Dựa vào bảng theo dõi cân nặng thai nhi, mẹ bầu sẽ có đánh giá tổng quan biết mức độ phát triển của con yêu trong bụng có ổn định không. Tuy nhiên, những chỉ số này không mang tính tuyệt đối, vì vậy nếu bé có to hơn hoặc nhỏ hơn 1 chút, mẹ bầu cũng đừng quá lo lắng.
Theo thời gian, bụng bầu cũng mẹ sẽ lộ rõ và nhanh chóng lớn dần. Điều này cho thấy bé yêu đang lớn lên theo đà tăng trưởng tự nhiên. Một em bé mới sinh có cân nặng trung bình từ 3,0- 3,8 kg, chiều dài khoảng 50 cm tính từ đầu đến gót chân.
Dưới đây, An Thái Phương xin gửi đến các mẹ Bảng theo dõi cân nặng thai nhi mới nhất đã được Tổ chức y tế Thế giới WHO xác nhận. Sau mỗi lần khám thai định kỳ, mẹ có thể so sánh giữa Phiếu siêu âm và Bảng theo dõi cân nặng thai nhi của chúng tôi để xác định, bé yêu trong bụng mẹ đang phát triển ổn định hay không.
- Thai nhi chậm phát triển – Nguyên nhân và cách khắc phục - Khi mang thai, bất kỳ người mẹ nào cũng mong muốn những điều tốt nhất dành cho con của mình. Họ quan tâm đến từng động thái dù nhỏ của thai nhi đang dần lớn lên trong bụng.Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà làm cho thai nhi chậm phát triển khiến các mẹ bầu rất lo lắng. Nội dung bài viết1 Thai chậm phát triển là gì ?2 Nguyên nhân dẫn đến thai nhi chậm phát triển3 Mẹ bầu cần làm gì khi có dấu hiệu thai nhi chậm phát triển?4 Làm sao để mẹ bầu phát...
1 số lưu ý giúp mẹ bầu hiểu rõ về Bảng theo dõi cân nặng thai nhi
- Bảng này chỉ có thông số cân nặng, chiều dài thai từ tuần thứ 8. Từ tuần 1-7, thai đang ở giai đoạn hình thành phôi thai nên chưa xác định chính xác kích thước.
- Chỉ số đo theo chiều ngang của thai nhi.
- Từ tuần 8-19: Kích thước đo từ phần đầu đến mông do giai đoạn này, thai thường nằm cuộn tròn trong bụng mẹ. Phiếu siêu âm bác sĩ sẽ ghi là chiều dài đầu mông CRL.
- Từ tuần 20-40: Đo từ đầu đến hết gót chân
- Dựa vào 1 số mốc khám thai cần thiết như tuần 12, 22, 32 cũng là thời điểm xác định cân nặng thai nhi chuẩn xác nhất.
- Thông số không mang tính tuyệt đối. Nếu có chênh lệch chỉ số không đáng kể, thai nhi vẫn phát triển bình thường.
Bảng theo dõi cân nặng thai nhi mới và chuẩn nhất
Nội dung bài viết
Làm gì, nếu thai nhi có chỉ số thấp hơn bảng theo dõi?
Khi thai nhi nhẹ cân, chiều dài ngắn hơn chuẩn, mẹ bầu nào cũng lo lắng thai bị suy dinh dưỡng.
Nhiều trường hợp thai nhẹ cân, thai chậm phát triển do người mẹ phải lao động nặng, làm việc vất vả nhưng chế độ ăn nghèo dinh dưỡng.
Tuy nhiên, cũng có mẹ bầu mặc dù tẩm bổ rất nhiều nhưng chỉ mẹ tăng cân nhanh chóng, còn thai nhi lại kém phát triển. Trường hợp này, mẹ cần xem xét lại thực đơn ăn uống, số lượng bữa ăn trong ngày và hàm lượng dinh dưỡng bữa ăn.
Khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của thai nhi là việc làm cần thiết
Thai nhi sử dụng chất dinh dưỡng từ 3 nguồn:
- Kho dự trữ dinh dưỡng của mẹ có từ trước khi mang thai
- Qúa trình tổng hợp dưỡng chất nhờ nhau thai
- Khẩu phần ăn hàng ngày của mẹ bầu
Do đó, nếu chị em có chế độ ăn nghèo nàn, thiếu khoa học trước và trong thai kỳ, nguy cơ thai suy dinh dưỡng, thai chậm phát triển khó tránh.
Thai nhẹ cân, kém phát triển có sức đề kháng kém, khả năng bị ngạt trong quá trình sinh cao hơn bình thường. Đặc biệt, điều này tăng tỷ lệ trẻ sinh non, trẻ mắc các bệnh đường hô hấp sau sinh tăng lên.
- Thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu trong suốt thai kỳ sao cho hợp lý? - Các mẹ bầu đặc biệt là những mẹ mang thai lần đầu đang đau đầu suy nghĩ làm sao để thai nhi có thể phát triển một cách toàn diện. Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi. Vậy làm sao để có một thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu trong suốt thai kỳ hợp lý để không chỉ ăn đủ mà còn ăn đúng, ăn ngon và hợp với khẩu vị của mẹ? Chế độ dinh dưỡng hợp lý là yếu tố quan trọng cho việc phát triển của thai nhi....
Nếu thai nhi thừa cân
Thai nhi vượt chuẩn không phải là điều đáng mừng. Bạn có nguy cơ khó sinh, thậm chí phải sinh mổ.
Do đó, mẹ cần xem xét lại chế độ ăn và thói quen sinh hoạt hàng ngày:
- Bạn có đang ăn gấp đôi khẩu phần ăn hàng ngày?
- Bạn ăn nhiều thực phẩm chứa đường, dầu mỡ, thịt động vật?
- Bạn tăng cân liên tục và nhanh chóng trong thời gian ngắn?
- Bạn không có thói quen vận động, tập thể dục khi mang thai?
- Bạn xét nghiệm bị tiểu đường thai kỳ hoặc có bệnh mãn tính, thiếu máu…?
Nếu câu trả lời là CÓ, nguy cơ bạn và thai nhi bị béo phì là rất lớn. Bạn cần kiểm soát cân nặng trước khi xảy ra những biến chứng sản khoa nguy hiểm như tiền sản giật, béo phì bẩm sinh, tiểu đường bẩm sinh …..
Quản lý cân nặng thai nhi khỏe mạnh, ổn định
Dựa vào bảng theo dõi cân nặng thai nhi, sau mỗi lần khám thai, mẹ có thể so sánh các chỉ số của con mình với tiêu chuẩn chung. Hoặc bạn tư vấn bác sĩ về mức độ phát triển của bé yêu qua từng tuần.
Do đó, khám thai định kỳ là việc làm cần thiết, mẹ bầu không được bỏ qua. Trường hợp thai tăng trưởng chậm hoặc nhiều tuần chỉ số cân nặng, chiều dài vẫn giữ nguyên là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm.
TẶNG SÁCH THAI GIÁO CỰC HAY
“Những bí kíp vàng để có thai kỳ khỏe mạnh”
♥Tìm hiểu sự phát triển của thai nhi trong 40 tuần thai
♥Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng mang thai
♥Những mẹo nhỏ cực hữu ích mẹ bầu nào cũng phải có… và rất nhiều thông tin thai kỳ bổ ích khác
Bác Sĩ Nguyễn Huy