Thai ngôi mông là như thế nào

Bác Sĩ Chương 3:50 chiều 7 Tháng Năm, 2020

Bên cạnh những mối lo khi mang thai như con có phát triển đúng chuẩn, mẹ bị thiếu ối hay dư ối, vị trí nhau thai ,… thì ngôi thai cũng là một trong những vấn đề đáng quan tâm đối với các mẹ bầu. Vậy thai ngôi mông là gì? Làm gì khi được chẩn đoán thai ngôi mông?

Thai ngôi mông là gì?

Thai ngôi mông(ngôi thai ngược) là phần mông của thai nhi hướng xuống phía dưới cổ tử cung nên khi các mẹ bầu “vượt cạn”, phần mông và chân của bé yêu sẽ ra trước, còn phần đầu ra sau. Các mẹ bầu bị ngôi thai ngược có nguy cơ cao bị sa dây rốn và các cơn đau chuyển dạ có cường độ mạnh hơn, quá trình sinh nở kéo dài hơn.

Thai ngôi mông

Về cơ bản, nguy cơ ngôi thai ngượcsẽ liên quan đến tuổi thai của bé. Suốt thời gian mang thai, phần lớn thời gian bé yêu sẽ hướng mông mình về phía tử cung của mẹ. Tới tuần 28, có 15% thai nhi vẫn ở ngôi ngược. Trong những tuần thai tiếp theo, phần đa số thai nhi bắt đầu quay đầu để quá trình “vượt cạn” của các mẹ diễn ra suôn sẻ hơn. Đến tuần 36, chỉ có 6% thai ngôi mông và đến tuần 40, con số này chỉ còn khoảng 3%.

Các loại thai ngôi mông

Thai ngôi mông gồm có 3 loại: ngôi mông hoàn toàn, ngôi mông không hoàn toàn – kiểu mông, ngôi mông không hoàn toàn – kiểu bàn chân

  • Ngôi mông hoàn toàn: mông của bé yêu hướng xuống đường dẫn sinh, hai đầu gối gập lại như đang ngồi bắt chéo chân.
  • Ngôi mông không hoàn toàn – kiểu mông: mông của bé sẽ hướng xuống đường dẫn sinh, hai chân duỗi thẳng ở ngay trước mặt bé, hai bàn chân rất gần nhau.
  • Ngôi mông không hoàn toàn – kiểu bàn chân: một hoặc cả hai bàn chân của bé sẽ hướng xuống đường dẫn sinh.

Nguyên nhân mẹ bị thai ngôi mông

  • Mẹ bầu đã từng mang thai ngược
  • Mẹ mang đa thai;
  • Các mẹ đã từng sinh non trước đó;
  • Tử cung có quá nhiều hoặc quá ít nước ối, có thể làm bé có thêm khoảng trống để di chuyển hoặc không đủ chất lỏng để di chuyển trong tử cung.
  • Tử cung của mẹ có hình dạng bất thường hoặc có biến chứng, chẳng hạn như u xơ tử cung…
  • Các mẹ bị nhau tiền đạo.

Thai nhi ngôi mông có nguy hiểm không?

Thai nhi ngôi mông không hoàn toàn – kiểu bàn chân có thể làm tăng nguy cơ bị sa dây rốn, gây áp lực lên rốn và hạn chế lượng máu đến thai. Trường hợp thai nhi ngôi mông hoàn toàn và ngôi mông không hoàn toàn, các mẹ vẫn có thể đẻ thường nhưng phải được hỗ trợ bởi bác sĩ và các nhân viên y tế có chuyên môn cao, kỹ năng tốt.

Từ tuần 18 – 20, các mẹ nên đi siêu âm để xác định vị trí ngôi mông. Nếu được phát hiện sớm, bác sĩ có thể tác động để tiến hành xoay ngôi thai. Nếu đến cuối thai kỳ mà bé vẫn ở ngôi mông, bác sĩ sẽ cố áp dụng các thủ thuật để xoay ngôi thai một lần nữa.

Có thể xoay lại ngôi thai không?

Các mẹ bầu có thể tập một vài động tác thể dụng nhẹ nhàng giúp xoay ngôi thai.

Các mẹ nằm theo tư thế độ dốc, đầu thấp, mông cao

Cách đơn giản nhất để thực hiện tư thế này là mẹ nằm trên một mặt phẳng và kê gối cao lên mông. Các mẹ làm điều này 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 10-15 phút, khi bụng không quá đói cũng không quá no và vào lúc bé đang hoạt động. Các mẹ nên cố gắng thư giãn và hít thở sâu khi tập, tránh căng cơ bụng. Thai sẽ di chuyển đầu về hướng cao hơn nên sẽ tự động chuyển ngôi thai.

Nằm nghiêng

Các mẹ nằm nghiêng khi ngủ có thể giúp bé dễ xoay đầu hơn, đồng thời cũng không làm ảnh hưởng đến quá trình cung cấp oxy nuôi thai.

Bơi lội

Bơi lội có thể giúp bé xoay đầu đúng hướng. Mẹ bầu có thể bơi lội trong suốt thai kỳ hoặc bắt đầu từ tuần thứ 30.

Gập người

Các mẹ trong tư thế chống tay và chân lên sàn bằng phẳng, sau đó hạ tay xuống thấp, chân vẫn chống để nâng mông lên cao. Mẹ nên thực hiện từ tuần thai 37 trở về sau để giúp đổi ngôi thuận.

Nghe nhạc

Các mẹ hãy để loa nghe nhạc ở phía dưới bụng và trò chuyện hàng ngày với bé. Cách này giúp kích thích bé yêu di chuyển gần hơn đến vị trí có âm thanh và cũng giúp thai nhi quay đầu.

Thai ngôi mông

Lưu ý: Với những mẹ bị chẩn đoán có nguy cơ sinh non thì không nên tự áp dụng các biện pháp để xoay ngôi thai lại bình thường. Mẹ hãy theo mọi sự chỉ dẫn của bác sĩ để tránh rủi ro xấu nhất.

Can thiệp y khoa

  • Thủ thuật ECV
  • Kỹ thuật Webster

Trên đây đã tổng hợp các thông tin liên quan đến thai ngôi mông. Hy vọng qua bài viết này các mẹ đã biết thai ngôi mông là gì và cần làm gì. Chúc mẹ có thai kì khỏe mạnh, an toàn.

  • Từ khóa tìm kiếm:
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments