Một trong số những nỗi sợ khi phụ nữ mang thai chính là ốm nghén. Nhiều chị em băn khoăn không biết mẹ bầu ốm nghén từ tuần thứ mấy của thai kỳ? Các mẹ hãy cùng chuyên gia của An Thái Phương tìm hiểu để trả lời thắc mắc này nhé!
Nội dung bài viết
- 1 Ốm nghén là gì?
- 2 Mẹ bầu ốm nghén vào tuần thứ mấy thai kỳ?
- 3 Khi nào ốm nghén mới kết thúc?
- 4 Vì sao mẹ bầu bị ốm nghén?
- 5 Ốm nghén có lợi hay có hại cho mẹ và thai nhi?
- 6 Những kiểu phụ nữ nào dễ bị ốm nghén?
- 7 Các triệu chứng thường gặp của ốm nghén
- 8 Các phương pháp điều trị ốm nghén khi mang thai
- 9 Mẹo: Nhờ chồng nghén thay
Ốm nghén là gì?
Ốm nghén là một dấu hiệu có thai hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, không phải bà bầu nào cũng bị ốm nghén. Có chị em bị ốm nghén ở mức độ nhẹ, thoáng qua nhưng cũng có người hoàn toàn không ốm nghén. Ngược lại, nhiều mẹ bầu bị ốm nghén tới mức khổ sở.
Bà bầu ốm nghén luôn có cảm giác buồn nôn, nôn khan, cơ thể mệt mỏi
Mẹ bầu ốm nghén vào tuần thứ mấy thai kỳ?
Nhiều phụ nữ khi chuẩn bị mang thai, thường băn khoăn không biết mẹ bầu ốm nghén diễn ra vào tuần thứ mấy thai kỳ. Một số chị em bầu bí nhưng sốt rột chưa thấy dấu hiệu bị ốm nghén lại lo lắng, không biết đây có phải dấu hiệu bình thường không?
Thực tế, không phải mẹ bầu nào cũng bị ốm nghén. Ốm nghén thường diễn ra trong tam cá nguyệt thứ nhất. Một số chị em có thể có những triệu chứng ốm nghén sớm từ tuần thứ 4-5 của thai kỳ. Một số khác, bước sang tuần thứ 8-10 mới bắt đầu bước chân vào hành trình ốm nghén.
Khi nào ốm nghén mới kết thúc?
Ngoài băn khoăn mẹ bầu ốm nghén từ tuần thứ mấy thai kỳ. Những mẹ bầu có triệu chứng ốm nghén nặng thường rất sốt rột không biết khi nào ốm nghén mới kết thúc.
Có mẹ bầu bị ốm nghén từ tuần thứ 4 đến tuần 12-13 thai kỳ sau đó cơ thể ổn định trở lại. Ốm nghén nặng nhất xuất hiện ở tuần 14-15 rồi bớt dần.
Ngoài ra có chị em bầu bí bị ốm nghén kéo dài đến tuần 20-21. Thậm chí có mẹ bầu bị ốm nghén kéo dài suốt 9 tháng thai kỳ đến ngày sinh nở.
Vì sao mẹ bầu bị ốm nghén?
Có rất nhiều chuyên gia đưa ra ý kiến về vấn đề này. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có một khẳng định chính xác về nguyên nhân khiến mẹ bầu ốm nghén. Người ta nhận thấy, có 1 số khả năng khiến thai phụ bị ốm nghén như:
- Phụ nữ có thần kinh nhạy cảm, phản xạ mạnh với các thay đổi của cơ thể khi bầu bí.
- Nồng độ các chất nội tiết trong cơ thể thai phụ thay đổi thất thường.
- Nồng độ hormone progesterone tăng cao gây giãn các cơ của hệ tiêu hóa, làm mẹ bầu bị chướng bụng, khó tiêu.
- Hormone progesterone tăng cao còn là thủ phạm gây trào ngược thực quản ở phụ nữ mang thai.
- Do lượng đường trong máu giảm.
- Chị em có thói quen ăn uống thất thường.
- Tiền sử di truyền, phụ nữ trong gia đình khi mang thai thường bị ốm nghén.
- Chuột rút khi mang thai – Nguyên nhân và các bí quyết khắc phục - Chuột rút là hiện tượng phổ biến thường gặp ở phụ nữ trong thời gian mang thai. Hiện tượng này thường xảy ra ở đùi, chân, bàn tay, bàn chân, hoặc cơ bụng. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng chuột rút khi mang thai là gì? Bệnh trĩ khi mang thai và cách điều trị cho bà bầu bị trĩ hiệu quả Thiếu máu khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và bé? Nội dung bài viết1 Chuột rút khi mang thai là gì?2 Nguyên nhân gây chuột rút khi mang thai3 Những biểu...
Ốm nghén có lợi hay có hại cho mẹ và thai nhi?
Phụ nữ khi mang thai thường coi ốm nghén như một hình phạt khủng khiếp, một tác dụng phụ không mong muốn khi bầu bí. Tuy nhiên, có một tin vui dành cho các mẹ bầu đang bị ốm nghén. Nhiều chuyên gia sản khoa cho biết, thai phụ bị ốm nghén chứng tỏ thai nhi trong bụng mẹ đang phát triển rất tốt. Nguyên nhân là vì, biểu hiện của ốm nghén chứng tỏ các hàm lượng nội tiết tố trong cơ thể bà bầu tăng cao giúp bảo vệ thai nhi an toàn.
Mẹ bầu có thể bị ốm nghén nặng từ tuần thứ 5-7 của thai kỳ
Mẹ bầu càng bị ốm nghén, thai kỳ càng ổn định, ít có nguy cơ sẩy thai. Những đứa trẻ sinh ra bởi các thai phụ ốm nghén càng khỏe mạnh, thông minh hơn.
Một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh công bố, cơ thể bà bầu ốm nghén tiết ra hormone Endokinin giúp máu lưu thông tốt, thai nhi được cung cấp đầy đủ ôxy và các chất dinh dưỡng đảm bảo cho quá trình phát triển tự nhiên của em bé.
Do vậy, các mẹ bầu đang phải trải quan thời kỳ ốm nghén khó khăn có thể lạc quan rằng, mẹ vất vả một chút nhưng bé yêu trong bụng đang lớn khỏe mỗi ngày.
Những kiểu phụ nữ nào dễ bị ốm nghén?
Qua quan sát và ghi nhận, người ta nhận thấy một số kiểu phụ nữ sau đây có nguy cơ cao bị ốm nghén khi mang thai:
- Chị em vốn bị say tàu xe
- Chị em có hệ thần kinh, tính cách ủy mị
- Chị em mang thai lần đầu
- Mẹ bầu mang đa thai
- Mẹ bầu đang ở 3 tháng đầu thai kỳ
- Mẹ bầu làm các công việc chịu nhiều áp lực, căng thẳng tinh thần.
XEM NGAY VIDEO: Bí quyết mang thai mẹ tròn con vuông
Các triệu chứng thường gặp của ốm nghén
Dưới đây là những dấu hiệu thường gặp khi mẹ bầu bị ốm nghén:
- Buồn nôn, nôn khan
- Cơ thể mệt mỏi, khó chịu
- Chán ăn
- Thói quen ăn uống thay đổi, thích ăn hoặc ghét ăn một số món ăn nào đó
- Tâm trạng không ổn định, khó kiểm soát cảm xúc.
Với một số mẹ bầu bị ốm nghén nặng, các triệu chứng ốm nghén có thể ở mức độ nặng hơn:
- Nôn nhiều, mất nước
- Không ăn được, sụt cân nhanh chóng
- Mệt mỏi nhiều, không đủ sức vận động
- Sợ mùi
- Đau đầu, chóng mặt
Các phương pháp điều trị ốm nghén khi mang thai
Trà gừng giảm nghén hiệu quả
Một tách trà gừng là gợi ý lý tưởng cho mẹ bầu bắt đầu lên cơn buồn nôn
Gừng là một trong những vị thuốc có tác dụng hiệu quả cho mẹ bầu ốm nghén, buồn nôn, nôn nhiều.
Chị em có thể uống trà gừng, ngậm kẹo gừng khi dấu hiệu buồn nôn khởi phát.
Chế độ ăn hàng ngày
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu bị ốm nghén có tác dụng giảm ốm nghén hiệu quả.
- Không ăn thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị.
- Ăn nhiều bữa trong ngày, tránh ăn quá no.
- Không để bụng đói.
- Ăn thêm các món ăn vặt như ô mai, bánh quy, ngũ cốc, sữa…
- Tránh các loại thực phẩm khiến bạn thấy khó chịu, buồn nôn.
- Uống nhiều nước hàng ngày để bù vào lượng nước cơ thể mất đi do nôn ói.
Điều chỉnh chế độ sinh hoạt
- Chị em cần nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ
- Dù mệt mỏi, vẫn nên vận động nhẹ nhàng như tập yoga, đi bộ
- Tránh làm việc căng thẳng, áp lực
- Mẹ bầu nên chia sẻ những khó khăn tâm lý cùng người thân, bạn bè, đặc biệt là với ông xã.
Thuốc chống nôn
Với một số bà bầu bị nghén nặng, nôn nhiều dẫn tới cơ thể mất nước nghiêm trọng, bác sĩ sẽ kê thuốc chống nôn dựa trên tình trạng sức khỏe của bà bầu
Một số thuốc chống nôn an toàn có thể được sử dụng cho mẹ bầu như:
- Thuốc đối kháng Dopamine
- Thuốc đối kháng thụ thể H1
- Thuốc đối kháng thụ thể 5-Ht3
- Thuốc thuộc nhóm Phenothiazin
- Thuốc đặt phụ khoa cho bà bầu
Trà thảo dược an thai, giảm nghén
Các loại thuốc Tây y chống nôn đôi khi khiến mẹ bầu lo lắng. Ngoài ra, chị em có thể tham khảo các loại trà thảo dược an thai, giảm nghén hiệu quả.
Một trong số những sản phẩm trà thảo dược an thai, đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho bà bầu chính là trà thảo dược củ gai an thai An Thái Phương.
Trà thảo dược được chiết xuất từ nguồn nguyên liệu hữu cơ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không gây tác dụng phụ cho mẹ bầu. Đồng thời giúp chị em an thai, giảm các triệu chứng ốm nghén, cơ thể mệt mỏi, nóng trong phù hợp với bà bầu mang thai 3 tháng đầu.
Truyền dịch
Một số mẹ bầu bị ốm nghén có thể được chỉ định truyền dịch. Chị em lưu ý các thủ thuật y tế này cần thực hiện tại bệnh viện chuyên khoa sản uy tín.
Mẹ bầu sẽ được truyền dịch natri clorid 0,9% hoặc tiêm Hartmann để giảm triệu chứng ốm nghén nặng.
Thai phụ bị nôn nhiều, mất nước nghiêm trọng có thể bị hạ Natri máu, cần truyền dịch chậm, từ từ tránh ảnh hưởng thần kinh.
Bổ sung vitamin B1
Vitamin B1 còn có tên gọi là Thiamine. Mẹ bầu bị buồn nôn hoặc nôn liên tục có thể được kê thêm vitamin B1 đường uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch.
Bổ sung axít folic
Axít folic hay vitamin B9 có tác dụng ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi. Phụ nữ trước khi mang thai được khuyên nên bổ sung axit folic và đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Bổ sung axit folic đầy đủ giúp thai nhi khỏe mạnh, mẹ bầu giảm nghén hiệu quả.
Ngoài sử dụng viên uống axit folic, chị em có thể lựa chọn thực phẩm giàu axit folic như rau có lá màu xanh đậm, quả bơ, bánh mỳ, các loại ngũ cốc, măng tây, các loại hạt…
Liệu pháp vật lý
Khi ốm nghén, mẹ bầu thường có cảm giác mệt mỏi, căng thẳng có thể áp dụng một số phương pháp trị liệu không dùng thuốc như bấm huyệt, mát-xa, châm cứu…
Liệu pháp vật lý cho bà bầu cần thực hiện tại các cơ sở y học cổ truyền chuyên môn, có chỉ định của thầy thuốc. Mặc dù áp dụng phương pháp điều trị ốm nghén cho bà bầu không dùng thuốc, nhưng nhiều chị em cho biết có hiệu quả rõ rệt.
Mẹo: Nhờ chồng nghén thay
Trong dân gian có nhiều trường hợp, khi người vợ mang thai không bị nghén nhưng ông chồng lại có các biểu hiện của người ốm nghén.
Hoặc vợ đang ốm nghén nhưng khi vô tình bước qua chồng, người chồng lại ốm nghén thay vợ.
Mặc dù chưa có những nghiên cứu khoa học, giải thích nguyên nhân này, tuy nhiên họ có ghi nhận về “Hội chứng tục sản ông” hay “Nghén thay vợ”. Người chồng sẽ có những cảm xúc, thể chất tương đối giống một phụ nữ mang thai như thèm ăn, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, khó chịu, tâm trạng thay đổi thất thường.
Các nhà tâm lý học cho rằng người chồng nghén thay vợ do họ có xu hướng yêu thương, quan tâm quá nhiều đến vợ và đứa con sắp chào đời. Hay nói cách khác, người chồng nghén thay vợ là những ông chồng vô cùng yêu thương vợ mình. Thật tuyệt vời phải không các mẹ.
Nhiều ông chồng nghén thay vợ mà không rõ nguyên nhân. Chỉ có các bà vợ là người sung sướng và cảm kích chồng mình nhất.
Băn khoăn của chị em hiện tượng mẹ bầu ốm nghén từ tuần thứ mấy thai kỳ đã được giải đáp. Và giờ đây, mẹ bầu cũng yên tâm hơn để đối mặt với những thử thách trong hành trình mang thai của mình. Bạn hãy lạc quan và chăm sóc thai kỳ, an thai, dưỡng thai thật tốt để mẹ và bé đều vui khỏe đến ngày vượt cạn thành công.
GỌI HOTLINE: 1900.4539 – 033.249.6789 ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN
Bác sĩ Nguyễn Huy