Hiện tượng bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 5 các mẹ cần lưu ý

Bác Sĩ Chương 10:49 sáng 25 Tháng Hai, 2020

Rất nhiều mẹ bầu hiện nay gặp phải triệu chứng bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 5 khiến các mẹ khá lo lắng cho sự phát triển của thai nhi. Vậy những nguyên nhân nào gây ra tình trạng này, triệu chứng này có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Nguyên nhân bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 5

Tử cung lớn dần

Khi sang tam cá nguyệt thứ 2, em bé lớn dần và tử cung cũng phải lớn theo để thích nghi với thai nhi. Tốc độ phát triển của thai nhi trong tử cung sẽ làm gia tăng diện tích tại khoang chậu giữa bàng quan và trực tràng gây áp lực lên tử cung. Tử cung lại tạo áp lực lên thành bụng gây ra hiện tượng căng cứng bụng.

Tử cung lớn dần gây ra hiện tượng cứng bụng

Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 5 do khung xương thai nhi đang phát triển

Lúc này, hệ xương của thai nhi đang phát triển và ngày càng tăng dần về kích thước. Vì vậy, khi mang thai tháng thứ 5 bé đạp nhiều hoặc bé yêu cử động thì mẹ bầu sẽ cảm nhận được những cơn gò nhẹ rất rõ. Những cơn gò gây căng cứng bụng  là dấu hiệu chứng tỏ con yêu đang phát triển và đã cứng cáp hơn nhiều.

Trọng lượng của cơ thể mẹ

Bụng cứng khi mang thai còn do thể trạng cân nặng của từng mẹ bầu. Nhiều mẹ bầu gầy, người mỏng, bụng ít mỡ thường có cảm giác bụng cứng sớm hơn những người đậm đà.

Tâm trạng mẹ bầu cũng gây căng cứng bụng

Trong thời gian mang thai sẽ khiến cho các bà bầu có những thay đổi về tâm lý. Cảm xúc của mẹ bầu cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của bé Trên thực tế, bụng căng cứng của mẹ bầu khi mang thai tháng thứ 5 là hiện tượng hết sứctrong bụng, bởi vậy tạo ra hiện tượng bế gò cứng bụng.Thay vì quá lo lắng, mẹ nên thả lỏng cơ thể, cố gắng giữ tâm trạng thoải mái vui vẻ để giúp thai nhi phát triển một cách ổn định nhất.

Táo bón và xì hơi là nguyên nhân gây căng tức bụng dưới khi mang thai

Nghe có vẻ hơi vô lý, tuy nhiên táo bón và xì hơi lại là nguyên nhân gây căng tức bụng dưới khi mang thai. Theo đó trong suốt quá trình mang thai, Progesterone – loại hóoc môn  tăng lên làm chậm hệ tiêu hóa của mẹ bầu. Chế độ ăn ít chất xơ cùng thói quen ăn uống không lành mạnh cũng khiến bụng mẹ bầu bị cứng trong giai đoạn này. 

Xoa bụng bầu quá nhiều

Hành động xoa bóp có thể tạo ra các kích thích lên tử cung, dẫn đến các cơn gò. Ngoài ra trong một số trường hợp có thể gây sinh non. 

Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 5, 6 có phải dấu hiệu sắp sinh? 

Triệu chứng bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 5 của mẹ bầu là hiện tượng hết sức bình thường. Cơn gò cứng bụng trong thời điểm này không gây đau đớn mà chỉ gây cho mẹ cảm giác khó chịu.

► Tìm hiểu bài thuốc củ gai tươi giúp bà bầu điều trị động thai, ra máu hiệu quả

Bà bầu bị căng cứng bụng khi mang thai tháng thứ 5 có sao không?

Thực ra, đây cũng là một hiện tượng khá bình thường trong thời gian mang thai. Tình trạng căng cứng bụng ở mỗi bà bầu là khác nhau, do vậy mức độ nguy hiểm cũng khác nhau.Cơn gò này chỉ thực sự nguy hiểm khi người mẹ bị gì cứng trong một khoảng thời gian dài và có cảm giác bụng như bị gò lên xuống liên tục đi kèm với các triệu chứng đau lưng, ra máu, hay chuột rút…thì cần đi khám ngay lập tức.

Mẹ bầu cần lưu ý những gì ?

  • Nghỉ ngơi nhiều hơn, không vận động mạnh
  • Hạn chế xoa bụng
  • Kiêng quan hệ vợ chồng.
  • Chú ý đến chế độ dinh dưỡng: các mẹ nên ăn  các loại thức ăn và rau quả có chứa nhiều chất xơ có trong những loại rau xanh, uống nhiều nước trong ngày. Có một chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý sẽ giúp con yêu của cã mẹ phát triển tốt cũng như đảm bảo sức khỏe cho các mẹ.
  • Có chế độ sinh hoạt hợp lý và thường xuyên luyện tập các bài tập thể dục như yoga…cũng sẽ khiến người mẹ cảm thấy dễ chịu hơn
  • Chườm ấm sẽ khiến cơ thể mình dễ chịu hơn mỗi khi cơn gò diễn ra: Để cho mao mạch dưới da bụng được giãn nở, mẹ bầu nên tắm bằng nước ấm dưới vòi sen hoặc ngâm mình trong bồn nước ấm để thư giãn. Hoặc mẹ cũng có thể dùng một chiếc túi để chườm ấm bằng cách đặt lên bụng.

Ngâm mình trong nước ấm để giảm cảm giác cứng bụng

Theo các chuyên gia, đa số các trường hợp bà bầu bị căng cứng bụng khi mang thai tháng thứ 5 đều không nguy hiểm. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể mẹ và bé trong thời gian mang thai.

Tuy nhiên, nếu căng cứng bụng  xuất hiện trong thời gian dài hoặc lệch hẳn sang một bên hoặc kèm theo các các biểu hiện bất thường như ra máu, chuột rút, đau nhức lưng…các mẹ nên nhanh chóng đến viện để kiểm tra.

► Tìm hiểu những kiến thức mang thai cho bà bầu tại anthaiphuong.com

  • Từ khóa tìm kiếm:
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments