Bị thủy đậu khi mang thai để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. An Thái Phương sẽ cung cấp những thông tin về bệnh thủy đậu, các biện pháp xử lý và phòng ngừa để các bạn tham khảo.
Nội dung bài viết
1. Tổng quan về bệnh thủy đậu
Thủy đậu (hay còn gọi là trái rạ) là bệnh lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh do virus Varicella gây ra.
Virus Varicella là nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu
Bệnh thường xảy ra ở trẻ em và thời gian ủ bệnh là 2 tuần. Biểu hiện của bệnh đó là cảm thấy sốt và đau nhức toàn thân. Sau đó xuất hiện những mụn nhỏ gây ngứa ngáy, khó chịu toàn cơ thể.
Nếu người lớn bị mắc bệnh thì khả năng bị các biến chứng nghiêm trọng cao hơn. Khi bị thủy đậu 1 lần thì cơ thể sẽ có những kháng thể với bệnh này. Tuy nhiên, virus vẫn tồn tại ở dạng ngủ đông và có thể tái phát thành bệnh zona sau này.
Virus thủy đậu có thể truyền từ mẹ sang bé thông qua nhau thai và gây ra dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Nên các mẹ khi có ý định có thai cần đi khám sức khỏe để xem cơ thể mẹ có kháng thể với vi khuẩn thủy đậu hay chưa.
2. Nguy cơ nhiễm thủy đậu khi mang thai
Bị thủy đậu khi mang thai đặc biệt nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé
Thủy đậu là bệnh dễ lây qua đường hô hấp. Người nhiễm bệnh có thể truyền bệnh sang người khác 2 ngày trước khi nổi mụn cho đến ngày các mụn nước này đóng vảy. Đặc biệt với các thai phụ chưa có kháng thể với loại bệnh này thì nguy cơ nhiễm bệnh dễ dàng hơn rất nhiều do khi mang thai kháng thể của mẹ và bé kém. Vậy các trường hợp có nguy cơ nhiễm bệnh khi:
- Tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh.
- Đối diện trực tiếp với người nhiễm bệnh tối thiểu 5 phút.
- Ở chung phòng với người nhiễm bệnh tối thiểu 15 phút.
3. Hậu quả bị thủy đậu khi mang thai
Có tới 10-20% thai phụ bị nhiễm virus Varicella bị viêm phổi và có tới 40% những người bị viêm phổi có nguy cơ tử vong.
Mức độ ảnh hưởng tới thai nhi phụ thuộc vào thời gian bị thủy đậu của thai phụ:
3 tháng đầu thai kỳ
- Trong 3 tháng đầu thai kỳ, đặc biệt từ tuần 8-12 của thai kỳ, nguy cơ thai nhi bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 0.4%. Biểu hiện thường gặp nhất của trẻ bị hội chứng này là bị sẹo ở da. Những bất thường khác có thể xảy ra đó là bị đục thủy tinh thể, tật đầu nhỏ, nhẹ cân, chi ngắn, chậm phát triển. Ngoài ra có thể gây ra sảy thai hoặc thai chết lưu.
- [TIẾT LỘ] Những dấu hiệu SẢY THAI sớm bà bầu cần biết - Sảy thai có thể là một cú sốc kinh khủng với nhiều bà bầu hiện nay. Để giảm thiểu rủi ro này, bạn cần tìm hiểu kỹ các dấu hiệu sảy thai sớm từ những tuần đầu tiên của thai kỳ để đi khám và chữa trị kịp thời. Động thai là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả Dọa sảy thai là gì? Nguyên nhân và cách điều trị XEM NGAY: Bác Sĩ Chia Sẻ Phương Pháp An Thai, Phòng Ngừa Dấu Hiệu Sảy Thai Sớm Nội dung bài viết1 Dấu hiệu sảy thai2 Nguyên nhân sảy...
3 tháng giữa thai kỳ
- Trong 3 tháng giữa thai kỳ, đặc biệt là từ tuần 13-20 nguy cơ thai nhi bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 2%. Sau tuần thứ 20 của thai kỳ hầu như không ảnh hưởng trên thai.
Gần ngày sinh
- Nếu mẹ bị thủy đậu 5 ngày trước sinh và 2 ngày sau sinh do mẹ chưa có đủ thời gian để truyền kháng thể cho thai nhi trước sinh nên bé dễ bị thủy đậu lan tỏa. Lúc này tỉ lệ tử vong ở bé sơ sinh lên đến 25-30% các trường hợp bị nhiễm. Để tránh nhiễm bệnh sang con, cần cách ly mẹ đồng thời bé cần được truyền varicella zoster immune globulin.
Bé có nguy cơ bị thủy đậu lan tỏa nếu mẹ nhiễm bệnh trong thời gian 5 ngày trước sinh
4. Cách xử lý khi thai phụ bị nhiễm thủy đậu
Bị thủy đậu khi mang thai nếu không có các biện pháp xử lý kịp thời để lại những hậu quả nghiêm trọng. Khi phát hiện thai phụ bị nhiễm thủy đậu cần:
- Để các thai phụ nghỉ ngơi.
- Cho thai phụ uống nhiều nước.
- Ăn thức ăn dạng lỏng dễ tiêu hóa
- Nếu thai phụ bị sốt có thể dùng thuốc hạ nhiệt paracetamol.
- Thai phụ cần giữ vệ sinh cơ thể và tránh làm vỡ bóng nước.
Nếu có diễn biến theo chiều hướng tiêu cực có nguy cơ bị viêm phổi thì thai phụ cần được nhập viện để xử lý kịp thời.
Thai phụ cần được đưa đến cơ sở y tế kịp thời khi có các biến chứng nặng của bệnh thủy đậu
5. Các biện pháp phòng ngừa bị thủy đậu khi mang thai
Nếu đã có kháng thể
Nếu thai phụ từng bị thủy đậu trước đó hoặc đã từng tiên phòng vắc-xin phòng ngừa thủy đậu thì cơ thể đã có kháng thể với loại bệnh này. Kháng thể này có thể bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé không bị mắc bệnh thủy đậu trong suốt thai kỳ.
Nếu chưa có kháng thể
Nếu bạn chưa bị thủy đậu hoặc chưa từng tiêm phòng thủy đậu trước đây thì bạn nên đến cơ sở y tế khám và thực hiện tiêm phòng. Việc tiêm phòng này nên được thực hiện ít nhất 3 tháng trước khi bạn mang thai.
- Tổng hợp điều cần biết về tiêm phòng trước khi mang thai - Tiêm phòng trước khi mang thai việc vô cùng quan trọng. Vì vậy trước khi có ý định mang thai, bạn cần tìm hiểu chi tiết về những điều cần biết khi mang thai để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và thai nhi. Nội dung bài viết1 Tại sao tiêm phòng trước khi mang thai quan trọng?2 5 Loại vacxin nhất định cần tiêm phòng trước khi mang thai?3 Lưu ý khi tiêm phòng trước khi mang thai?4 Địa điểm tiêm phòng trước khi mang thai uy tín nhất? Tại sao tiêm phòng trước khi mang thai quan...
Mẹ cần tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai 3 tháng
Nếu bạn đang mang thai và cơ thể chưa có kháng thể với thủy đậu, bạn có thể tiêm globulin miễn dịch zoster (ZIG). Việc tiêm ZIG được thực hiện trong vòng 4 ngày kể từ ngày tiếp xúc đầu tiên với người bị nhiễm bệnh.
Cách phòng ngừa
- Tránh tiếp xúc với người nhiễm bệnh.
- Tránh những nơi nhiễm dịch đặc biệt vào khoảng thời gian tháng 5, tháng 10.
- Giữ vệ sinh môi trường và thân thể tốt.
Sức khỏe trong thai kỳ của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bé. Mẹ cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để bé được khỏe mạnh. Các mẹ cũng cần thực hiện tiêm phòng đầy đủ để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.
Hồng Thanh