12 Dấu hiệu chuyển dạ chính xác và sớm nhất mẹ bầu cần biết

Hồng Thanh 2:48 chiều 16 Tháng Tám, 2019

Việc nhận biết chính xác các dấu hiệu chuyển dạ để có những chuẩn bị tốt nhất chuẩn bị cho hành trình vượt cạn là hoàn toàn cần thiết. Vậy những dấu hiệu nào cho biết các mẹ chuẩn bị bước vào thời kỳ lâm bồn. Hãy cùng An Thái Phương tìm hiểu nhé.

Bụng bầu tụt xuống

Dấu hiệu chuyển dạ đầu tiên vài tuần trước khi bé chào đời là sự tụt xuống của bụng bầu. Khi ấy bé sẽ dịch chuyển xuống phía dưới 2 khung xương chậu.

bung-bau-tut-xuong-la-dau-hieu-chuyen-da

Bụng bầu tụt xuống khiến mẹ trở nên nặng nề hơn

Việc bụng bầu tụt xuống khiến mẹ đi lại khó khăn, lạch bạch hơn. Thời điểm này các mẹ cần chú ý đi lại nhẹ nhàng, cẩn thận. 

Dấu hiệu này thường rõ hơn với các mẹ mang thai lần đầu khoảng 1 tuần trước sinh. Với các mẹ mang thai từ tháng thứ 2 trở đi thì dấu hiệu này khó nhận ra. 

Dễ thở hơn

Dễ thở hơn cũng là một dấu hiệu chuyển dạ sớm các mẹ cần lưu ý. Việc tụt bụng bầu khiến các mẹ đi lại khó khăn nhưng cũng khiến ác mẹ thoải mái hơn. Bụng bầu tụt xuống khiến các bé không còn đè lên phổi, giảm áp lực của bé lên ngực của mẹ khiến các mẹ dễ thở hơn.

Đi tiểu nhiều hơn

Khi mang thai các mẹ đi tiểu nhiều hơn bình thường do nội tiết tố trong cơ thể thay đổi khiến máu tăng lên. Bé càng ngày càng lớn thì áp lực lên cổ tử cung và bàng quang càng lớn khiến các mẹ đi tiểu nhiều hơn bình thường.

di-tieu-nhieu-hon

Cuối thai kỳ các mẹ đi tiểu nhiều hơn

Tuy nhiên đến cuối thai kỳ, khi bụng bầu tụt xuống thì áp lực lên bàng quang càng lớn nên ngoài việc đi tiểu nhiều hơn có thể xuất hiện tình trạng són tiểu. Đi tiểu nhiều đi kèm các dấu hiệu chuyển dạ khác như sa bụng bầu, dễ thở thưỡng xuất hiện sớm trước khi sinh vài ngày thậm chí 1 hoặc 2 tuần.

Tiêu chảy

Từ tuần 38 trở đi mẹ thường hay bị tiêu chảy kể cả có ăn uống khoa học. Nguyên nhân là do lượng hormone prostaglandins tăng cao nhất. Hormone này giúp cho tử cung của mẹ co thắt dễ dàng nhưng cũng gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa sinh ra triệu chứng tiêu chảy.

tieu-chay-la-dau-hieu-chuyen-da

Lượng hormone prostaglandins tăng ảnh hưởng đến đường tiêu hóa 

Dãn khớp

Trong thai kỳ, hormone rexalin khiến cho dây chằng và các khớp dãn ra. Đến cuối thai kỳ thì dấu hiệu này xảy ra rõ ràng hơn. Tuy nhiên các mẹ đừng quá lo lắng nhé. Đây là một dấu hiệu chuyển dạ tự nhiên giúp khung xương chậu mở rộng và chuẩn bị cho quá trình sinh bé.

Liên Hệ Ngay Để Được Bác Sĩ Tư Vấn
tu-van-bac-si

Mệt mỏi hơn

met-moi-hon

Các mẹ nằm hay ngồi đều không thoải mái

Ở giai đoạn này các mẹ sẽ thấy mệt mỏi, uể oải hơn chỉ muốn nằm lì 1 chỗ. Bụng càng ngày càng to khiến các mẹ đi lại khó khăn ngay cả nằm cũng khó. Các mẹ khó có thể chọn được 1 tư thế phù hợp thậm chí khiến các mẹ mất ngủ. Vì thế các mẹ hãy tranh thủ chợp mắt ngay khi cảm thấy buồn ngủ nhé!

Chuột rút, đau lưng

chuot-rut-khi-mang-thai

Chuột rút cuối thai kỳ là một trong những dấu hiệu chuyển dạ thường gặp

Chuột rút khi mang thai là tình trạng thường gặp trong thai kỳ. Tuy nhiên nếu tình trạng này diễn ra nhiều hơn kèm theo hiện tượng đau lưng, đau 2 bên háng vào những tuần cuối thai kỳ thì đây là dấu hiệu chuyển dạ cần lưu ý. Lúc này các khớp ở vùng xương chậu và tử cung bị kéo căng chuẩn bị cho quá trình vượt cạn.

  • chuot-rut-khi-mang-thai Chuột rút khi mang thai – Nguyên nhân và các bí quyết khắc phục - Chuột rút là hiện tượng phổ biến thường gặp ở phụ nữ trong thời gian mang thai. Hiện tượng này thường xảy ra ở đùi, chân, bàn tay, bàn chân, hoặc cơ bụng. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng chuột rút khi mang thai là gì? Bệnh trĩ khi mang thai và cách điều trị cho bà bầu bị trĩ hiệu quả Thiếu máu khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và bé? Nội dung bài viết1 Chuột rút khi mang thai là gì?2 Nguyên nhân gây chuột rút khi mang thai3 Những biểu...

Với các mẹ sinh con lần đầu thì hiện tượng đau lưng, chuột rút dữ dội hơn. Nhiều mẹ còn cho hay, tình trạng này giống như trước chu kỳ kinh nguyệt. 

Các mẹ cần đi lại nhẹ nhàng, hạn chế đi cầu thang đề phòng trường hợp cơn chuột rút đến bất cứ lúc nào. Nếu đi lên hay xuống cầu thang cần bám vào lan can cầu thang.

Ngừng tăng cân

ngung-tang-can-cuoi-thai-ky-la-1-dau-hieu-chuyen-da

Ngừng tăng cân cuối thai kỳ không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé

Vào giai đoạn cuối thai kỳ, cân nặng của mẹ chững lại thậm chí ở tuần 40 mẹ có thể sụt ký. Dấu hiệu chuyển dạ này là bình thường có thể mẹ sẽ chuyển dạ trong vòng 10 ngày tới. Việc sụt ký này không ảnh hưởng đến sự phát triển của bé đây chỉ là lượng nước ối giảm chuẩn bị cho quá trình sinh bé.

Vỡ nước ối

vo-nuoc-oi

Vỡ nước ối là dấu hiệu chuyển dạ điển hình nhất

Thời gian từ khi vỡ ối đến khi sinh là hoàn toàn khác nhau. Nhiều mẹ vẫn lầm tưởng vỡ ối sẽ sinh ngay. Nhưng thực tế chỉ có một số ít mẹ bầu sinh ngay khi bị vỡ nước ối. Phần lớn các mẹ bầu khác phải vài giờ sau mới thực sự lâm bồn. 

Khi thấy bị vỡ ối các mẹ cần đến ngay bệnh viện gần nhất chuẩn bị cho hành trình vượt cạn sắp tới nhé.  

Cổ tử cung mở

Mẹ bầu có thể dễ dàng cảm nhận được cổ tử mở trong vài ngày hoặc vài tuần trước đó. Các mẹ có mốc khám thai định kỳ vào thời điểm này có thể biết được độ mở của tử cung.

  • moc-kham-thai-dinh-ky Mốc khám thai định kỳ bà bầu cần nắm trong lòng bàn tay - Khi có ý định mang thai bạn cần tìm hiểu các kiến thức về mang thai và đặc biệt không được quên các mốc khám thai định kỳ và tìm hiểu bệnh viện khám thai uy tín. Đây là điều bà bầu nên nắm trong lòng bàn tay. Nội dung bài viết1 10 mốc khám thai định kỳ cho bà bầu2 Địa chỉ khám thai định kỳ uy tín tại Hà Nội bạn nên lựa chọn?3 Địa chỉ khám thai định kỳ uy tín tại TPHCM bạn nên lựa chọn? 10 mốc khám thai định kỳ cho bà bầu Mốc...

Ra nhớt hồng

Nút nhầy là chất kết nối giữa cổ tử cung và âm đạo. Nút nhầy có tác dụng bảo vệ màng ối và thai nhi chống sự xâm nhập của vi khuẩn ở âm đạo tấn công.

ra-nhot-hong

Các mẹ cần chú ý tình trạng máu báo chuyển dạ

Khi cổ tử cung mở ra thì nút nhầy sẽ bị bong ra. Khi nút nhầy bong ra thường xuất hiện kèm theo một chút nhớt hồng. Tuy nhiên đây chưa phải dấu hiệu chuyển dạ rõ ràng và chính thức nhất. Hiện tượng bong nút nhầy tương tự như tụt bụng bầu khi mang thai sẽ xuất hiện vài ngày hoặc vài tuần trước sinh.

Xuất hiện các cơn gò chuyện dạ

Các cơn co thắt là dấu hiệu chuyển dạ dễ nhận thấy nhất. Trong tháng cuối thai kỳ các  mẹ tường thấy xuất hiện các cơn gò chuyển dạ giả hay còn gọi là cơn gò Braxton – Hicks. Các cơn gò này xuất hiện trong thời gian ngắn thường khoảng 30s, xuất hiện thưa thớt và ngẫu nhiên. Cơn đau không có xu hướng tăng mà giảm dần khi mẹ nghỉ ngơi.

con-go-chuyen-da

Cơn gò chuyển dạ ngày kéo dài đến khi sinh xong

Trong khi đó những cơn gò chuyển dạ đúng nghĩa nó khó khăn hơn rất nhiều. Chúng xuất hiện với tần suất đều đặn từ 5 – 7 phút, mạnh dần lên và chỉ kết thúc khi mẹ sinh em bé. Nếu mẹ sinh con so thì phải chịu cơn gò chuyển dạ này đau đớn hơn nhiều so với những lần sinh bé sau. 

Các dấu hiệu này thường diễn ra từ tuần 38 trở đi. Các mẹ cần chú ý những dấu hiệu chuyển dạ này để đến bệnh viện chuẩn bị cho hành trình sinh bé sắp tới nhé. Chúc các mẹ có một kỳ vượt cạn thành công.

Hồng Thanh

  • dau-bung-khi-mang-thai

    Đau bụng khi mang thai là một hiện tượng thường xuyên xảy ra trong quá trình mang thai ở mẹ bầu đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Đối với các sản phụ đây là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên nếu tình trạng đau bụng này kéo dài...

  • ra-dich-khi-mang-bau

    Do sự thay đổi của một số hooc-môn trong thai kỳ, thai phụ bị ra dịch khi mang thai là khá bình thường. Nhưng trong một vài trường hợp, tăng tiết dịch hoăc dịch âm đạo có sự thay đổi bất thường về màu, mùi là dấu hiệu báo động về sức khỏe,  mẹ...

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments