, 2021

Sau sinh, một trong những vấn đề được hầu hết các chị em quan tâm là khi nào kinh nguyệt có trở lại. Bên cạnh đó kinh nguyệt sau sinh có thay đổi như thế nào? Các chị em hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.

Sau sinh bao lâu thì có kinh nguyệt?

Ngoài việc chăm sóc con thì rất nhiều chị em quan tâm tới vấn đề sau khi sinh khoảng bao lâu thì sẽ có kinh trở lại. Bởi nó không chỉ ảnh hưởng tới kế hoạch sinh sản mà còn liên quan tới cả đời sống vợ chồng.

Sau sinh bao lâu thì có kinh nguyệt? 1
Tính số ngày sau sinh có kinh nguyệt

Các chuyên gia cho biết, sự trở lại của kinh nguyệt sau khi sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Ví dụ như thời gian cho con bú, sức khỏe, lượng hormone và chế độ dinh dưỡng của chị em. Do đó sẽ không thể xác định rõ sau sinh bao lâu sẽ có kinh nguyệt trở lại. Có chị em kinh nguyệt trở lại sớm nhưng cũng có nhiều chị em kinh nguyệt sẽ trở lại muộn.

Dù là sinh mổ hay sinh thường thì sau sinh bao lâu kinh nguyệt sẽ có trở lại cũng sẽ phụ thuộc vào những yếu tố trên. Trường hợp chị em không nuôi con bằng sữa mẹ thì thường kỳ kinh sẽ quay trở lại sớm. Dao động trong khoảng từ 6 – 8 tuần sau khi sinh.

Còn đối với các chị em cho con bú sữa mẹ hoàn toàn, kinh nguyệt sẽ xuất hiện muộn hơn, có thể là 6 tháng sau khi hết sản dịch. Thậm chí có một số chị em không có kinh nguyệt trong suốt thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. Nhiều nghiên cứu cho thấy nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn, cơ thể người mẹ sản xuất nhiều prolactin (hormone kích thích sản xuất sữa mẹ) nó tác động tới quá trình rụng trứng, khiến trứng không rụng và gây nên hiện tượng không có kinh nguyệt.

Kinh nguyệt sau sinh như thế nào là bình thường

Thời gian kinh nguyệt của chị em sẽ trở lại sau khi sinh thất thường và rất khác nhau. Tuy nhiên, có một đặc điểm của kỳ kinh nguyệt có lại đầu tiên sau sinh sẽ giống nhau. Dưới đây là một số thay đổi dễ nhận thấy nhất trong chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau khi sinh.

Sau khi sinh, nhiều chị em hay gặp phải đó là chảy máu. Đây chỉ là sản dịch rất bình thường và sẽ dần biến mất. Đối với nhiều chị em, đây có thể là sự bắt đầu trở lại của nguyệt san. Giai đoạn này sẽ xảy ra ngay sau khi sinh và khi chị em vẫn còn đang ở bệnh viện.

Máu kinh của chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên thường có màu đỏ đậm và lượng máu chảy ra nhiều hơn so với bình thường. Chị em nên nhớ thay băng vệ sinh mỗi 4 giờ. Nếu ra máu nhiều thì cần phải thay băng vệ sinh thường xuyên hơn. Nếu chị em thấy không an tâm, hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra.

Hầu hết chu kỳ kinh nguyệt lần đầu tiên của chị em sau khi sinh sẽ kéo dài khoảng một tuần hoặc hơn. Tuy nhiên, nếu có kinh lâu hơn, cũng đừng quá lo lắng. Khi không an tâm hoặc cảm thấy khó chịu, chị em hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra.

Dấu hiệu nhận biết kinh nguyệt sau sinh là bất thường

Vòng tuần hoàn của chu kỳ kinh nguyệt bất thường: Thời gian một chu kỳ kinh nguyệt thông thường là 3-7 ngày. Vì vậy nếu sau sinh chị em ra máu kéo dài hơn 10 ngày hoặc ít hơn 3 ngày thì rất có thể chị em đang gặp rối loạn chu kỳ kinh nguyệt sau sinh.

  • Có nhiều cục máu đông lớn: máu kinh vón cục hoặc có màu đen cũng có thể là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt.
  • Xuất hiện máu âm đạo lốm đốm giữa các chu kỳ
  • Kinh nguyệt trở lại nhưng biến mất trong khoảng thời gian dài
  • Vùng kín có mùi hôi, ngứa ngáy khó chịu
  • Chảy máu vùng kín, đau bụng dữ dội

Có thể mang thai trước khi có kinh nguyệt trở lại không?

Nhiều chị em cho rằng không có kinh nghĩa là không có nguy cơ mang thai. Tuy nhiên, rụng trứng lại xảy ra trước kỳ kinh nguyệt và khi chị em rụng trứng đồng nghĩa với việc sẽ có khả năng sinh sản. Do đó, chị em có thể mang thai ngay cả khi chưa có kinh nguyệt trở lại.

Sau sinh bao lâu thì có kinh nguyệt? 2
Có thể mang thai trước khi có kinh nguyệt trở lại không?

Không ít chị em tin tưởng việc cho con bú là hình thức tránh thai an toàn. Nhưng có những chị em vẫn thường mang thai khi có con trên 6 tháng đối với người đang ăn thức ăn đặc hoặc cho con bú kết hợp với sữa công thức. Vì vậy, lượng hormone cho con bú không đủ cao giúp chị em ngăn chặn sự rụng trứng.

Do đó, để bảo vệ an toàn các chị em cần luôn sử dụng phương pháp ngừa thai khác cùng với việc con bú. Ngoài ra, nên nói chuyện với bác sĩ để bác sĩ đưa ra lời khuyên tốt nhất khi chăm sóc sức khỏe của chị em sau sinh và con nhỏ.

  • Từ khóa tìm kiếm:
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments