Sau chuyển phôi kiêng ăn gì để thai nhi bám chặt, khỏe mạnh?

Bác Sĩ Nguyễn Huy 3:20 chiều 15 Tháng Mười, 2019

Sau chuyển phôi kiêng ăn gì là vấn đề được nhiều chị em thực hiện thụ tinh nhân tạo quan tâm tìm hiểu.

Chuyển phôi là gì?

Chuyển phôi là bước thứ hai vô cùng quan trọng trong quá trình thụ tinh nhân tạo. Sau khi trứng được thụ tinh thành công trong phòng thí nghiệm, khoàng 2 ngày sau, bác sĩ sẽ cấy phôi hoặc chuyển phôi vào trong tử cung người mẹ để phôi thai bắt đầu làm tổ.

Chuyển phôi là quá trình thứ 2 vô cùng quan trọng khi thực hiện thự tinh nhân tạo

Chuyển phôi là quá trình thứ 2 vô cùng quan trọng khi thực hiện thự tinh nhân tạo

Việc chuyển phôi được thực hiện khi người mẹ rụng trứng khoảng 2 ngày hoặc đã được tiêm hormone ức chế sự rụng trứng tự nhiên. Lý do là để lớp nội mạc tử cung dày hơn, phôi thai sẽ bám chặt vào thành tử cung và làm tổ thành công.

Thực phẩm cần kiêng ăn sau chuyển phôi

Qúa trình thực hiện thụ tinh nhân tạo tốn nhiều công sức, tiền bạc của cặp vợ chồng. Để đảm bảo phôi thai trong những ngày đầu chuyển phôi khỏe mạnh, an toàn, chế độ ăn uống của mẹ bầu cũng rất quan trọng.

  • dinh-duong-mang-thai-3-thang-dau [TỔNG HỢP] Kiến thức mang thai 3 tháng đầu hữu ích cho BÀ BẦU - Sự phát triển bình thường của thai nhi nhờ vào sự cẩn trọng khi mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu. Đây là thời điểm rất nhạy cảm mẹ bầu cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi. Cụ thể là bạn cần thay đổi chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, lối sống tích cực giúp bảo vệ thai nhi khỏi những nguy cơ như sảy thai, động thai, thai phát triển không bình thường… Trà Thảo Dược Củ Gai hỗ trợ điều trị tình trạng Dọa sảy thai...

Dưới đây là những thực phẩm cần kiêng sau chuyển phôi, chị em cần lưu ý:

Thực phẩm, đồ uống lạnh

Các loại thực phẩm, đồ uống để lạnh, phụ nữ sau chuyển phôi cần tránh xa. Hoặc trước khi ăn cần hâm nóng. Ăn đồ lạnh có thể khiến mẹ bầu bị viêm họng, viêm phế quản, ho ảnh hưởng đến bào thai.

Ngoài ra, thực phẩm đông lạnh lâu ngày có nguy cơ cao nhiễm khuẩn Listeria khiến bà bầu tiêu chảy.

Thức ăn nhanh

Nhiều chị em phụ nữ rất thích đồ ăn nhanh. Tuy nhiên khi mang thai, bạn cần hạn chế tối đa, thậm chí từ bỏ thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp để lâu ngày…

Các loại thực phẩm này chứa lượng lớn chất béo, muối có hại cho thai phụ.

Bà bầu sau chuyển phôi nên kiêng ăn thực phẩm đóng hộp

Bà bầu sau chuyển phôi nên kiêng ăn thực phẩm đóng hộp

Kiêng ăn thực phẩm gây sảy thai

Trong danh sách thực phẩm sau chuyển phôi kiêng ăn gì, mẹ bầu cần chú ý tránh một số món ăn gây sảy thai như: rau má, rau ngót, rau răm, măng, khoai tây mọc mầm, đu đủ xanh, nước dừa, mướp đắng…

Các loại thực phẩm này có chứa chất gây co bóp tử cung, rất nguy hiểm cho bà bầu mới mang thai, đặc biệt chị em vừa chuyển phôi IVF.

  • uong-nuoc-dua-co-bi-say-thai-hay-khong Uống nước dừa có bị sảy thai hay không? - Nước dừa được biết đến là loại thức uống thiên nhiên sạch có công dụng giải nhiệt, cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể, tăng cường trao đổi chất. Tuy nhiên có rất nhiều ý kiến trái chiều về việc uống nước dừa có bị sảy thai hay không? Hãy cùng An Thái Phương tìm câu trả lời nhé! [TIẾT LỘ] Dấu hiệu sảy thai sớm ở bà bầu cần đặc biệt lưu ý [Tiết Lộ] Dấu hiệu sảy thai 6 tuần tuổi các mẹ cần chú ý Nước dừa có rất nhiều công dụng vậy bà bầu nên...

Thực phẩm có tính chua

Dưa muối chua, ô mai, gỏi, nộm chua mẹ bầu cần tránh khi mang thai tháng đầu. Lượng axit trong các loại thực phẩm chua dễ gây sảy thai, động thai nếu ăn dài ngày.

Đồ uống có chất kích thích

Mẹ bầu cần hạn chế tối đa uống trà sữa trong thai kỳ

Mẹ bầu cần hạn chế tối đa uống trà sữa trong thai kỳ

Sau chuyển phôi, mẹ bầu cần tuyệt đối tránh xa đồ uống có cồn (rượu, bia), chất kích thích (trà đặc, cà phê, trà sữa), chất đường nhân tạo (nước ngọt có gas, nước trái cây đóng hộp)…

Các loại đồ uống này có khiến mẹ bầu tăng cân nhanh chóng, rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến bào thai non yếu.

Kiêng thực phẩm cay nóng

Ngoài các loại gia vị cay nóng như ớt, tỏi, hạt tiêu… mẹ bầu sau chuyển phôi nên kiêng một số thực phẩm có tính cay, nóng khác như rau dăm, hồi, quế khiến tăng thân nhiệt.

Các loại mỳ tôm,  mỳ chua cay cũng phải kiêng, chúng khiến mẹ bầu táo bón, mọc mụn vô cùng khó chịu.

Thực phẩm sống chưa qua chế biến

Phụ nữ mang thai không nên ăn hải sản, thịt sống được chế biến dưới dạng gỏi, sushi, trứng trần,…

Bà bầu sau chuyển phôi cần tránh xa đồ ăn sống, chưa nấu chín

Các loại thực phẩm này khiến mẹ bầu có nguy cơ nhiễm vi khuẩn Listeria. Đây là vi khuẩn nguy hại gây ngộ độc thực phẩm khiến mẹ bầu sảy thai.

Những lưu ý khác để  sau chuyển phôi thành công

Ngoài chế độ dinh dưỡng và nắm rõ sau chuyển phôi kiêng ăn gì, mẹ bầu cần chú ý một số vấn đề khác để phôi thai bám chắc, phát triển thuận lợi:

  • Sau khi chuyển phôi, chị em cần nằm nghỉ ngơi liên tục 3-5 ngày. Tốt nhất nên nằm một chỗ, hạn chế đi lại.
  • Không lên xuống cầu thang, làm việc nặng. Nếu có thể nên nhờ người chăm sóc trong 1 tuần-2 tuần đầu sau chuyển phôi.
  • Phòng ở cho thai phụ sau chuyển phôi cần thoáng mát, nhưng tránh gió lùa.
  • Mẹ bầu chọn giường có độ cao vừa tầm. Giường có đệm êm thoải mái khi nằm. Tuyệt đối không nằm dưới sàn lạnh.
  • Không được ngồi gập bụng, ngồi xổm vì bụng sẽ chịu áp lực lớn.
  • Đi lại, đứng lên ngồi xuống cần nhẹ nhàng. Nếu có người nâng, đỡ sẽ tốt hơn.
  • Tuyệt đối không quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu chuyển phôi. Tránh tử cung bị tác động hoặc tử cung co bóp ảnh hưởng đến phôi thai.
  • Mẹ bầu không được cúi, với người. Lưu ý chọn giày dép đi lại êm ái, không gây trơn trượt.
  • Rửa tay thường xuyên. Vệ sinh mũi họng hàng ngày để tránh mắc các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp do sức đề kháng của mẹ bầu sẽ giảm nhanh chóng sau khi chuyển phôi thành công.
  • Tùy tình trạng sức khỏe của mẹ bầu, 1-2 tuần sau chuyển phôi chị em có thể đi lại ra ngoài nhẹ nhàng để thay đổi không khí, thư giãn tinh thần.
  • Yếu tố tâm lý có vai trò quan trọng giúp quá trình thụ tinh nhân tạo thành công. Mẹ bầu vui vẻ, lạc quan tin tưởng sau khi chuyển phôi mình sẽ có thai kỳ ổn định, khỏe mạnh.

Cặp vợ chồng thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm luôn thận trọng, do vậy việc tìm hiểu sau chuyển phôi kiêng ăn gì là điều cần thiết. Hy vọng, với sự chuẩn bị, tìm hiểu kỹ lưỡng mọi mặt, vợ chồng bạn sớm lên chức bố mẹ và chào đón thiên thần nhỏ ra đời.

Bác Sĩ Nguyễn Huy

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments