[TIẾT LỘ] Bảng cân nặng thai nhi chuẩn theo tuần mới nhất của WHO

Hồng Thanh 9:20 sáng 12 Tháng Sáu, 2020

Để kiểm tra sức khỏe của thai nhi, bác sĩ tiến hành kiểm tra tình trạng chiều cao, bảng cân nặng của thai nhi chuẩn quốc tế. Vậy cân nặng của thai nhi theo từng tuần tuổi như thế nào là phát triển bình thường? 

Như chúng ta đã biết, cân nặng chuẩn của thai nhi là một trong các yếu tố quan trọng đánh giá tình trạng sức khỏe và phát triển của thai nhi. Để theo dõi và đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của mẹ và bé, khi đi khám thai các bác sĩ sẽ kiểm tra những chỉ số chiều cao và tiêu chuẩn cân nặng thai nhi để có những lưu ý về chế độ dinh dưỡng, chế độ tập luyện cần thiết giúp bé phát triển tốt nhất.

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi

Giai đoạnChiều dài (CRL)Cân nặng
Tuần thứ 81.6 cm1 g
Tuần thứ 92.3 cm2 g
Tuần thứ 103.1 cm4 g
Tuần thứ 114.1 cm7 g
Tuần thứ 125.4 cm14 g
Tuần thứ 137.4 cm23 g
Tuần thứ 148.7 cm43 g
Tuần thứ 1510.1 cm70 g
Tuần thứ 1611.6 cm100 g
Tuần thứ 1713 cm140 g
Tuần thứ 1814.2 cm190 g
Tuần thứ 1915.3 cm240 g
Tuần thứ 2016.4 cm300 g
Tuần thứ 2125.6 cm360 g
Tuần thứ 2227.8 cm430 g
Tuần thứ 2328.9 cm501 g
Tuần thứ 2430 cm600 g
Tuần thứ 2534.6 cm660 g
Tuần thứ 2635.6 cm760 g
Tuần thứ 2736.6 cm875 g
Tuần thứ 2837.6 cm1005 g
Tuần thứ 2938.6 cm1153 g
Tuần thứ 3039.9 cm1319 g
Tuần thứ 3141.1 cm1502 g
Tuần thứ 3242.4 cm1702 g
Tuần thứ 3343.7 cm1918 g
Tuần thứ 3445 cm2146 g
Tuần thứ 3546.2 cm2383 g
Tuần thứ 3647.4 cm2622 g
Tuần thứ 3748.6 cm2859 g
Tuần thứ 3849.8 cm3083 g
Tuần thứ 3950.7 cm3288 g
Tuần thứ 4051.2 cm3462 g

Tuy nhiên, đây chỉ là bảng đo cân nặng, chiều cao trung bình của thai nhi. Thực tế, thai nhi có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn so với bảng kết quả đo trung bình thì các mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé. Bác sĩ sẽ cho bạn biết trường hợp nào đáng chú ý về tình trạng sức khỏe của bé nhé.

Cách tính cân nặng chuẩn của thai nhi

Theo từng giai đoạn khác nhau mà chiều dài, cân nặng chuẩn của thai nhi được tính theo các cách khác nhau. Cụ thể:

  • Trước 20 tuần tuổi: Thai nhi thường cuộn tròn trong bụng mẹ. Nên chiều dài thai nhi được xác định bằng cách đo chiều dài từ đầu tới mông- hay còn gọi là chiều dài đầu mông.
  • Đến tuần thứ 20: Chiều dài thai nhi được xác định bằng cách đo chiều dài từ đầu tới gót chân. Trong giai đoạn này, chiều dài thai nhi tăng dần đều.
  • Đến tuần thứ 30: Trọng lượng của thai nhi sẽ tăng tốc tối đa chuẩn bị chào đời.
[TIẾT LỘ] Bảng cân nặng thai nhi chuẩn theo tuần mới nhất của WHO 1
Thai nhi qua từng tuần tuổi

Các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi

  • Yếu tố di truyền ảnh hưởng đến cân nặng, chiều cao của thai nhi.
  • Sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của mẹ: Nếu các mẹ bị béo phì, tiểu đường thường có khả năng sinh con lớn hơn, nặng cân hơn.
Liên Hệ Ngay Để Nhận Được Bộ Sách Thực Đơn Dinh Dưỡng Từng Ngày Trong Suốt Thai Kỳ
[TIẾT LỘ] Bảng cân nặng thai nhi chuẩn theo tuần mới nhất của WHO
  • Vóc dáng của mẹ: Các mẹ có vóc dáng cao to thường sinh con có có cân nặng và chiều cao lớn hơn các bà mẹ có vóc dáng thấp.
  • Mức tăng cân của mẹ trong suốt thai kỳ: Nếu mẹ tăng cân ít có thể bé sẽ bị thiếu cân, suy dinh dưỡng. Nếu bạn tăng cân quá nhiều có thể bé tăng trưởng nhanh có thể phải mổ vì thai quá to.
  • Thứ tự sinh con: Thông thường, con thứ thường lớn hơn con đầu lòng. Nhưng nếu mẹ sinh 2 lần quá gần nhau, thì có thứ có khả năng suy dinh dưỡng.
  • Số lượng thai nhi trong bụng: Nếu mẹ mang song thai hoặc đa thai thì cân nặng của bé thường nhỏ hơn bình thường.

Các vấn đề phát triển bất thường của thai nhi

Thai nhi bị thừa cân

  • Khi chỉ số cân nặng thai nhi lớn hơn mức trung bình 3 cm nghĩa là bé đang phát triển lớn hơn tuổi thai. Bác sĩ cần thực hiện siêu âm để tìm hiểu nguyên nhân.
  • Thai nhi quá lớn có thể gây khó khăn cho mẹ trong quá trình chuyển dạ và sinh con. Khi bé bị thừa cân sinh ra có thể đối diện với nguy cơ bị hạ đường huyết và kéo theo một loạt các hiện tượng như : suy tim, suy hệ tuần hoàn,… Ngoài ra, bé có thể mắc các bệnh như béo phì, tiểu đường,…
  • Khi cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi quá lớn khiến các mẹ sẽ khó ngủ hơn trong những tháng cuối thai kỳ. Các mẹ cần chọn cho mình tư thế ngủ giúp các mẹ bầu thoải mái nhất. Trong giai đoạn này, tử cung có xu hương quay về bên phải nên các mẹ chọn tư thế nằm nghiêng quay về bên trái : Chân trái duỗi, chân phải gập khiến cho thai nhi thoải mái.

Thai nhi bị thiếu cân

  • Khi cân nặng chuẩn của thai nhi nhỏ hơn mức trung bình 3 cm nghĩa là bé đang trong trong tình trạng chậm phát triển hơn so với tuổi thai.
[TIẾT LỘ] Bảng cân nặng thai nhi chuẩn theo tuần mới nhất của WHO 3
Hình ảnh minh họa thai nhi nhẹ cân so với tuổi
  • Khi thai nhi có cân nặng quá nhỏ so vơi cân nặng chuẩn khi sinh ra bé có nguy cơ thiếu dinh dưỡng, đề kháng kém,… Khi đó bác sĩ cần tiến hành các xét nghiệm như: kiểm tra chức năng vận chuyển của rau thai, dây rốn, chế độ dinh dưỡng của mẹ,… để tìm ra nguyên nhân và đưa ra biện pháp kịp thời xử lý.
  • Sau khi tìm ra được nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa lời khuyên về chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi cho mẹ sao cho phù hợp nhất để thai nhi có thể phát triển bình thường.

Mức tăng cân của mẹ như thế nào là hợp lý?

Trong suốt thai kỳ, sức khỏe và cân nặng của mẹ cần đặc biệt quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng thai nhi.

[TIẾT LỘ] Bảng cân nặng thai nhi chuẩn theo tuần mới nhất của WHO 4
Cân nặng của mẹ ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi

Nếu mẹ tăng cân quá ít có thể dẫn đến tình trạng con bị thiếu dinh dưỡng để phát triển, có nguy cơ sinh non cao. Nếu mẹ tăng cân quá nhiều trong suốt thai kỳ có thể dẫn đến nguy cơ bị tiểu đường cao, khả năng sinh mổ của bạn cũng cao do thai nhi quá lớn.

Tốt nhất trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu nên tăng từ 10-12 kg. Nếu mẹ mang song thai mẹ nên tăng từ 16-20 kg. Mức tăng cân này chia thành các giai đoạn cụ thể sau:

Trong 3 tháng đầu thai kỳ: Mẹ nên tăng từ 1,5-2 kg

Nếu bác sĩ cảnh báo mẹ đang trong tình trạng thiếu cân, mẹ cần tăng thêm 2.5 kg nữa. Các mẹ có thể sử dụng sữa bầu để tăng canxi, khoáng chất, vi chất,… cho sự phát triển của mẹ và bé.

 

  • sua-tot-nhat-cho-ba-bau-3-thang-dau Bà bầu nên uống loại sữa gì trong 3 tháng đầu thai kỳ? - Khi mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ, nếu chỉ ăn uống sẽ chưa cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Các mẹ cần uống sữa để bổ sung những vi chất, khoáng chất còn thiếu mà thực phẩm chưa cung cấp được. Vậy bà bầu nên uống sữa gì trong 3 tháng đầu thai kỳ?  Nội dung bài viết1 1. Lợi ích của việc uống sữa trong 3 tháng đầu2 2. Tiêu chí chọn sữa bầu tốt nhất3 3. Các loại sữa nên dùng trong giai đoạn này 1. Lợi ích...

Nếu bác sĩ cảnh báo mẹ đang trong tình trạng thừa cân, mẹ có thể không cần tăng hoặc tăng không quá 1kg.

Trong 6 tháng cuối : Mẹ nên tăng  từ 500g – 600g / tuần

Nếu mẹ trong tình trạng thừa cân chỉ nên tăng 200g-300g/tuần

Dựa trên những chỉ số này, mẹ cần có chế độ ăn uống hợp lý trong suốt thai kỳ để có sức khỏe tốt nhất cho mẹ và bé.

Các mẹ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và bé trong suốt quá trình mang thai. Cần theo dõi bảng cân nặng của thai nhi theo tuần tuổi và từng thời kỳ khác nhau. Nếu có dấu hiệu cân nặng bất thường cần gặp bác sĩ để nhận được tư vấn về chế độ ăn uống phù hợp.

► Tìm hiểu những thông tin hữu ích về sức khỏe bà bầu tại: anthaiphuong.com

  • dinh-duong-mang-thai-3-thang-dau

    Sự phát triển bình thường của thai nhi nhờ vào sự cẩn trọng khi mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu. Đây là thời điểm rất nhạy cảm mẹ bầu cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi. Cụ thể là bạn cần...

  • dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa

    Để thai nhi phát triển toàn điện cả về sức khỏe và trí não, bạn cần đặc biệt chú ý kinh nghiệm chăm sóc mẹ bầu 3 tháng giữa. Đây là thời điểm vàng để thai nhi hình thành và phát triển. Vì vậy nếu bạn đang tìm hiểu về vấn đề này thì...

  • Các mẹ bầu đặc biệt là những mẹ mang thai lần đầu đang đau đầu suy nghĩ làm sao để thai nhi có thể phát triển một cách toàn diện. Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi. Vậy làm sao để có một thực đơn dinh...

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments