Sa tử cung khi mang thai gây nguy hiểm như thế nào?

Bác Sĩ Chương 3:06 chiều 8 Tháng Bảy, 2019

Sa tử cung khi mang thai nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng An Thái Phương tìm hiểu về căn bệnh này để kịp thời phát hiện và xử lý, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. 

1. Sa tử cung khi mang thai là gì?

Tử cung của phụ nữ bao gồm nhiều mô, cơ và dây chằng nằm bên trong xương chậu. Đây là nơi trứng sau khi được thụ tinh sẽ vào làm tổ, đồng thời đây là nơi sẽ bảo vệ cho thai nhi tránh các tác động từ bên ngoài trong suốt thai kỳ. 

sa-tu-cung-khi-mang-thai

Khi bị sa tử cung thì tử cung rơi xuống âm đạo

Sa tử cung khi mang thai là hiện tượng tử cung rời khỏi vị trí của nó đi xuống âm đạo do các cơ và dây chằng yếu đi hoặc căng ra thiếu sự liên kết.

2. Các cấp độ của sa tử cung khi mang thai

cac-cap-do-sa-tu-cung-khi-mang-thai

Tử cung bị rơi xuống âm đạo

Cấp độ 1:

Đây là cấp độ nhẹ nhất. Tử cung rơi khỏi vị trí cấu tạo bình thường những vẫn nằm trong vùng âm đạo. Ở giai đoạn này bệnh nhân ít nhận ra và cũng chưa gây ảnh hưởng gì tới người bệnh.

Những thai phụ ở tháng cuối thai kỳ do thai nhi phát triển nhanh dẫn đến dây chằng bị căng sẽ dễ bị sa tử cung.

Cấp độ 2:

Ở cấp độ này tử cung bị tụt hẳn xuống âm đạo và có thể thập thò ở cửa âm đạo. Giai đoạn này bệnh nhân dễ nhận biết đặc biệt khi làm việc nặng nhọc.

Cấp độ 3:

Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất. Tử cung tụt xuống ra ngoài âm đạo. Ở giai đoạn này có thể quan sát  bằng mắt thường thấy dạ con to bằng quả trứng gà và có màu hồng.

Tử cung cọ sát vào quần lót dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, hoại tử có khả năng phải cắt bỏ vùng tử cung không có khả năng tự co lên.

3. Các dấu hiệu của sa tử cung khi mang thai

dau-hieu-sa-tu-cung-khi-mang-thai

Cảm thấy nặng nề ở đáy bụng

  • Khó chịu ở vùng bụng dưới hay cửa mình
  • Tăng tiết dịch âm đạo
  • Quá trình bài tiết gặp khó khăn
  • Một số mô thịt nhô ra khỏi âm đạo
  • Gặp các vấn đề liên quan đến đường tiết niệu như: khó tiểu, tiểu buốt, tiểu gắt
Liên Hệ Ngay Để Được Bác Sĩ Tư Vấn
tu-van-bac-si

4. Nguyên nhân bị sa tử cung khi mang thai

Về phía thai nhi:

  • Thai nhi quá lớn 
  • Mẹ mang đa thai

Về phía mẹ:

  • Nhau thai có dấu hiệu bất thường
  • Thừa cân khi mang thai gây nên áp lực tới vùng xương chậu
  • Bà bầu có khối u vùng chậu hoặc u xơ
  • Ổ bụng có tình trạng tụ dịch
  • Thai phụ từng sinh con quá lớn hoặc sinh khó
  • Mẹ bầu mắc một số bệnh trong thai kỳ như: hen suyễn, táo bón,…
  • Tử cung từng chịu tác động bởi quá trình phẫu thuật
  • Thai phụ lớn tuổi
  • Thai phụ mang thai nhiều lần
  • Thay đổi nội tiết tố dẫn đến làm mềm cổ tử cung

tang-can-qua-nhanh

Thai phụ không kiểm soát được cân nặng trong thai kỳ gây ra hiện tượng sa tử cung

6. Độ nguy hiểm của sa tử cung khi mang thai

Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào tình trạng của từng người. Nếu không phát hiện và kịp thời chữa trị thì bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm sau: 

Gây sảy thai, thai chết lưu:

Thai phụ bị sa tử cung khi mang thai nếu không xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng đến vùng bụng gây nguy hiểm cho mẹ và bé.

Sinh non, băng huyết sau sinh:

Tình trạng này gây ra nguy cơ cao khiến bà bầu chuyển dạ sớm và xuất huyết nhiều khi sinh. Điều này gây nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và bé.

Viêm nhiễm các cơ quan liên quan khác:

Sa tử cung nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dễ lây sang các bộ phận khác như trực tràng, bàng quang,…

Vĩnh viễn mất khả năng sinh con:

Nếu tình trạng sa tử cung quá nặng dẫn đến tử cung bị sa ra ngoài quá nhiều dẫn đến viêm nhiễm, loét mô, hoại tử thì buộc phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ để đảm bảo sự an toàn cho mẹ.

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp nhất định bà bầu bị sa tử cung khi mang thai nhẹ không gây nguy hiểm lắm nên các chị em không cần quá lo lắng.

7. Cách điều trị sa tử cung khi mang thai

Khi có các dấu hiệu bị sa tử cung các chị em nên kịp thời gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

vong-nang-am-dao

Vòng nâng âm đạo hỗ trợ các mô chảy xệ

Bác sĩ có thể đề nghị chèn một vòng vào nâng âm đạo giúp hỗ trợ các mô chảy xệ.  Vòng này được lấy ra khỏi cơ thể theo định kỳ để làm sạch. Nếu trong các trường hợp diễn biến bệnh trở nên nặng hơn bác sĩ sẽ yêu cầu tiến hành phẫu thuật nội soi ổ bụng.

8. Các biện pháp phòng ngừa sa tử cung khi mang thai

  • Có thực đơn ăn uống hợp lý trong thai kỳ
  • Tránh mang vác vật nặng
  • Kiểm soát tốt cân nặng trong thai kỳ
  • co-thai-tang-bao-nhieu-can-la-hop-ly Bà bầu tăng cân trong thời gian mang thai bao nhiêu là hợp lý? - Trong thời gian mang thai, tăng cân là điều bình thường và tất yếu để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Vậy bà bầu tăng cân khi mang thai bao nhiêu là hợp lý? An Thái Phương sẽ giúp bạn giải quyết câu hỏi này! Nội dung bài viết1 1. Công thức tính cân nặng cho bà bầu:2 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng cân khi mang thai3 3. Cân nặng của mẹ bầu khi mang thai ở các kỳ tam cá nguyệt như thế nào?4 4. Hậu quả của việc tăng cân khi...
  • Nếu bị các bệnh về đường hô hấp cần kịp thời điều trị
  • Khám thai định kỳ để theo dõi sức khỏe của mẹ và bé
  • Thực hiện các bài tập kegel giúp củng cố chức năng của xương chậu và cơ. Giúp ngăn chặn nguy cơ bị sa tử cung khi mang thai.

Bệnh sa tử cung khi mang thai nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ và bé. Để hạn chế tình trạng này các mẹ cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Và đặc biệt các bạn nên đi khám thai định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và bé. Chúc các bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.

Bác sĩ Chương

 

 

 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments