Bà bầu có cần làm xét nghiệm double test không?

Bác Sĩ Chương 8:39 sáng 12 Tháng Năm, 2020

Bất cứ người mẹ nào cũng đều mong muốn con mình sinh ra được khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Đó là lý do vì sao bác sĩ khuyên các mẹ nên làm xét nghiệm Double test nhằm sàng lọc dị tật ở thai nhi.

Xét nghiệm Double Test là gì?

Double test là một loại xét nghiệm máu được thực hiện ở tam cá nguyệt đầu tiên nhằm kiểm tra xem thai nhi của mẹ có sự bất thường nào về nhiễm sắc thể dẫn tới những căn bệnh nguy hiểm hoặc những rối loạn ảnh hưởng hưởng trong cuộc sống về sau hay không.

Xét nghiệm Double Test

Xét nghiệm double test phát hiện được nhiều các trường hợp bất thường nguyễn sắc thể ở thai nhi. Double test là xét nghiệm sàng lọc sử dụng các xét nghiệm sinh hóa như định lượng β-hCG tự do và PAPP-A trong máu mẹ, kết hợp đo độ mờ da gáy bằng siêu âm, tuổi của mẹ, tuổi thai… để đánh giá một số nguy cơ mắc các hội chứng Down, Edward hoặc Patau,… 

Bất cứ người mẹ nào cũng mong muốn sinh ra những đứa con được khỏe mạnh, thông minh, chính vì vậy sàng lọc trước sinh là việc cần và đủ khi khám thai để thực hiện mong muốn thiết thực này. Là phương pháp sàng lọc không xâm lấn, Double test được đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé yêu qua việc đánh giá những nguy cơ dị tật mà thai nhi có thể mắc phải.

Với trường hợp nếu xét nghiệm của mẹ dương tính, bác sĩ sẽ tiến hành thêm nhiều xét nghiệm khác để khẳng định chuẩn đoán. Đồng thời với kết quả dương tính này mẹ có thể lựa chọn chấm dứt thai kỳ mà không để lại biến chứng gì bởi mới là giai đoạn đầu thai kỳ.

Cần làm xét nghiệm double test với những trường hợp nào?

  • Có thể chỉ định Double test ở tất cả các bà bầu có thai trong quý đầu (giữa tuần thứ 9 đến hết tuần thứ 13) của thai kỳ.
  • Đặc biệt, những mẹ bầu có các đặc điểm sau đây rất cần được thử xét nghiệm Double test: bà bầu có tiền sử gia đình có người bị dị tật bẩm sinh, các mẹ trên 35 tuổi, mẹ đang sử dụng thuốc hoặc các hóa chất có thể gây hại cho thai, mẹ bị bệnh tiểu đường và có sử dụng insulin, bị nhiễm virus trong thời gian mang thai, mẹ có tiếp xúc với phóng xạ liều cao
  • Trong trường hợp thai nhi có độ mờ da gáy gần giá trị ngưỡng 3mm nên làm Double test để giúp đánh giá chính xác hơn nguy cơ hội chứng Down.

Hướng dẫn đọc kết quả xét nghiệm Double test

Kết quả xét nghiệm thường được trình bày dưới dạng tỷ lệ và được chia thành hai nhóm: nhóm nguy cơ cao và nhóm nguy cơ thấp. 

  • Nhóm nguy cơ cao: tỷ lệ 1:10 – 1:250 (có nghĩa là cứ 10 đến 250  thai nhi thì có 1 thai nhi có nguy cơ mắc bệnh này).
  • Nhóm nguy cơ thấp: tỷ lệ 1:1000 trở lên (có nghĩa là trong 1000 thai nhi chỉ có 1 thai nhi có nguy cơ mắc bệnh này).

Tùy vào kết quả xét nghiệm và chẩn đoán ban đầu của bác sĩ mà các mẹ có thể được khuyên tiến hành thêm các xét nghiệm khác như Triple test, NIPT hay chọc ối, sinh thiết gai nhau,…

Nếu chỉ dựa vào kết quả xét nghiệm này thì không thể khẳng định 100% là thai nhi hoàn toàn khỏe mạnh và không gặp phải bất thường nào mà chỉ đơn thuần là đưa ra tỷ lệ nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Bà bầu làm gì khi kết quả Double test có nguy cơ cao?

Các mẹ bầu cần biết rằng Double test không phải là một xét nghiệm chẩn đoán, với độ chính xác < 75% chứ không phải là 100%.

Chính vì kết quả của phương pháp này chỉ được khẳng định ở mức tương đối, bởi vậy mẹ  cần thực hiện lại những phương pháp sàng lọc khác để đánh giá đúng tình trạng sức khỏe của thai nhi như:

Xét nghiệm sàng lọc Triple test: Sau khi nhận được kết quả Double test có nguy cơ dị tật cao, bà bầu sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm tiền sản Triple test để một lần nữa khẳng định lại kết quả trên.

Xét nghiệm Double Test

Tuy nhiên, Triple test cũng là một xét nghiệm sinh hóa tương tự như Double test, tức là thực hiện phân tích mẫu máu của người mẹ để đánh giá nguy cơ dị tật của thai nhi. Nếu kết quả xét nghiệm Triple test kết luận thai nhi vẫn có nguy cơ cao thì mẹ bầu sẽ lại tiếp tục được chỉ định chọc ối để xét nghiệm, từ đó mới đưa ra kết luận chẩn đoán cuối cùng.

Trên đây là toàn bộ những điều cần biết về xét nghiệm double test cho các mẹ bầu. Tuy nhiên, nếu các mẹ có nhận kết quả Double test có nguy cơ cao thì không nên quá lo lắng, hoang mang mà nên tìm hiểu các phương pháp xét nghiệm tiền sản khác để sàng lọc lại cho chắc chắn nhé.

 

  • Từ khóa tìm kiếm:
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments