Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu vào thời gian nào tốt nhất?

Bác Sĩ Chương 7:30 sáng 6 Tháng Tư, 2020

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là một trong những mũi tiêm bắt buộc đề phòng tránh các tác nhân gây bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vậy tiêm phòng uốn ván cho bà bầu vào thời gian nào là tốt nhất, cần lưu ý những gì?

Tại sao cần tiêm phòng uốn ván cho bà bầu?

Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính rất nguy hiểm có tỷ lệ tỷ vong cao do trực khuẩn Clostridium tetani gây ra. Tỷ lệ tử vong khi mắc bệnh ở phụ nữ mang thai và thai nhi là rất cao (trên 90%). Tác nhân gây bệnh có thể lây nhiễm trong quá trình sinh nở, gây ra uốn ván tử cung ở mẹ và uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh.

Tiêm phòng vắc xin uốn ván sẽ giúp ngăn chặn trực khuẩn uốn ván tấn công bà bầu và thai nhi. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ, chưa từng được tạo miễn dịch uốn ván cũng cần được tiêm chủng để bảo vệ bản thân và cả trẻ sơ sinh sau này.

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

Bà bầu cần tiêm bao nhiêu mũi uốn ván

Tổng số lần tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ (15-35 tuổi) là 5 mũi và lịch tiêm phòng uốn ván cho ba bầu như sau:

  • Mũi 1: Tiêm sớm khi các mẹ có thai lần đầu hoặc phụ nữ trong tuổi sinh đẻ
  • Mũi 2: Sau mũi 1 ít nhất 1 tháng và tiêm trước khi sinh ít nhất 1 tháng
  • Mũi 3: Ít nhất 6 tháng sau mũi tiêm 2 hoặc kỳ thai lần sau.
  • Mũi 4: Sau mũi 3 ít nhất 1 năm hoặc kỳ thai lần sau.
  • Mũi 5: Ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc kỳ thai lần sau.
  • Các mẹ nên tiêm nhắc lại mũi thứ 6 khi thời điểm tiêm mũi thứ 5 đã trên 10 năm.

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu vào thời gian nào tốt nhất?

Với các mẹ mang thai lần đầu

Trước đó các mẹ chưa tiêm phòng uốn ván hoặc không tiêm đủ liều vaccin trước đó sẽ được tiêm 2 mũi:

  • Mũi 1: Được tiêm khi thai kỳ của các mẹ được khoảng 20 tuần trở lên
  • Mũi 2: Được tiêm sau mũi tiêm đầu ít nhất 1 tháng và các mẹ phải tiêm trước khi sinh ít nhất 30 ngày.

Với các mẹ mang thai lần hai

Trường hợp khoảng cách thai giữa 2 lần mang thai của các mẹ là < 5 năm và đã tiêm đủ 2 liều uốn ván ở lần mang thai trước thì các mẹ cần tiêm 1 liều uốn ván khi mang thai đủ 24 tuần.

Trường hợp khoảng cách giữa 2 lần mang thai > 5 năm hoặc trước đó mới tiêm 1 liều uốn ván ở lần mang thai trước thì các mẹ nên tiêm 2 liều như mang thai lần đầu.

► Theo dõi cẩm nang mang thai để có những thông tin bổ ích cho bà bầu.

Không tiêm đủ liều uốn ván có sao không?

Nếu các mẹ không tiêm đủ 2 mũi hoặc thực hiện tiêm phòng muộn, tức là các mẹ mới tiêm được 1 mũi thì đến thời gian sinh nở thì khi đó cơ thể các mẹ vẫn chưa đủ kháng thể để bảo vệ nên sẽ rất dễ mắc phải các bệnh lý nhiễm trùng khi chuyển dạ, đặc biệt là nhiễm vi trùng uốn ván dẫn tới bệnh uốn ván, và một trong những bệnh uốn ván đáng sợ nhất chính là uốn ván rốn sơ sinh. 

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

Do đó, các mẹ cần phải lưu ý, trong thời gian mang thai cần tiêm 2 mũi vắc-xin uốn ván ở lần mang thai đầu tiên, ở lần mang thai thứ 2 chỉ cần tiêm 1 mũi và lần mang thai thứ 3 cũng chỉ cần tiêm 1 mũi. Nếu các mẹ  tiêm đủ 5 mũi trong vòng 5 năm thì sẽ không cần tiêm vắc-xin uốn ván trong những lần mang thai tiếp theo.

Những điều cần lưu ý khi tiêm uốn ván cho bà bầu

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu, có thể gây buốt, phồng ở nơi tiêm hoặc sốt nhẹ sau khi về nhà. 

Để hạ sốt sau khi tiêm phòng (nếu có), các mẹ có thể tham khảo một số cách như:

  • Dùng khăn ấm lau qua người hoặc chườm lên các vị trí như: bẹn, nách hoặc lưng để giảm nhiệt độ của cơ thể.
  • Các mẹ nên uống nhiều nước hoa quả, ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung vitamin.
  • Tuyệt đối không tự ý mua và uống thuốc khi không có sự chỉ định của bác sĩ.

Theo các chuyên gia y tế, đây chỉ là một phản ứng hết sức bình thường khi vắc xin vào cơ thể, các mẹ không nên quá lo lắng. Tình trạng này sẽ tự động hết sau một thời gian (3-4 ngày), không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

3 tháng đầu thai kỳ các mẹ thường mệt mỏi và hay bị ốm nghén, vì vậy việc tiêm phòng uốn ván thường được thực hiện vào 3 tháng giữa thai kỳ. Và mũi 2 phải bảo đảm được tiêm trước khi các mẹ sinh ít nhất 1 tháng.Trong một số trường hợp, thai phụ  cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi tiêm uốn ván như: các mẹ bị các bệnh khớp, thận, cúm, mang đa thai hoặc có nguy cơ sinh non…

Với những thông tin về tiêm phòng uốn ván cho bà bầu trên hy vọng các mẹ đã có cho mình câu trả lời về tiêm phòng và các lưu ý liên quan.

► Tham khảo: Những tin tức mang thai bổ ích cho bà bầu TẠI ĐÂY

  • Từ khóa tìm kiếm:
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments