Trong thai kỳ nhiều mẹ bầu thường nhầm lẫn giữa 2 hiện tượng là rỉ ối và, són tiểu, dịch âm đạo. Tuy nhiên các mẹ cần phân biệt rõ các hiện tượng này vì nếu bà bầu bị rỉ ối sớm thường rất nguy hiểm. Vậy tình trạng rỉ ối là gì, cần làm gì khi bị rỉ ối?
Nội dung bài viết
Rỉ ối là gì?
Rỉ ối là tình trạng nước ối xuất ra ngoài âm đạo theo từng giọt rất ít nên nhiều bà bầu không để ý hoặc cho rằng mình bị són tiểu. Rỉ ối sẽ khiến môi trường sống của thai nhi bị ảnh hưởng, vai trò cung cấp oxy và chất dinh dưỡng sẽ bị kém đi, dần dần có thể dẫn đến suy thai, dị tật thai nhi, thậm chí là sinh non, thai chết lưu. Rỉ ối còn là dấu hiệu cho thấy màng ối đang mỏng dần đi, có nguy cơ bị vỡ bất cứ lúc nào.
Rỉ ối là gì
Thông thường khi mang bầu các mẹ sẽ thấy hiện tượng rỉ ối xảy ra gần kề với thời gian dự kiến sinh. Còn đối với những trường hợp các mẹ thấy rỉ ối trước ngày sinh từ 1 – 2 tháng thì dễ xuất hiện khả năng sinh non.
Nguyên nhân bà bầu bị rỉ ối sớm
Một số nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng rỉ ối như:
- Do các mẹ bị viêm nhiễm trước hoặc trong thời kì mang thai.
- Bản thân các mẹ bầu có cấu trúc túi ối bất thường, màng ối mỏng khiến nước ối bị rỉ.
- Các trường hợp mẹ có ngôi thai bất thường, mẹ bầu mang đa thai, đa ối, khung xương chậu mẹ hẹp, viêm màng ối, bánh nhau bám vị trí không tốt trên thành tử cung.
Dấu hiệu rỉ ối là gì?
Chất lỏng chảy chậm
Những tháng cuối thai kỳ, nhiều mẹ hay xuất hiện tình trạng són tiểu do bàng quang bị tử cung chèn ép khiến nước tiểu són ra ngoài. Vì bàng quang và tử cung nằm cùng phía trong ổ bụng nên các mẹ thường bị nhầm lẫn giữa són tiểu và rỉ ối.
Tuy nhiên, nếu các mẹ để ý thật kĩ sẽ thấy khi rỉ nước ối, tốc độ chảy của chất lỏng chậm hơn so với nước tiểu. Dấu hiệu này thường khó nhận biết, nhất là đối với những mẹ mang thai lần đầu, mẹhay vận động và ít quan tâm tới những thay đổi của cơ thể.
Quan sát và ngửi mùi
Khi các mẹ thấy vết nước trên quần chíp, các mẹ hãy quan sát thật kĩ và đưa lên mũi ngửi. Nếu vết nước không màu, không mùi thì tức là các mẹ đã bị rỉ ối, ngược lại nếu nó có mùi khai và màu vàng nhạt tới vàng sẫm thì đó chính là nước tiểu.
Quan sát màu sắc hoặc thử giấy quỳ
Một cách khác để các mẹ xác định lượng dịch chảy ra có phải nước ối hay không là đầu tiên, các mẹ hãy làm rỗng bàng quang của mình, bằng cách đi tiểu) Sau đó, các mẹ đặt một miếng băng vệ sinh lên quần lót, và kiểm tra lượng chất lỏng rỉ ra mỗi 30 phút hoặc mỗi 1 tiếng. Nếu chất lỏng chảy ra có màu vàng, nhiều khả năng đó là nước tiểu. Nếu không màu, thì rất có thể đó chính là nước ối.
Quỳ tím kiểm tra nồng độ pH
Một trong những dấu hiệu chính xác nhất cho thấy nước ối của các mẹ đang bị rỉ là thử nó với giấy quỳ tím để kiểm tra nồng độ pH. Các mẹ có thể lựa chọn thử nó ở bệnh viện hoặc mua giấy thử về nhà tự kiểm tra. Nếu giấy quỳ tím khi thấm vào nước mà chuyển thành màu xanh đen thì các mẹ đã bị rỉ nước ối.
Những trường hợp rỉ ối các mẹ cần lưu ý
- Nếu nước ối chảy ra có màu đỏ nâu, các mẹ hãy cẩn thận. Vì đây có thể là dấu hiệu cho thấy thai nhi gặp nguy hiểm trong bụng mẹ, các mẹ cần được cấp cứu ngay.
- Nếu nước ối có màu xanh đục, mùi hôi đây có thể là dấu hiệu của nước ối bị nhiễm khuẩn. Nếu các mẹ không được điều trị kịp thời, thai nhi sẽ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn.
- Nước ối có màu vàng sẫm là dấu hiệu cảnh báo bà bầu đang bị bệnh suy tim mãn tính.
- Nước ối có màu xanh rêu. Dấu hiệu này chứng tỏ bà bầu đã từng bị suy thai
- Nước ối có màu vàng là một trong những dấu hiệu của việc thai nhi phát triển chậm hoặc là mẹ bị thiếu máu giai đoạn mang thai.
Khi nào nên gọi bác sĩ?
Khi các me phát hiện dịch rò rỉ từ âm đạo không phải nước tiểu hay dịch tiết âm đạo mà là dịch ối, hãy tới gặp bác sĩ ngay. Các mẹ cũng có thể gọi cho bác sĩ nếu
- Khi các mẹ phát hiện dịch ối có màu xanh lá hoặc nâu hoặc có mùi khó chịu.
- Khi các mẹ bị sốt hoặc nhịp tim tăng.
- Nếu các mẹ bị đau bụng.
Bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng của mẹ dựa trên tuổi thai và cũng sẽ tiến hành khám nội khoa cho các mẹ trước khi tiếp tục với biện pháp điều trị.
Hi vọng qua bài viết, các mẹ đã nắm rõ hơn các kiến thức về hiện tượng rỉ ối là gì. Do đó, các mẹ cần chú ý theo dõi và báo cho bác sĩ bất kỳ hiện tượng bất thường.
► Tìm hiểu các kiến thức bổ ích cho mẹ bầu tại: anthaiphuong.com