Chuột rút khi mang thai – Nguyên nhân và các bí quyết khắc phục

Hồng Thanh 4:29 chiều 27 Tháng Sáu, 2019

Chuột rút là hiện tượng phổ biến thường gặp ở phụ nữ trong thời gian mang thai. Hiện tượng này thường xảy ra ở đùi, chân, bàn tay, bàn chân, hoặc cơ bụng. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng chuột rút khi mang thai là gì?

Chuột rút khi mang thai là gì?

Chuột rút thường bắt đầu xảy ra từ tháng thứ 3 của thai kỳ trở đi khi thai nhi lớn dần hiện tượng này càng dữ dội. Chuột rút xảy ra vào cả ban ngày và ban đêm nhưng chủ yếu vào ban đêm gây ra hiện tượng giật mình ảnh hưởng đến giấc ngủ của thai phụ. Bệnh này không để lại các biến chứng sau sinh cho bà bầu.

 

hien-tuong-chuot-rut-khi-mang-thai
Chuột rút khi mang thai

Nguyên nhân gây chuột rút khi mang thai

  • Trọng lượng cơ thể bà bầu càng tăng gây lên áp lực đến các cơ bắp chân.
  • Tử cung ngày càng to làm tăng áp lực lên các mạch máu đưa máu từ chân lên tim hoặc tử cung chèn ép dây thần kinh từ tủy sống đến chân.
  • Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ thường dẫn đến hiện tượng bị chuột rút vào ban đêm .
  • Do thần kinh tọa bị ép dẫn đến co thắt cơ mông dẫn đến hiện tượng chuột rút ở mông.
  • Dư thừa phốt pho, thiếu magie, canxi làm rối loạn điện giải sẽ khiến bà bầu thường xuyên bị chuột rút vào ban đêm. 
nguyen-nhan-gay-chuot-rut-khi-mang-thai
Trọng lượng cơ thể tăng gây áp lực đến cơ chân

Những biểu hiện bất thường khi bị chuột rút

Nếu hiện tượng chuột rút khi mang thai kèm theo các biểu hiện sau bà bầu cần đến bệnh viện kiểm tra:

  • Trong 1 giờ có hơn 6 cơn co thắt thì bạn cần phần phải cảnh giác vì đó là dấu hiệu của sinh non.
  • Chóng mặt, chóng váng hoặc chảy máu đi kèm đó có thể là dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung. Ngoài ra, chảy máu còn là dấu hiệu của sảy thai.
  • dau-hieu-say-thai [TIẾT LỘ] Những dấu hiệu SẢY THAI sớm bà bầu cần biết - Sảy thai có thể là một cú sốc kinh khủng với nhiều bà bầu hiện nay. Để giảm thiểu rủi ro này, bạn cần tìm hiểu kỹ các dấu hiệu sảy thai sớm từ những tuần đầu tiên của thai kỳ để đi khám và chữa trị kịp thời. Động thai là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả Dọa sảy thai là gì? Nguyên nhân và cách điều trị XEM NGAY: Bác Sĩ Chia Sẻ Phương Pháp An Thai, Phòng Ngừa Dấu Hiệu Sảy Thai Sớm Nội dung bài viết1 Dấu hiệu sảy thai2 Nguyên nhân sảy...
  • Cảnh giác với bất kì cơn co thắt nào khi bạn mang đa thai hoặc từng có tiền sử sảy thai, thai ngoài tử cung, sinh non, cổ tử cung ngắn.
  • Nếu co thắn kèm theo đau bụng dữ dội, nôn hoặc buồn nôn thì bạn cần đến các bệnh viện để kiểm tra vì đó là dấu hiệu của viêm ruột thừa, viêm tắc túi mật và sỏi thận.
  • Ra máu hồng có dấu hiệu ồ ạt cũng cần cảnh giá vì đó là dấu hiệu của việc sinh non.
  • Các cơn đau không giảm dần theo thời gian hoặc thay đổi vị trí đau.
  • Nếu các cơn đau dai dẳng, ửng đỏ và sưng, nóng rát khi chạm vào các mẹ cần đến gặp bác sĩ để kịp thời khám và xử lý. Vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu trong thai kỳ có thể gây ra sưng phù, loét và hoại tử chi nếu không được xử lý kịp thời.

Đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ, các mẹ cần chú ý vì cơn đau diễn ra đột ngột và có cường độ cao có thể khiến mẹ bị ngã dẫn đến tình trạng sảy thai.

Liên Hệ Ngay Để Được Bác Sĩ Tư Vấn
tu-van-bac-si

Cách xử lý khi bị chuột rút

Khi bị chuột rút các mẹ ngay lập tức duỗi thẳng chân bắt đầu từ ngón chân sau đó nhẹ nhàng gập bàn chân vuông góc. Dùng tay massage chân và đùi đồng thời làm nóng các cơ bằng túi chườm nóng. Sau khi thoát khỏi cơn chuột rút các mẹ nên đi lại nhẹ nhàng sẽ khiến cơ thể thoải mái hơn.

cach-xu-ly-khi-bi-chuot-rut
Làm ấm các cơ bằng túi chườm nóng

Biện pháp phòng ngừa chuột rút khi mang thai

Các mẹ có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để giảm tình trạng bị chuột rút khi mang thai:

Tránh đứng hoặc ngồi một thời gian quá lâu

tranh-dung-hoac-ngoi-mot-thoi-gian-qua-lau
Bà bầu không nên ngồi một chỗ quá lâu

Các mẹ nên đi lại nhẹ nhàng không nên ngồi hoặc đứng quá lâu 1 chỗ. Với các mẹ làm việc văn phòng thì có thể đi lại nhẹ nhàng vài phút mỗi tiếng.

Tránh stress, căng thẳng

Các bà bầu cần được nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, mang vác vật nặng. Các bà bầu thường nhạy cảm nên cố gắng tránh các tác động tiêu cực, giữ tinh thần lạc quan, thoải mái.

tranh-stress-cang-thang
Bà bầu không nên mang vác vật nặng có thể gây nguy hiểm

Bổ sung đầy đủ chế độ dinh dưỡng

Các bà bầu cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý đặc biệt bổ sung thêm canxi, magie, kali để ngăn ngừa cơn chuột rút.

bo-sung-che-do-dinh-duong
Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều Magie, Kali, Canxi để ngăn ngừa chuột rút

Các mẹ nên ăn nhiều chuối vì trong chuối có chứa nhiều kali, vitamin A, C, B6,… ngoài tác dụng tránh nguy cơ bị chuột rút còn làm giảm triệu chứng ốm nghén, táo bón khi mang thai, tốt cho sự phát triển của bé.

  • tao-bon-khi-mang-thai Táo bón khi mang thai – Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả - Táo bón khi mang thai là một triệu chứng thường gặp trong suốt thai kỳ khiến các mẹ phiền não. Vậy nguyên nhân và biện pháp nào hạn chế tình trạng táo bón. Hãy cùng An Thái Phương tìm hiểu nhé. Nội dung bài viết1 Chứng táo bón khi mang thai2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón khi mang thai3 Cách khắc phục và điều trị tình trạng táo bón khi mang thai Chứng táo bón khi mang thai Khi mang thai các mẹ thường bị rối loạn đường ruột dẫn đến các mẹ bầu thường mắc chứng...

Tập thể dục nhẹ nhàng

tap-the-duc-nhe-nhang
Tập thể dục nhẹ nhàng tốt cho quá trình lưu thông máu và sinh con sau này

Các mẹ bầu nên thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga,… để tăng lượng máu và giúp cho quá trình trao đổi diễn ra dễ dàng, ngoại trừ trường hợp các thai phụ bị các bác sĩ yêu cầu hạn chế di chuyển.

Massage

Các bà bầu cần thực hiện các đông tác xoa bóp nhẹ nhàng từ đùi đến bắp chân, ngón chân, mắt cá chân để quá trình lưu thông máu diễn ra dễ dàng.

massage
Thực hiện các động tác massage nhẹ nhàng

Tư thế ngủ thoải mái

Các mẹ cần thực hiện co bóp chân vài lần trước khi đi ngủ. Khi ngủ các mẹ có thể kê chân lên gối cao mềm và nằm nghiêng về bên trái để máu được lưu thông đặc biệt là dưới chân.

tu-the-ngu-thoai-mai
Kê chân gối cao mềm khi ngủ

Ngâm chân

Các mẹ trước khi đi ngủ hãy ngâm chân với nước có pha muối và gừng để ngủ ngon hơn và tránh tình trạng chuột rút vào ban đêm.

ngam-chan
Ngâm chân trước khi đi ngủ để có giấc ngủ ngon

Uống nhiều nước

Các mẹ nên uống từ 2-2.5 lít nước mỗi ngày để tránh tình trạng mất nước, rối loạn điện giải tránh tình trạng chuột rút.

uong-nhieu-nuoc
Bà bầu nên uống từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày

Mặc quần áo rộng

Các mẹ tránh mặc quần áo bó sát vào thời điểm mang thai đặc biệt là những tháng cuối thai kỳ sẽ gây khó chịu chèn ép các cơ.

Đi vệ sinh ngay khi cơ thể cần

Các mẹ nên đi vệ sinh thường xuyên để tránh việc bàng quang bị căng đầy gây co thắt tử cung.

Chuột rút khi mang thai là dấu hiệu mà đa số bà bầu nào cũng gặp phải. Các mẹ cần có chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý để hạn chế nguy cơ bị chuột rút. Nếu chuột rút kèm theo các dấu hiệu bất thường các mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra để kịp thời xử lý. Chúc các bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.

► Tìm hiểu những kiến thức về sức khỏe bà bầu hấp dẫn tại: anthaiphuong.com

  • Các mẹ bầu đặc biệt là những mẹ mang thai lần đầu đang đau đầu suy nghĩ làm sao để thai nhi có thể phát triển một cách toàn diện. Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi. Vậy làm sao để có một thực đơn dinh...

  • dau-hieu-sinh-non

    Sinh non là điều đáng sợ với các mẹ bầu. Các bà bầu nhận biết sớm dấu hiệu bất thường để có hướng xử lý kịp thời ngay cả những bạn không thuộc diện rủi ro cao cũng nên cần lưu ý. Hãy cùng An Thái Phương tìm hiểu những dấu hiệu cảnh báo tình trạng...

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments