Bệnh sốt xuất huyết khi mang thai có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào thời điểm bà bầu bị nhiễm bệnh. Bà bầu bị sốt xuất huyết có thể gây ra các dấu hiệu sảy thai, sinh non, thai cân nhẹ, tỷ lệ mẹ truyền virus sang con là rất cao, thậm chí có trường hợp tử vong.
- Bà bầu bị cảm cúm, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả
- Đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu có nguy hiểm không?
Nội dung bài viết
Sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng tên là Dengue gây nên. Bệnh lây do muỗi vằn hút máu truyền vi rút từ người bệnh sang người lành. Muỗi vằn có nhiều khoang trắng ở lưng và chân, thường sống ở trong nhà, đậu trong những chỗ tối như gầm bàn, gầm giường, hốc tủ, dụng cụ chứa nước không có lắp đậy, quần áo treo trên vách, … Muỗi vằn có thể chích hút máu người cả ban ngày lẫn đêm.
Bị muỗi đốt khi mang thai
Dấu hiệu nhận biết bà bầu bị sốt xuất huyết khi mang thai
Khi bà bầu mắc sốt xuất huyết thường có triệu chứng khá giống với bệnh cảm cúm. Các biểu hiện của bệnh như:
- Hiện tượng bà bầu bị sốt cao đột ngột kèm theo tình trạng run rẩy
- Bà bầu có cảm giác ăn uống không ngon miệng
- Cơ thể bà bầu bị mất nước, thường khát nước, tiểu ít
- Cơ thể mẹ có cảm giác tê nhức
- Bà bầu bị đau đầu dữ dội, cơ thể đau mỏi, nhức hốc mắt
- Buồn nôn hoặc nôn mửa liên tục
- Bà bầu bị khó thở
- Bà bầu bị chảy máu chân răng
- Cơ thể mẹ xuất hiện các nốt đỏ trên da, căng da không mất
- Khi xét nghiệm thấy tiểu cầu hạ nhiều nguy cơ xuất huyết nặng gây ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh.
Bà bầu cần lưu ý khi số lượng tiểu cầu giảm xuống đồng nghĩa với việc huyết áp hạ xuống và các mẹ có thể bị chảy máu. Tình trạng này có thể đe dọa tính mạng của người mẹ và bé.
Bà bầu bị sốt xuất huyết có nguy hiểm không?
Việc mắc căn bệnh này trong khi mang thai có thể gây ra nhiều biến chứng về sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi.
Ngoài ra, virus gây bệnh sốt xuất huyết có thể truyền sang thai nhi trong thai kỳ hoặc khi các mẹ sinh. Mặt khác, các mẹ có thể cần phải mổ lấy thai nếu mắc phải sốt xuất huyết bất cứ lúc nào. Một số biến chứng xuất hiện trong thai kỳ do sốt xuất huyết gây ra như:
Giảm tiểu cầu
Có thể đe dọa đến tính mạng cho cả mẹ và bé. Ngoài ra, giảm tiểu cầu mức độ nặng có thể dẫn đến một số biến chứng khi sử dụng những kỹ thuật y khoa giúp các mẹ đẻ không đau trong quá trình sinh.
Sinh non
Khi mẹ bầu bị sốt xuất huyết trong giai đoạn mang thai từ tháng thứ 1 đến tháng thứ 6 (tam cá nguyệt thứ 1 và thứ 2), bé sẽ có nguy cơ cao bị sinh non. Ngoài ra, bé còn bị thiếu cân, nhẹ cân thậm chí là có thể tử vong nếu mẹ bầu bị nặng.
Sảy thai
Sốt xuất huyết ở bà bầu rất nguy hiểm do đó cần phải được theo dõi và xử lý kịp thời vì khi bà bầu bị sốt xuất huyết khi mang thai ba tháng đầu nguy cơ sảy thai rất cao.
Tiền sản giật khi mang thai
Nguy cơ bà bầu bị tiền sản giật truyền bệnh sốt xuất huyết cho con chỉ xảy ra nếu mẹ bầu bị bệnh vào giai đoạn cuối thai kỳ. Tuy nhiên, khả năng bé mắc phải virus này khá thấp. Bởi thế cho đến nay khả năng bệnh sốt xuất huyết gây ra dị tật cho thai nhi chưa được khẳng định chắc chắn. Vậy nên, bà bầu vẫn phải cẩn thận để tránh mắc bệnh sốt xuất huyết khi mang thai, dẫn đến lây lan sang cho trẻ sơ sinh. Sau khi sinh, bé sẽ lập tức được kiểm tra các triệu chứng điển hình như sốt cao, tiểu cầu thấp… trong trường hợp các mẹ bị sốt xuất huyết lúc gần thời điểm sinh nở.
Bà bầu bị sốt xuất huyết khai mang thai
Xuất huyết
Ở thể nặng, bệnh có thể gây chảy máu ồ ạt, biến chứng vào gan, thận, thậm chí xuất huyết não dẫn đến tử vong. Ngoài ra, nếu các mẹ bị sốt xuất huyết khi chuyển dạ sẽ hết sức nguy hiểm vì có thể dẫn đến tình trạng chảy máu kéo dài, dễ gây tử vong cho cả mẹ và bé.
Làm gì khi bị sốt xuất huyết khi mang thai
Khi đang mang thai bà bầu bị sốt xuất huyết hay có những dấu hiệu nghi ngờ sốt xuất huyết các mẹ bầu cần:
- Đến các cơ sở y tế uy tín ngay để được chẩn đoán sớm bệnh, đưa ra phương hướng điều trị bệnh phù hợp.
- Điều trị bệnh còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi bà bầu nên không được tự ý mua thuốc sử dụng thuốc trong thời gian mang thai.
- Chú ý đến tình trạng sốt vì sốt có thể gây nguy hiểm cho thai nhi nên khi các mẹ sốt trên 38 độ C cần hạ sốt bằng paracetamol 10-15mg/kg cân nặng, chườm ấm, uống nhiều nước, mặc quần áo thoáng mát. Khi các mẹ sốt dưới 38 độ C chưa cần dùng thuốc, chỉ cần chườm ấm, uống nhiều nước, mặc thoáng mát.
- Nên nghỉ ngơi tại giường, hạn chế đi lại ở mức tối đa.
- Uống nhiều nước, sử dụng nước hoa quả như nước cam ép, táo,…
- Các mẹ nên lỏng dễ tiêu, ăn cháo hay súp giúp cung cấp đủ chất dinh dưỡng, giảm cảm giác chán ăn.
- Giữ tâm trạng thoải mái, tránh lo âu gây ảnh hưởng tới sức khỏe cả mẹ và bé, tuân thủ phác đồ điều trị và những hướng dẫn của nhân viên y tế.
- Nếu bị sốt xuất huyết vào cuối thai kỳ gần thời điểm dự sinh các mẹ nên chọn những bệnh viện lớn, uy tín để tiến hành sinh đẻ. Để xử lý kịp thời những trường hợp xấu xảy ra trong và sau khi sinh.
Cách phòng bệnh sốt xuất huyết khi mang thai
- Sốt xuất huyết lây truyền qua vết muỗi đốt. Do đó, việc ngăn ngừa sự sinh sôi của muỗi và tránh bị muỗi đốt giúp bà bầu phòng tránh căn bệnh này này hiệu quả.
- Sử dụng thuốc hoặc tinh dầu đuổi muỗi ở khu vực quanh nhà ở.
- Ở trong nhà vào sáng sớm và chiều muộn vì thời gian này muỗi vằn Aedes bắt đầu hoạt động tích cực hơn
- Các mẹ nên ngủ mùng kể cả ban ngày
- Mặc quần áo màu sáng, dài tay
- Muỗi không thích không khí lạnh. Do đó, các mẹ hãy bật điều hòa trong phòng
Trên đây là một số giải đáp của Anthaiphuong.com cho thắc mắc về việc bà bầu bị sốt xuất huyết có nguy hiểm không. Hy vọng bài viết này hữu ích với các mẹ.