Mốc khám thai định kỳ bà bầu cần nắm trong lòng bàn tay

Diệu Linh 10:39 sáng 5 Tháng Bảy, 2019

Khi có ý định mang thai bạn cần tìm hiểu các kiến thức về mang thai và đặc biệt không được quên các mốc khám thai định kỳ và tìm hiểu bệnh viện khám thai uy tín. Đây là điều bà bầu nên nắm trong lòng bàn tay.

10 mốc khám thai định kỳ cho bà bầu

Mốc khám thai thứ nhất (5-8 tuần thai kỳ)

Mục đích: Xác định vị trí làm tổ của phôi thai.

Các xét nghiệm:

  •        Kiểm tra chiều cao, cân nặng để tính chỉ số BMI. Đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì nhằm hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.
  •        Đo huyết áp, đánh giá nguy cơ bị tiền sản giật.
  •        Thử nước tiểu để kiểm tra nồng độ hormone thai kì.
  •        Siêu âm xác định vị trí phôi thai để phát hiện các bất thường.
  •        Tính tuổi thai, dự ngày sinh.
  •        Ngoài ra, bạn có thể phải tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra: viên gan B, kháng thể bệnh sởi, thủy đậu, bệnh giang mai, HIV/AIDS…

Lời khuyên:

  •        Nên bổ sung axit folic ngăn ngừa tình trạng nứt đốt sống thai nhi.
  •        Chế độ ăn uống đảm bảo an toàn vệ sinh, đầy đủ dinh dưỡng.
  •        Không nên làm việc trong môi trường có khói thuốc, sử dụng bia rượu, ma túy và các chất kích thích khác…

moc-kham-thai-thu-nhat

Ở lần khám như thế này xác định vị trí làm tổ của thai

Mốc khám thai thứ 2 ( tuần 8 của thai kỳ)

Mục đích: Kiểm tra tim thai hay phôi thai có vấn đề gì không.

Các bước thăm khám:

  •        Kiểm tra cân nặng, huyết áp.
  •        Thử nước tiểu, thử máu.
  •        Siêu âm đánh giá sự phát triển của thai nhi.

Mốc khám thai thứ 3 (từ 10 –  13 thai kỳ)

Mục đích: Đo độ mờ da gáy.

Đây là thời điểm duy nhất có thể đo độ mờ da gáy để dự đoán các bất thường như dị dạng tim, bệnh đao, thoát vị cơ hoành…

  • do-mo-da-gay Kết quả đo độ mờ da gáy bao nhiêu là bình thường? - Đo độ mờ da gáy là mốc khám thai quan trọng không nên bỏ qua trong suốt thai kỳ để xác định nguy cơ trẻ có mắc hội chứng Down hay không? Vậy độ mờ da gáy là gì và kết quả đo bao nhiêu là bình thường? Bài viết dưới đây An Thái Phương sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc đó. Nội dung bài viết1 1. Độ mờ da gáy là gì?2 2. Độ mờ da gáy bao nhiêu là bình thường?3 3. Các cặp nhiễm sắc thể bất thường khiến bé gặp dị tật4 4. Đo...

Các xét nghiệm cần thực hiện bao gồm:

  •     Kiểm tra cân nặng, đo huyết áp.
  •     Làm xét nghiệm Thalassemia để phát hiện nguy cơ thai nhi bị bệnh thiếu máu di truyền, hồng cầu bị vỡ sớm.
  •     Đo nhịp tim của bé.
  •     Làm xét nghiệm Double test siêu âm, kiểm tra dị dạng, thoát vị cơ hoành, đánh giá nguy cơ bị đao.

Mốc khám thai thứ 4 (từ 14 – 16 tuần thai kỳ)

moc-kham-thai-thu-4

Các chỉ số ở lần khám thứ 4

Các bước thăm khám:

  •        Kiểm tra cân nặng, huyết áp.
  •        Kiểm tra nhịp đập của tim thai.
  •        Thử nước tiểu.
  •        Siêu âm, đánh giá sức khỏe của bà bầu và thai nhi.
  •        Thử máu để phát hiện nguy cơ mắc hội chứng đao hoặc khuyết tật ống thần kinh.

Lời khuyên: Nên uống các viên bổ sung vi chất.

Mốc khám thai thứ 5 (16 – 20 tuần thai kỳ)

Các bước thăm khám:

  •        Kiểm tra cân nặng, đo huyết áp.
  •        Kiểm tra nhịp đập của tim thai, đo tử cung và tính tuổi thai.
  •        Thử nước tiểu để kiểm tra lượng đường, nồng độ protein để kiểm soát đái tháo đường và tiền sản giật.
  •        Siêu âm quan sát sự phát triển của thai nhi và lượng nước ối.
  •        Chọc ối nếu phát hiện nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh.
  •        Làm xét nghiệm Triple test chẩn đoán các vấn đề về rối loạn gen, dị tật ống thần kinh.

Mốc khám thai thứ 6 (từ 20 – 24 tuần thai kỳ)

Các bước thăm khám:

  •        Kiểm tra cân nặng, huyết áp.
  •        Khám thai, tính tuổi thai, kiểm tra tim thai.
  •        Thử nước tiểu.
  •        Siêu âm 4D quan sát sự phát triển của thai nhi kiểm soát các bất thường.

Lưu ý: Đình chỉ thai nghén nên được tiến hành ở trước tuần 24.

Liên Hệ Ngay Để Được Bác Sĩ Tư Vấn
tu-van-bac-si

Mốc khám thai thứ 7 (từ 24 – 27 tuần thai kỳ)

Tiến hành bước thăm khám:

  •        Kiểm tra cân nặng, huyết áp.
  •        Thử nước tiểu.
  •        Siêu âm theo dõi sự phát triển của tim thai, lượng nước ối.
  •        Kiểm soát việc đái tháo đường khi phát hiện.
  •        Xét nghiệm máu kiểm tra Rh âm tính.

Mốc khám thai thứ 8 (từ 28 – 36 tuần thai kỳ) 

moc-kham-thai-thu-8

Hình ảnh thai nhi ở tuần 32 của thai kỳ

Tiến hành các xét nghiệm:

  • Xét nghiệm máu, nước tiểu.
  • Siêu âm, kiểm tra cổ tử cung xem có dấu hiệu sắp sinh chưa.
  • Tiêm phòng uốn ván cuống rốn.
  • Xét nghiệm Non- Stress để kiểm tra sức khỏe của bé, kiểm tra xem thai nhi có nhận đủ oxy không.

Lưu ý: Tái khám khi thấy các hiện tượng như: Đau bụng, ra huyết, ra nước âm đạo, thai máy yếu…

Mốc khám thai thứ 9 (từ 36 – 40 tuần thai kỳ)

Đến giai đoạn này, bạn nên đi khám thai mỗi tuần.

Các bước thăm khám:

  •        Kiểm tra thường quy.
  •        Kiểm tra cổ tử cung.
  •        Siêu âm theo dõi thai kỳ.
  •        Làm xét nghiệm Non-stress test, khung chậu đánh giá khả năng sinh thường.

Lưu ý: Nếu bạn thấy bụng bầu có dấu hiệu tụt xuống, có thể đây là dấu hiệu chuyển dạ sớm, cần phải kịp thời nhập viện.

Mốc khám thai thứ 10 (từ 40 – 42 tuần thai kỳ)

Ở lần khám thai này bác sĩ sẽ siêu âm kiểm tra nước ối và tình trạng thai nhi.

Nếu bạn chưa có dấu hiệu chuyển dạ ở thời điểm này thì bác sĩ sẽ cân nhắc việc có nên can thiệp để sinh con hay không.

Địa chỉ khám thai định kỳ uy tín tại Hà Nội bạn nên lựa chọn?

  •        Khám thai khoa Phụ Sản – Bệnh viện Bạch Mai – 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội – 024-3868-6986.
  •        Bệnh viện Thanh Nhàn – Số 42 Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  •        Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 – Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  •        Phòng khám Bác sỹ Tuấn – 20 Hội Vũ 20 Hội Vũ – Điện thoại: 0913513316
  •        Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương – 43 Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  •        Phòng khám Đa khoa Vietclinic – 21 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội.
  •        Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec – 458 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  •        Phòng khám thai của bác sĩ Chương – 15 Liên Trì – Hà Nội- 04.8589.8084 – 04.2218.5741.
  •        Phòng khám Nhật Việt- Số 635 Kim Ngưu – Hai Bà Trưng – Hà Nội.
  •        Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc – 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

=> Đây đều là những địa chỉ khám thai cực kỳ uy tín tại Hà Nội bạn có thể yên tâm thăm khám.

Địa chỉ khám thai định kỳ uy tín tại TPHCM bạn nên lựa chọn?

  • Bệnh viện Từ Dũ – Số 284 Cống Quỳnh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

  • Bệnh Viện Phụ Sản Quốc Tế Sài Gòn – 63 Bùi Thị Xuân, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Bệnh viện Phụ Sản MêKông –  243-243A-243B Hoàng Văn Thụ, Phường 1, Tân Bình, thành phố Hồ Chí Mình.

  • Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc – Đại lộ Bình Dương, Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Nếu bạn ở gần khu vực nào có thể tiện đến khám thai định kỳ tại đó.

Các mẹ cần đi khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Trong thời gian mang thai, mẹ cần có chế độ ăn uống nghỉ ngơi khỏe mạnh. Chúc các bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.

 

  • moc-kham-thai-can-thiet

    Khám thai không chỉ giúp mẹ bầu có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của thai nhi mà còn kịp thời phát hiện các bệnh có nguy cơ gây ảnh hưởng đến mẹ và bé. Vậy có những mốc khám thai quan trọng nào mà các mẹ bầu không nên bỏ qua trong...

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments