Có thai siêu âm đầu dò có hại không?

Bác Sĩ Chương 10:59 sáng 7 Tháng Bảy, 2020

Siêu âm đầu dò là bước kiểm tra sức khỏe vô cùng cần thiết của chị em phụ nữ đặc biệt là các chị em đang mang thai. Vậy siêu âm đầu dò có hại không, siêu âm đầu dò có đau không?

Siêu âm đầu dò là gì?

Siêu âm đầu dò là loại siêu âm vùng chậu được bác sĩ chuyên khoa chỉ định để thăm khám, chẩn đoán phát hiện các bệnh lý ở tử cung, cổ tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứngvà âm đạo của chị em.

Phương pháp này áp dụng kỹ thuật sử dụng sóng âm tần cao tiếp xúc qua ngõ âm đạo của chị em để hiển thị hình ảnh chuyên sâu, có độ chính xác cao. Bác sĩ sẽ thao tác chèn một đầu dò siêu âm khoảng 2 đến 3 inch vào ống âm đạo của các mẹ. Qua đó, tình trạng sức khỏe của các cơ quan bên trong sẽ được xác định, chuẩn đoán kịp thời bệnh lý của các mẹ nếu có.

Có thai siêu âm đầu dò có hại không?

Với phụ nữ mang thai giai đoạn đầu, siêu âm bằng đầu dò sẽ giúp bác sĩ xác định vị trí chính xác của thai nhi nhằm phát hiện những trường hợp thai ngoài tử cung. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa những biến chứng có thai ngoài tử cung vỡ ra như nhiễm trùng ổ bụng, vỡ ống dẫn trứng,.. làm ảnh hưởng đến tính mạng các mẹ. 

Khi nào thì nên siêu đầu dò?

Việc khám sức khỏe định kỳ là việc làm vô cùng cần thiết với các chij em phụ nữ. Đặc biệt việc siêu âm đầu dò càng quan trọng hơn khi chị em có những dấu hiệu bất thường sau:

  • Vùng khung chậu của chị em bị đau
  • Kiểm tra buồng trứng, u xơ tử cung
  • Kiểm tra vị trí chị em đặt vòng tránh thai
  • Kiểm tra sức khỏe vùng khung chậu của chị em
  • Khi chị em bị loạn kinh nguyệt
  • Xác định chính xác vị trí của thai nhi 

Với bà bầu, siêu âm nhằm mục đích theo dõi nhịp tim thai, chẩn đoán sảy thai, xác định nguyên nhân gây chảy máu bất thường hoặc phát hiện thay đổi bất thường ở cổ tử cung.

Lưu ý: Khi mang thai việc kiểm tra đầu dò còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của thai nhi và được chỉ định của bác sĩ.

Có thai siêu âm đầu dò có hại không?

Việc đưa một thiết bị y tế vào âm đạo như vậy nên nhiều mẹ bầu mang lại lần đầu sẽ lo lắng rằng siêu âm đầu dò có hại không, có ảnh hưởng đến thai nhi không? Tuy nhiên các mẹ có thể yên tâm khi thực hiện siêu âm đầu dò, thiết bị siêu âm sẽ chỉ di chuyển xung quanh vùng âm đạo chứ không hề chạm vào cổ tử cung, tử cung, do đó sẽ không gây bất kỳ tổn thương nào cho cổ tử cung – tử cung. Chính vì vậy các mẹ yên tâm rằng siêu âm đầu dò sẽ không ảnh hưởng gì đến thai nhi.

Có thai siêu âm đầu dò có hại không?

Tuy nhiên, khi đầu dò được đưa vào âm đạo, một số mẹ bầu sẽ cảm thấy khó chịu. Cảm giác này thường không lâu và sẽ biến mất sau khi quá trình siêu âm kết thúc. Tuy nhiên, các mẹ cũng nên lựa chọn các cơ sở Y tế uy tín có bác sĩ giỏi, giàu chuyên môn để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất.

Những lưu ý khi các mẹ đi siêu âm đầu dò

Khi đi siêu âm đầu dò các mẹ cần lưu ý những điểm sau: 

  • Các mẹ nên hạn chế uống nước và đi tiểu hết trước khi thực hiện siêu âm để bàng quang rỗng, giúp siêu âm thuận lợi hơn, kết quả thu được chính xác hơn.
  • Thông thường khi siêu âm đầu dò các mẹ cần đi tiểu để thuận lợi khi siêu âm buồng trứng, vòi trứng và ống dẫn trứng.
  • Khoảng thời gian siêu âm đầu dò tốt nhất là sau giai đoạn kinh nguyệt của chị em từ 3 cho tới 5 ngày.
  • Các mẹ mặc quần áo thoải mái, rộng rãi để dễ dàng thực hiện
  • Giữ cho tinh thần thoải mái, cơ thể thả lỏng, không gồng, căng cứng để quá trình thực hiện siêu âm đầu dò diễn ra thuận lợi hơn không gây khó chịu.
  • Siêu âm đầu dò vẫn chưa và thường không gây ra bất kỳ tổn thương nào tới tử cung cũng như thai nhi  nên mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm với phương pháp hữu hiệu này.
  • Siêu âm đầu dò có hạn chế là không quan sát được phía trên cao của ổ bụng nên để kết quả siêu âm được chính xác nhất và để các mẹ yên tâm nhất. 

Hy vọng qua bài viết này các mẹ đã biết siêu âm đầu dò có hại không, trước khi siêu âm cần lưu ý gì. Chúc các mẹ nhiều sức khỏe.

  • Từ khóa tìm kiếm:
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments