Thai lưu là gì – các mẹ đã biết chưa?

Bác Sĩ Chương 10:57 sáng 16 Tháng Bảy, 2020

Tìm hiểu những dấu hiệu thai chết lưu là hết sức cần thiết để kịp thời cứu tính mạng cho người mẹ. Trước khi tìm hiểu những dấu hiệu thai chết lưu các mẹ hãy cùng tìm hiểu thai lưu là gì, nguyên nhân và cách phòng tránh thai lưu ở bài viết dưới đây.

Thai lưu là gì?

Thai lưu là tình trạng thai nhi chết trong bụng mẹ trước hoặc trong khi sinh. Thông thường, thai chết lưu sẽ tồn tại trong buồng tử cung trên 48 giờ, sau đó mới xổ ra ngoài. Thai chết lưu dễ nhầm với hiện tượng sảy thai do đều là tình trạng thai chết trong bụng mẹ. Tuy nhiên, chúng có cách phân biệt dựa vào độ tuổi của thai.

Thai lưu là gì – các mẹ đã biết chưa?

Nếu thai chết sau tuần thứ 20 của thai kỳ thì được gọi là thai chết lưu. Còn thai chết trước tuần thứ 20 của thai kỳ thì sẽ gọi là sảy thai. Hầu hết chị em nếu đã từng bị lưu thai một lần thì ở lần mang thai tiếp theo, thai nhi sẽ khỏe mạnh hơn.

Biến chứng nguy hiểm nhất đối với các ca thai nhi chết lưu là lúc này màng ối rách, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào buồng ối và dạ con, gây nhiễm khuẩn trầm trọng, có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của người mẹ. Bên cạnh đó, nếu thai nhi chết và lưu lại quá lâu trong dạ con (trên 3 tuần) có thể gây ra tình trạng rối loạn đông máu, gây băng huyết nặng ở sản phụ sau sảy thai hoặc sinh nở. Đồng thời, tình trạng này còn có thể ảnh hưởng tới tâm lý của người mẹ, đặc biệt là những mẹ hiếm muộn.

Nguyên nhân thai lưu là gì?

Các nguyên nhân gây thai lưu thường gặp bao gồm

  • Rối loạn nhiễm sắc thể: Là nguyên nhân chủ yếu của thai dưới 3 tháng bị chết lưu. Rối loạn nhiễm sắc thể có thể là do di truyền từ bố, mẹ; có thể là do đột biến trong quá trình tạo noãn, tạo tinh trùng, thụ tinh và phát triển của phôi thai.
  • Thai nhi chậm phát triển hoặc có dị tật bẩm sinh.
  • Các mẹ bị nhau bong non
  • Nhiễm trùng: Mẹ bầu bị các bệnh nhiễm ký sinh trùng như sốt rét ( trong sốt rét ác tính, thai nhi bị chết lưu gần như 100% ), nhiễm vi khuẩn ( như giang mai ), nhiễm virus (viêm gan, quai bị, cúm, sởi…). Mức độ nghiêm trọng cao khi các mẹ bị mắc bệnh trên trước tuần 28 thai kỳ.
  • Bất thường về dây rốn: có nút thắt ở dây rốn, dây rốn ngắn hoặc dây rốn không được gắn vào nhau thai đúng cách khiến thai nhi bị thiếu oxy gay ra tình trạng thai chết lưu

Những ai có nguy cơ bị thai lưu?

Mẹ bầu nào cũng có nguy cơ bị thai lưu trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu các mẹ là một trong những đối tượng dưới đây thì nguy cơ sẽ cao hơn.

  • Mang thai quá sớm, dưới 15 tuổi hoặc quá muộn, trên 35 tuổi
  • Cac mẹ mang song thai hoặc đa thai
  • Các mẹ bầu thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá trong khi mang thai
  • Những mẹ bị béo phì
  • Các mẹ đã có sẵn các bệnh nền trước khi mang bầu như bệnh động kinh, cao huyết áp, tiểu đường….

Các dấu hiệu thai chết lưu

Đau bụng và chảy máu âm đạo

Đau bụng dữ dội có thể là dấu hiệu của việc thai chết lưu. Các me thấy có hiện tượng chảy máu nhiều ở âm đạo liên tục (tầm trên 2 tiếng đồng hồ) hoặc chảy máu đông cục lúc này các mẹ cần tìm cách tới bệnh viện sớm nhất có thể.

Không phát hiện được nhịp tim

Tim thai nhi được nhận biết rõ ràng ngay từ tuần thứ 7-9 thai kỳ, thông thường từ 1200-1600/ phút. Trong các lần khám thai định kỳ, các mẹ bầu đều được các bác sĩ đo tim thai để xác định tình trạng sức khỏe và phát triển của thai nhi. Nếu sau thời điểm 7-9 tuần, tim thai không được nhận biết thì rất có thể thai đã chết lưu.

Không nhận thấy dấu hiệu mang thai

Khi mang thai các mẹ bầu sẽ thường thấy được những dấu hiệu như nghén, đi tiểu nhiều lần, cảm giác mệt mỏi, tức ngực. Nhưng nếu các mẹ thấy các hiện tượng này không còn thấy nữa kèm theo việc ra máu đen ở âm đạo thì nguy cơ thai lưu rất cao.

Thai nhi chuyển động yếu ớt hoặc giảm các chuyển động

Thai bắt đầu đạp và có các cử động rất rõ từ khoảng tuần 18-20 của thai kỳ. Khi bé có các cử động mạnh và liên tục, các mẹ có thể an tâm về sự phát triển bình thường của bé trong bụng mẹ. Ngoài ra, việc giao tiếp với con trong giai đoạn này cũng rất cần thiết bằng việc trò chuyện với bé hay nghe nhạc. Nếu trong giai đoạn này, em bé của mẹ không còn “năng động” “múa máy” như trước đây thì có thể đây là dấu hiệu thai chết lưu.

Thai lưu là gì – các mẹ đã biết chưa?

Thai lưu có cứu được không?

Thai lưu có cứu được không? Câu trả lời là thai nhi chết lưu là tất cả các trường hợp thai không còn phát triển nhưng vẫn lưu lại trong tử cungcủa mẹ trên 48 giờ, vì thế không có phương pháp nào giúp thai lưu phục hồi sự sống.

Cách cấp cứu khi người mẹ bị thai lưu tốt nhất là cứu chữa cho người mẹ và hút thai ra khỏi tử cung. Nếu để thai lưu kéo dài sẽ gây ra các nguy cơ nguy hiểm cho mẹ như chảy máu do rối loạn đông máu, nhiễm trùng ở tử cung. Thậm chí nguy cơ ảnh hưởng viêm nhiễm đến buồng trứng còn có thể khiến cácmẹ mất khả năng sinh sản sau này.

Biện pháp phòng tránh thai lưu là gì?

  • Các mẹ nên duy trì một thói quen sống, sinh hoạt và ăn uống lành mạnh, đủ dinh dưỡng, tập thể dục và vận động nhẹ nhàng mỗi ngày;
  • Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, hạn chế sử dụng cà phê;
  • Hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh, các loại thức ăn đóng hộp, thực phẩm chưa được nấu chín;
  • Khi các mẹ muốn sử dụng bất kỳ một loại thuốc gì cần được sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ;
  • Khám thai và siêu âm định kỳ, các mẹ hãy đến các cơ sở y tế ngay khi có những biểu hiện bất thường như chảy máu, đau bụng kéo dài;
  • Nên duy trì cân nặng ở mức vừa phải, không quá béo và không quá gầy;
  • Các mẹ nên tiêm vắc xin phòng ngừa để tránh mắc các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, viêm gan C, tiêm phòng cúm;
  • Nằm ngủ nghiêng: theo nghiên cứu của các bác sĩ chuyên khoa việc bà bầu nằm nghiêng sẽ tốt hơn cho sự lưu thông máu và oxy đến thai nhi;
  • Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh, môi trường ô nhiễm

Trên đây là những thông tin giải đáp về hiện tượng thai lưu, thai lưu là gì, nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp phòng tránh thai lưu. Hy vọng bài viết này đem lại thông tin bổ ích cho mẹ.

 

  • Từ khóa tìm kiếm:
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments