Bà bầu bị cảm cúm, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Bác Sĩ Nguyễn Huy 4:47 chiều 7 Tháng Mười, 2019

Cảm cúm là căn bệnh thường gặp khi mang thai. Bệnh thường gặp vào mùa thu đông, bà bầu cần chủ động phòng bệnh.

Cảm cúm là gì?

Cúm là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp. Bệnh do influenza virus gây ra với nhiều chủng cúm như cúm A, B, C, trong đó cúm A, B là phổ biến nhất.

Bệnh xuất hiện quanh năm, tuy nhiên mùa cúm thường bùng phát nhanh chóng từ tháng 9 đến tháng 3.  Trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị mắc cúm hơn cả.

Bà bầu bị cảm cúm rất lo lắng không biết thai nhi có bị ảnh hưởng không?Bà bầu bị cảm cúm rất lo lắng không biết thai nhi có bị ảnh hưởng không?

Bà bầu bị cảm cúm đa số thường lành tính. Tuy nhiên, chị em không nên chủ quan vì bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, khiến thai nhi dị tật bẩm sinh như hở hàm ếch, đục thủy tinh thể, dọa sẩy, thai chết lưu, sinh non …

  • me-bau-bi-om-nghen-tu-tuan-thu-may Mẹ bầu bị ốm nghén từ tuần thứ mấy thai kỳ? - Một trong số những nỗi sợ khi phụ nữ mang thai chính là ốm nghén. Nhiều chị em băn khoăn không biết mẹ bầu ốm nghén từ tuần thứ mấy của thai kỳ? Các mẹ hãy cùng chuyên gia của An Thái Phương tìm hiểu để trả lời thắc mắc này nhé! Nội dung bài viết1 Ốm nghén là gì?2 Mẹ bầu ốm nghén vào tuần thứ mấy thai kỳ?3 Khi nào ốm nghén mới kết thúc?4 Vì sao mẹ bầu bị ốm nghén?5 Ốm nghén có lợi hay có hại cho mẹ và thai nhi?6 Những kiểu phụ nữ nào...

Dấu hiệu nhận biết cảm cúm ở bà bầu

Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị virus cúm tấn công cao gấp 3 lần so với bình thường. Giai đoạn này, các hormone nội tiết thay đổi đột ngột khiến sức đề kháng của thai phụ yếu hơn.

Bà bầu có thể trạng yếu, sống trong môi trường ô nhiễm rất dễ bị virus xâm nhập và làm tổn thương các tế bào.

Ngoài ra, người ta nhận thấy, mẹ bầu ốm nghén thường bị cảm cúm là do thai nhi kém đáp ứng với sự tăng thân nhiệt của mẹ.

Một số dấu hiệu nhận biết cảm cúm ở bà bầu rất điển hình như:

  • Sốt
  • Đau đầu
  • Ngạt mũi, chảy nước mũi
  • Viêm họng
  • Cơ thể ớn lạnh
  • Toàn thân đau mỏi

Các triệu chứng bà bầu bị cảm cúm thường xuất hiện nhanh chóng, rõ ràng và ngày càng nặng hơn. Nếu mẹ bầu nghi ngờ mình bị cảm cúm, cần thăm khám để có hướng điều trị kịp thời. 

Bà bầu bị cảm cúm có nguy hiểm không?

Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao gặp các biến chứng khi bị cảm cúm. Các biến chứng thường gặp là: viêm phế quản, viêm phổi,

Có nhiều bằng chứng rõ ràng rằng phụ nữ mang thai có nguy cơ cao tiến triển các biến chứng nếu họ bị cúm. Một trong những biến chứng phổ biến nhất của cúm là viêm phế quản, hay nghiêm trọng hơn là triển thành viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm trùng máu…

Mẹ bầu bị cảm cúm có thể nguy cơ sinh non, trẻ sơ sinh trọng lượng thấp, thai chết lưu hoặc trẻ sơ sinh tử vong trong tuần đầu sau sinh.

Chị em bầu bí bị cảm cúm kéo dài, các dấu hiệu cảm cúm không tiến triển như đau họng nhiều, ho khạc đàm xanh, sốt cao, đau tức ngực, khó thở….cần đi khám càng sớm càng tốt.

Mẹ bầu không nên tự ý sử dụng thuốc. Một số loại thuốc điều trị triệu chứng cúm có thể gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai như Tamiflu, Aspirin, siro điều trị cảm cúm chứa guaifenesin và dextromethorphan…

Tuy nhiên, bà bầu bị cảm cúm không nên quá lo lắng. Tâm lý hoang mang, lo lắng của mẹ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Ngoài ra, thông qua hình ảnh siêu âm 4D hiện đại có thể dễ dàng phát hiện dị tật của thai nhi.

Điều trị cho bà bầu bị cảm cúm hiệu quả 

Điều trị cho bà bầu không dùng thuốc

Gừng tươi

Gừng là vị thuốc giải cảm, trị cúm rất hiệu quả cho bà bầu. Gừng vừa làm ấm cơ thể, đồng thời đẩy lùi sự tấn công của các virus, vi khuẩn, giúp lưu thông khí huyết cho mẹ bầu.

Chị em nên sử dụng gừng tươi thái lát để pha trà gừng hoặc ngậm gừng mật ong để giúp giảm ho, đau họng.

Súc miệng bằng dấm táo

Dấm táo có tác dụng diệt vi-rút hiệu quả. Pha 1 vài thìa dấm táo với 100 ml nước ấm để súc miệng hoặc uống giúp đỡ đau họng và giảm triệu chứng cảm cúm.

Dùng dấm táo súc miệng giúp giảm viêm họng rất hiệu nghiệm

Dùng dấm táo súc miệng giúp giảm viêm họng rất hiệu nghiệm

dong-thai-doa-say

Súc miệng bằng nước muối loãng

Khi bị viêm họng, đau họng mẹ bầu có thể pha nước muối loãng để vệ sinh miệng mũi họng hàng ngày. Rửa mũi họng nhằm làm sạch các ổ vi khuẩn, hạn chế tình trạng viêm nhiễm.

Tỏi chữa cảm cúm hiệu quả cho bà bầu

Tỏi có tính kháng khuẩn, diệt vi-rút rất tốt. Ngoài ra, chất allicin có trong tỏi giúp tăng tuần hoàn máu, giảm cholesterol hiệu quả cho mẹ bầu. Chị em có thể dùng tỏi làm gia vị trong bữa ăn hàng ngày, tuy nhiên không nên lạm dụng vì tỏi có tính nóng.

Xông hơi chữa cảm cúm

Khi bị cảm cúm, mẹ bầu có thể xông hơi mặt mũi bằng thảo dược tự nhiên như: bưởi, tía tô, bạc hà, sả, gừng, chanh… Các nguyên liệu này rửa sạch, dập nhỏ, đun nóng rồi xông hơi giúp thông thoáng mũi họng, giảm đau đầu, làm ấm người.

Cháo giải cảm

Các loại cháo loãng có gia giảm hành lá, tía tô, trứng gà vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho mẹ bầu, đồng thời giải cảm hiệu quả cho thai phụ.

Cháo loãng cũng là món ăn phù hợp khi mẹ bầu bị viêm họng, đau họng do cảm cúm.

Uống nước hàng ngày

Mẹ bầu cần uống nhiều nước mỗi ngày để bù lượng nước cơ thể mất đi do cảm sốt. Ngoài nước lọc, chị em nên bổ sung các loại nước trái cây tươi để bổ sung vitamin, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Các loại thuốc điều trị cho bà bầu bị cảm cúm

Bác sĩ sẽ kê đơn và tư vấn cho mẹ bầu cách điều trị các triệu chứng khi cảm cúm như

  • Dùng thuốc hạ sốt paracetamol an toàn cho phụ nữ mang thai.
  • Thuốc xịt mũi chứa oxymetazoline, xylometazoline điều trị nghẹt mũi, chảy nước mũi.

Bà bầu bị cúm không nên tự ý dùng thuốc Bà bầu bị cúm không nên tự ý dùng thuốc

Tiêm chủng ngừa cúm có an toàn cho phụ nữ mang thai?

Chị em băn khoăn không biết tiêm phòng ngừa cúm có an toàn cho thai nhi không? Các chuyên gia sản khoa và tiêm chủng đều khẳng định. Tiêm phòng cúm khi mang thai không gây hại cho bà bầu.

Vắc-xin phòng cúm có chứa virus đã bị bất hoạt vì vậy rất an toàn. Mẹ bầu có thể tiêm phòng trước khi mang thai hoặc bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ. Tuy nhiên, chị em thường tiêm phòng từ tháng 4-5 của thai kỳ.

Chủ động tiêm phòng cúm khi mang thai giúp hạn chế tỷ lệ trẻ bị dị tật, sứt môi, hở hàm ếch, trẻ sinh non, trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh.

Phòng ngừa cảm cúm khi mang thai

Để phòng ngừa cảm cúm khi mang thai, mẹ bầu cần chủ động giữ gìn sức khỏe. Trong đó, lưu ý một số vấn đề sau:

  • Ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, đặc biệt tăng cường bổ sung vitamin C 
  • Giữ ấm cơ thể
  • Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh
  • Vệ sinh mũi họng hàng ngày
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường

Mẹ bầu bị cảm cúm cần điều trị dứt điểm tránh để bệnh kéo dài, phát triển nặng hơn. Nên ưu tiên biện pháp điều trị không dùng thuốc để giảm thiểu ảnh hưởng đến bé yêu trong bụng mẹ.

  • cach-chua-benh-tri-cho-ba-bau6

    Nhiều chị em mong muốn tìm hiểu cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu để giải quyết căn bệnh thường gặp khi mang thai nhưng “khó nói” này. Bệnh trĩ gây nên do tình trạng giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn trực tràng. Bình thường...

  • dinh-duong-mang-thai-3-thang-dau

    Sự phát triển bình thường của thai nhi nhờ vào sự cẩn trọng khi mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu. Đây là thời điểm rất nhạy cảm mẹ bầu cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi. Cụ thể là bạn cần...

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments