Khí hư màu trắng sữa là hiện tượng sinh lý rất thường gặp của nhiều chị em. Tuy nhiên với những mẹ mang thai lần đầu thường rất hoang mang, lo lắng không biết bà bầu ra khí hư màu trắng sữa có nguy hiểm không?
Nội dung bài viết
Khí hư là gì?
Khí hư là dịch tiết từ âm đạo có ở tất cả nữ giới khi bước vào tuổi dậy thì. Nó là dấu hiệu cho biết cơ quan sinh dục nữ phát triển và hoạt động. Khí hư có vai trò giữ cho môi trường âm đạo ẩm, tạo điều kiện cho tinh trùng đi vào tử cung. Bình thường khí hư sẽ có màu trắng trong, hoặc hơi ngả vàng và xuất hiện với số lượng, tính chất khác nhau.
Khí hư khi mang thai
Khi mang thai, lượng khi hư của các mẹ sẽ tăng lên. Đây là hiện tượng bình thường gây ra:
- Do sự thay đổi hormone nội tiết tố trong thời kỳ mang thai
- Khi mang thai khung xương chậu, thành âm đạo mềm hơn nên khí hư sinh ra nhiều để ngăn cản vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo và tử cung
- Giai đoạn cuối của thai kỳ đầu bé áp lên khung xương chậu làm tăng tiết khí hư
- Dấu hiệu cảnh báo mẹ sắp chuyển dạ trong những tuần cuối
Bà bầu ra khí hư màu trắng sữa có sao không?
Bình thường khí hư sẽ có màu trắng trong, hơi dai giống như lòng trắng trứng gà. Tuy nhiên, trên thực tế, trong từng thời kỳ của kỳ kinh nguyệt, màu sắc khí hư của mỗi mẹ bầu sẽ có sự rối loạn và thay đổi nhất định. Điều này phụ thuộc vào sự biến đổi của nội tiết tố estrogen trong cơ thể. Ở thời điểm trứng rụng số lượng estrogen gia tăng khiến cho khí hư tiết ra rất nhiều, tương đối loãng và dai như lòng trắng đục trứng gà. Sau trứng rụng, số lượng estrogen bị suy yếu làm cho khí hư của các mẹ có khả năng ra ít hơn, đậm đặc và màu trắng đục. Chính vì vậy, nếu dịch âm đạo của cascv mẹ đột ngột màu trắng đặc song không kèm theo với bất kỳ biểu hiện không bình thường nào khác. Thì các mẹ không cần phải quá lo lắng. Bởi đây là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường.
Khi nào cần đi gặp bác sĩ nếu bà bầu ra khí hư màu trắng sữa
- Khí hư có mùi hôi, màu sắc vàng, xanh khác thường, kèm theo cảm giác đau rát sưng đỏ vùng kín là dấu hiệu cảnh báo các mẹ bị mắc các bệnh viêm nhiễm âm đạo.
- Khí hư có mùi chua, không trong mà sủi bọt, chuyển màu sắc lạ như xanh, xám thì rất có thể là các mẹ đã mắc phải các bệnh lây qua đường tình dục hay viêm nhiễm.
- Khí hư màu trắng đục, sền sệt như sữa chua không mùi nhưng gây ngứa. Trường hợp này các mẹ phải đi khám ngay lập tức. Bởi đó có thể là dấu hiệu của các căn bệnh như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến tử cung, rối loạn thần kinh thực vật, ung thư cổ tử cung….
Bà bầu ra khí hư màu trắng sữa
- Ra khí hư màu trắng đục như trứng gà, không mùi nhưng nhiều và kéo dài, kèm đau bụng dưới, đau lưng do viêm vùng chậu.
- Bà bầu ra khí hư màu trắng sữa vón cục, đôi khi đặc quánh như keo để lâu ngày, thậm chí khô cứng. Hiện tượng này xảy ra do lưu thông khí huyết bất thường hoặc nấm men xâm nhập gây nhiễm khuẩn âm đạo.
- Khí hư xuất hiện kèm theo máu thường xuyên hoặc thỉnh thoảng xuất hiện à dấu hiệu của việc mẹ bị mang thai ngoài tử cung hoặc có nguy cơ sảy thai cao. Nếu, khí hư xuất hiện ở những tháng đầu hay giữa thì càng khẳng định nguy cơ này. Tuy nhiên, nếu xuất hiện ở cuối thai kì và kèm theo vệt máu màu hồng hay đỏ sẫm thì lại là báo hiệu các mẹ chuẩn bị chuyển dạ sinh.
Tất cả những biểu hiện ở trên đều rất nguy hiểm. Vì vậy, khi có các dấu hiệu này các mẹ nên quyết định đi khám và kiểm tra để đảm bảo sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Ra khí hư màu trắng đục chị em chú ý những vấn đề gì?
- Luôn đảm bảo vùng kín được không thoáng bằng cách thay quần lót 2 lần/ngày, chất liệu quần lót phải thấm hút mồ hôi, rộng rãi thoải mái, không bó sát.
- Tránh căng thẳng, stress vì khi các mẹ lo âu, suy nghĩ nhiều nội tiết càng mất cân bằng, gia tăng nguy cơ viêm nhiễm.
- Các mẹ nên sung những thực phẩm là rau củ quả tươi giàu vitamin A, vitamin C …như cà rốt, cà chua, ổi để giúp cân bằng pH âm đạo.
- Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm bệnh lý
- Hạn chế quan hệ tình dục trong giai đoạn này
Trên đây là toàn bộ giải đáp thắc mắc về câu hỏi “ bà bầu ra khí hư trắng sữa có nguy hiểm không?” Hy vọng qua bài viết này các mẹ đã biết mình gặp phải tình trạng nào để có biện pháp khắc phục tránh ảnh hưởng đến bé yêu.
► Tìm hiểu các thông tin hữu ích khác cho bà bầu tại: anthaiphuong.com