Tiền sản giật là gì? Những kiến thức mẹ bầu không nên bỏ qua

Bác Sĩ Chương 1:59 chiều 9 Tháng Bảy, 2019

Tiền sản giật là hiện tượng thường xuất hiện nửa sau thai kỳ. Nếu không được điều trị kịp thời tình trạng này sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và bé. Hãy cùng An Thái Phương tìm hiểu kỹ hơn về triệu chứng này để có thể nhận biết và xử lý kịp thời tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra. 

Tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật (hay còn gọi là nhiễm độc thai nghén) là hội chứng bệnh lý rối loạn thai nghén với các triệu chứng: lượng protein lớn trong nước tiểu, huyết áp cao, phù.

Tiền sản giật là gì? Những kiến thức mẹ bầu không nên bỏ qua
Tiền sản giật là hội chứng bệnh lý nguy hiểm của thai kỳ

Tình trạng này thường gặp từ tuần 20 của thai kỳ. Có 5-8% phụ nữ mang thai gặp phải trường hợp này. 

Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng sản giật, nó gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Triệu chứng của tiền sản giật

Có 3 triệu chứng điển hình của tình trạng này: tăng huyết áp, tăng protein niệu và phù

Tiền sản giật là gì? Những kiến thức mẹ bầu không nên bỏ qua 1
3 dấu hiệu cơ bản của tình trạng này

Tăng huyết áp

Đây là dấu hiệu sớm nhất và hay gặp nhất của triệu chứng này.  

Tiền sản giật là gì? Những kiến thức mẹ bầu không nên bỏ qua 2
Tăng huyết áp là dấu hiệu đầu tiên của tiền sản giật

Huyết áp tối đa lớn hơn 140 milimet thủy ngân (mm Hg)  và huyết áp tối thiểu là 90 milimet thùy ngân (mm Hg) thu được trong 2 lân liên tiếp ít nhất 6 giờ nhưng không quá 7 ngày.

Tăng protein niệu

Protein niệu thay đổi trong 24h nên cần lấy nước tiểu trong vòng 24h để có kết quả chính xác nhất. 

Tiền sản giật là gì? Những kiến thức mẹ bầu không nên bỏ qua 3
Lượng protein niệu thay đổi trong vòng 24h

Lượng protein niệu dương tính khi lượng protein lơn hơn 0.3g/l/24h hoặc trên 0.5g/l/ mẫu nước tiểu ngẫu nhiên.

Phù

Tiền sản giật là gì? Những kiến thức mẹ bầu không nên bỏ qua 4
Phù chân cũng là một dấu hiệu cảnh báo mẹ bị tiền sản giật

Phù mềm trắng, ấm lõm. Tình trạng phù kèo dài từ sáng đến tối. Nặng có thể phù dịch tràn đa màng,

Phát hiện phù bằng cách ấn trên nền cứng kèm theo biểu hiện mẹ tăng cân quá nhanh và nhiều. 

Một số triệu chứng đi kèm

  • Thị lực suy yếu: mắt mờ, mất thị lực, nhạy cảm với ánh sáng
  • Buồn nôn, nôn
  • Đau bụng trên, thường là dưới xương sườn bên phải
  • Đau đầu, chóng mặt
  • Khó thở do dịch tràn sang phổi
  • Đi tiểu ít

Biến chứng của tiền sản giật 

Diễn biến của tiền sản giật rất phức tạp nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé. Cụ thể: 

Với thai nhi

  • Thai chết lưu
  • Bé sinh non, thiếu dinh dưỡng
  • Tỉ lệ mổ đẻ cao: các mẹ bị tiền sản giật thường được bác sĩ yêu cầu nên thực hiện mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. 
Tiền sản giật là gì? Những kiến thức mẹ bầu không nên bỏ qua 5
Khi bị tiền sản giật khả năng cao phải sinh mổ
  • Nguy cơ trẻ tử vong sau sinh cao: Nguy cơ trẻ chết do ngạt, do chấn thương, chảy máu phổi,…

Với mẹ 

  • Sản giật : Đây là biến chứng nặng của tiền sản giật gây nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và bé. 
  • Xuất huyết võng mạc, mù mắt
  • Gây ra tình trạng rau bong non
  • rau-bong-non Trà Thảo Dược Củ Gai hỗ trợ điều trị Rau bong non – Triệu chứng sản khoa nguy hiểm - Khi mẹ bầu bị rau bong non nếu không cấp cứu kịp thời có thể đe dọa tính mạng của cả mẹ và thai nhi do tình trạng choáng mất máu, biến chứng rối loạn đông máu hay vô niệu. Vì vậy, mẹ bầu cần trang bị thêm kiến thức về tình trạng này để phát hiện kịp thời những bất thường. Bài viết này sẽ giúp cho các mẹ bầu tìm hiểu thêm về rau bong non trong thai kỳ. XEM NGAY: Bác Sĩ Chia Sẻ Phương Pháp An Thai, Điều Trị Rau Bong Non, Bong Màng Nuôi  Nội...
  • Chảy máu trong gan
  • Giảm các chức năng gan và rối loạn đông máu
  • Phù phổi cấp, suy tim cấp,suy thận cấp
Liên Hệ Ngay Để Được Bác Sĩ Tư Vấn
tu-van-bac-si

Nguy cơ thai phụ dễ bị mắc tiền sản giật

  • Thai phụ mang đa thai
  • Thai phụ mang thai con đầu lòng
  • Thai phụ lớn tuổi
  • Thai phụ có tiền sử bị huyết áp cao
  • Thai phụ mắc bệnh đái tháo dường hoặc các bệnh lý về thận, máu khó đông
  • Thai phụ bị thừa cân khi mang thai
  • co-thai-tang-bao-nhieu-can-la-hop-ly Bà bầu tăng cân trong thời gian mang thai bao nhiêu là hợp lý? - Trong thời gian mang thai, tăng cân là điều bình thường và tất yếu để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Vậy bà bầu tăng cân khi mang thai bao nhiêu là hợp lý? An Thái Phương sẽ giúp bạn giải quyết câu hỏi này! Nội dung bài viết1 1. Công thức tính cân nặng cho bà bầu:2 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng cân khi mang thai3 3. Cân nặng của mẹ bầu khi mang thai ở các kỳ tam cá nguyệt như thế nào?4 4. Hậu quả của việc tăng cân khi...
  • Thai phụ có di truyền hoặc có tiền sử bị tiền sản giật

► Tìm hiểu những kiến thức mang thai bổ ích cho bà bầu hiện nay

Khi bị tiền sản giật nên làm gì? 

Cho đến nay vẫn chưa có biện pháp điều trị tình trạng này. Các thai phụ cần theo dõi tình trạng sức khỏe trong suốt thai kỳ sớm phát hiện và xử lý các dấu hiệu bất thường. 

Trường hợp có các dấu hiệu bất thường

Tiền sản giật là gì? Những kiến thức mẹ bầu không nên bỏ qua 6
Khi thấy đau đầu hoa mắt các mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra

Khi xuất hiện các dấu hiệu như: đau đầu, hoa mắt, huyết áp tăng cao, đi tiểu ít, nước tiểu đậm màu,…bà bầu nên đến bệnh viện kiểm tra và thực hiện các xét nghiệm để sớm phát hiện bệnh và hạn chế các nguy cơ xấu có thể xảy ra.  

Trường hợp nghi ngờ bị tiền sản giật

Khi nghi ngờ bị tình trạng tiền sản giật mẹ cần đến bệnh viện thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng: đo chức năng thận, chức năng gan, xét nghiệm đông máu, phân tích nước tiểu,…Đồng thời các mẹ cũng cần thực hiện các xét nghiệm thai kỳ để theo dõi sức khỏe, tình trạng của thai nhi.

Tiền sản giật là gì? Những kiến thức mẹ bầu không nên bỏ qua 7
Khi nghi ngờ bị tiền sản giật các mẹ nên thực hiện các xét nghiệm lâm sàng

Với những mẹ bầu có nguy cơ cao cần xét nghiệm thêm yếu tố tân tạo mạch máu PLGF trong 3 tháng đầu thai kỳ để sớm phát hiện các nguy cơ tiền sản giật.  

Trường hợp bị tiền sản giật nhẹ và thai còn nhỏ

Thai phụ sẽ được bác sĩ hướng dẫn chi tiết và thực hiện theo dõi tại nhà. Các mẹ nên thường xuyên đi khám 1 lần 1 tuần để theo dõi sức khỏe của thai nhi và tình hình diễn biến của tiền sản giật. 

Với trường hợp bị tiền sản giật nặng

Nếu bị tiền sản nặng nhưng sức khỏe của mẹ vẫn tốt huyết áp bình thường có thể về nhà nghỉ ngơi và theo dõi chờ đến ngày sinh.

Khi thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thai phụ cần thông báo ngay tới bác sĩ. Nếu tình trạng nặng ảnh hưởng đến thai nhi bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc kích thích chuyển dạ. 

Tiền sản giật là gì? Những kiến thức mẹ bầu không nên bỏ qua 8
Khi bị tiền sản giật nặng các mẹ nên đến bệnh viện để được bác sĩ theo dõi

Thông thường để an toàn cho thai nhi và mẹ bác sĩ sẽ khuyên nên đẻ mổ để có thể kiểm soát tốt nhất tình trạng và xử lý những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sinh. 

Làm sao để hạn chế nguy cơ bị tiền sản giật

Triệu chứng tiền sản giật chưa tìm được ra nguyên nhân. Vì thế công tác phòng ngừa luôn ở thế bị động. Biện pháp tốt nhất hiện nay là các mẹ cần kiểm soát sát sao thai kỳ của mình kết hợp với chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý để giảm thiểu tình trạng này.

Chế độ ăn uống

Mẹ cần bổ sung đạm, omega 3, canxi, vitamin và các vi chất vào thực đơn ăn uống hàng ngày

 

  • Thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu trong suốt thai kỳ sao cho hợp lý? - Các mẹ bầu đặc biệt là những mẹ mang thai lần đầu đang đau đầu suy nghĩ làm sao để thai nhi có thể phát triển một cách toàn diện. Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi. Vậy làm sao để có một thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu trong suốt thai kỳ  hợp lý để không chỉ ăn đủ mà còn ăn đúng, ăn ngon và hợp với khẩu vị của mẹ? Chế độ dinh dưỡng hợp lý là yếu tố quan trọng cho việc phát triển của thai nhi....

  • Omega 3 có nhiều trong có trong cá hồi súp lơ, hạt óc chó,… giúp hạn chế nguy cơ và làm giảm các biến chứng của tiền sản giật.
  • Vitamin D: trong gan cá, nấm hương,… giúp giảm thiểu 27% nguy cơ mắc phải tình trạng này.
  • Canxi : trong sữa, rau diếp cá,…. giúp giảm thiểu 49% nguy cơ thai phụ bị tiền sản giật.
  • Không ăn nhiều tinh bột, không sử dụng rượu bia và các chất kích thích.

Chế độ nghỉ ngơi

  • Mẹ không nên làm việc quá sức, nghỉ ngơi hợp lý
  • Giữ tinh thần thoải mái 

Khám thai định kỳ

Mẹ nên đi khám thai định kỳ đầy đủ để theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và bé. 

Để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh trong thai kỳ và dễ dàng trong quá trình sinh mẹ nên thường xuyên luyện tập các bài tập nhẹ nhàng như: đi bộ, yoga, kegel,…

Tiền sản giật là gì? Những kiến thức mẹ bầu không nên bỏ qua 9
Các mẹ nên thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng khi mang thai

Tiền sản giật là bệnh nguy hiểm cho cả mẹ và bé, chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu tình trạng này. Để có một thai kỳ khỏe mạnh trước hết các mẹ cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện hợp lý. Các mẹ nên đi khám thai định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe, sự phát triển của mẹ và bé. Chúc các bạn có một thai kỳ khỏe mạnh. 

  • phu-chan-khi-mang-thai

    Phù chân là hiện tượng bình thường thường gặp trong giai đoạn mang thai đặc biệt từ kỳ tam cá nguyệt thứ 3 trở đi. Hiện tượng này không chỉ gây khó khăn cho việc đi lại mà còn tiềm ẩn nguy cơ bị tiền sản giật. Hãy cùng An Thái Phương tìm hiểu...

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments