Dấu hiệu đau bụng lâm râm có phải sắp sinh?

Bác Sĩ Chương 4:09 chiều 11 Tháng Sáu, 2020

Đau bụng lâm râm có phải sắp sinh là câu hỏi thắc mắc của các mẹ bầu mới mang thai lần đầu. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho các mẹ về vấn đề này, nguyên nhân cũng như các dấu hiệu chuyển dạ khác mẹ cần lưu ý.

Đau bụng lâm râm có phải sắp sinh

Nhiều mẹ bầu mới mang thai lần đầu thường lo lắng khi bị đau bụng lâm râm ở những tháng cuối thai kỳ. Ở những tháng cuối thai kì nguy cơ rủi ro cho bé yêu đã giảm đi rất nhiều. Mẹ chỉ cần dưỡng thai tốt và chọn bệnh viện uy tín để sinh thì bé yêu sẽ bình an chào đời. Vì thế các mẹ đừng lo lắng nếu bị đau bụng lâm râm vì có thể đây là dấu hiệu sắp sinh ngoài ra còn có thể do các nguyên nhân như.

Nguyên nhân đau bụng lâm râm

Bong nhau thai

Bong nhau thai là hiện tượng nhau thai tách ra khỏi tử cung của mẹ bầu trước khi chuyển dạ. Nhiều bà bầu gặp tình trạng này trước khi sinh. Điều này rất nguy hiểm cho cả mẹ lẫn thai nhi ở trong bụng.

Mẹ bầu có thể dễ dàng nhận biết bong nhau thai bằng những triệu chứng như đau bụng, chảy máu, đau lưng, nhiều cơn co thắt mạnh ở bụng – những cơn co thắt này khiến mẹ bầu đau quặn lên.

Dấu hiệu đau bụng lâm râm có phải sắp sinh? 1Đau bụng lâm râm do bong nhau thai

Các cơ và dây chằng bị chèn ép

Đến tháng cuối, kích thước bụng bầu của các mẹ đã đạt cực đại. Thai nhi của mẹ đang tăng tốc để đạt được cân nặng cuối cùng trước khi chào đời. Tử cung của mẹ bầu lớn dần lên, điều đó đã gây sức ép không hề nhỏ đến các cơ cũng như một số bộ phận bên trong cơ thể mẹ. Các cơ và dây chằng bị kéo căng khiến cho mẹ bầu mang thai tháng cuối đau bụng lâm râm.

Cơn gò tử cung

Vào các tháng cuối thai kỳ, hầu hết các mẹ đều gặp phải những cơn gò tử cung nhẹ trước khi bước vào giai đoạn chuyển dạ thật sự. Cũng có thể gọi đây là các cơn chuyển dạ giả hoặc cơn co Braxton Hicks. Một số đặc điểm của các cơn chuyển dạ giả như:

  • Bụng mẹ đau nhẹ hoặc dữ dội, thường là ở trước bụng hoặc vùng xương chậu.
  • Xuất hiện các cơn đau đột ngột và nhanh biến mất, không liên tục, cường độ không tăng lên theo thời gian. 
  • Khi thay đổi tư thế, cơn đau có thể giảm.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Đau bụng lâm râm cũng có thể là dấu hiệu cho thấy các mẹ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài triệu chứng trên, nếu nhiễm trùng, khi đi tiểu các mẹ sẽ có cảm giác nóng rát, đi tiểu thường xuyên, nước tiểu có mùi lạ. Trường hợp nhiễm trùng nặng, mẹ bầu có thể bị sốt, trong người ớn lạnh, tiểu ra máu và mủ. Lưu ý nếu ở quý 3 của thai kỳ, các mẹ phát hiện mình có các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu thì nên nhanh chóng đi khám bác sĩ vì về lâu dài nó có thể gây sinh non.

Dấu hiệu báo sắp sinh

Mang thai tháng cuối hay bị đau bụng dữ dội, đau theo từng cơn, bụng căng cứng kèm theo hiện tượng rò rỉ nước ối thì mẹ  bầu cần được đưa đi bệnh viện ngay lập tức bởi đây là một số triệu chứng điển hình thông báo thời gian chuyển dạ đã đến. Thai nhi chào đời lúc này sẽ có cân nặng khoảng 2kg đến 3kg. Nếu sinh ra quá nhẹ cân so với mức chuẩn, bé yêu sẽ được nuôi trong lồng kính mộ thời gian cho đến khi tình trạng sức khỏe ổn định.

Một số dấu hiệu sắp sinh mẹ nên biết

Ra máu cá

Trong suốt thời gian mang thai, ở vị trí chỗ nối cổ tử cung và âm đạo của mẹ bầu luôn có một nút nhầy vững chắc. Bên cạnh lớp cơ thành tử cung, lớp màng ối, nút nhầy này cũng là một hàng rào bảo vệ cho thai nhi, chống sự xâm nhập của vi khuẩn hay các lực tác động cơ học từ bên ngoài vào trong buồng ối.

Chính vì vậy, khi cổ tử cung của mẹ bắt đầu mở ra, nút nhầy sẽ bị bung ra và thoát ra ngoài cửa âm đạo như một chút nhầy nhớt, có màu hồng. Đây là dấu hiệu cảnh báo thời khắc chuyển dạ của mẹ chính thức chuẩn bị bắt đầu.

Vỡ nước ối

Thai nhi phát triển trong một túi lỏng bảo vệ được gọi là túi ối. Khi túi ối bị vỡ đồng nghĩa với việc con đã sẵn sàng ra đời. Tuy nhiên, không phải ai cũng gặp dấu hiệu này (chỉ có 8-10% mẹ bầu vỡ ối trước khi sinh).

Các cơn co thắt sẽ ngày càng mạnh và liên tục

Các cơn co thắt chính là những dấu hiệu sắp chuyển dạ rõ ràng nhất. Mẹ bầu sẽ cảm thấy đau quặn thắt như thể các cơ trong tử cung đang siết chặt để chuẩn bị đẩy bé ra ngoài. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên phân biệt hàng thật và hàng giả, co thắt Braxton-Hicks sẽ diễn ra vài tuần hay thậm chí là vài tháng trước khi sinh.

Dấu hiệu đau bụng lâm râm có phải sắp sinh? 2Dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu cần nắm rõ

Mách mẹ một vài dấu hiệu phân biệt

  • Cơn co thắt thật sẽ đau, mạnh và khó chịu hơn
  • Các cơn co thắt vẫn không giảm hay biến mất khi các mẹ thay đổi tư thế
  • Cơn đau sẽ bắt đầu từ phần lưng dưới và di chuyển dần tới phần bụng dưới rồi cuối cùng có thể là đến 2 chân của mẹ.
  • Tần suất co thắt sẽ ngày càng liên tục, đau đớn hơn và đều đặn hơn, chúng cách nhau khoảng 5-7 phút.

Tiêu chảy

Nếu đến cuối thai kỳ từ khi thai nhi 38 tuần tuổi trở đi và các mẹ bầu  vẫn duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp vệ sinh mà lại xuất hiện tình trạng tiêu chảy nhẹ thì đây có thể là dấu hiệu chuyển dạ sớm đấy. Bởi vì đường ruột của mẹ bầu đang tự làm vệ sinh để chuẩn bị cho thời khắc quan trọng sắp tới.

Trên đây là những giải đáp về vấn đề đau bụng lâm râm có phải sắp sinh không. Hy vọng qua bài viết đã đam lại những thông tin bổ ích cho các mẹ.

► Theo dõi các kiến thức bổ ích cho mẹ bầu tại Anthaiphuong.com

  • Từ khóa tìm kiếm:
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments