Đau lưng khi mang thai và các biện pháp khắc phục

Hồng Thanh 11:28 sáng 3 Tháng Bảy, 2019

Đau lưng khi mang thai là triệu chứng thường gặp ở bà bầu trong thời gian mang thai nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Hãy cùng An Thái Phương tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp khắc phục tình trạng này nhé.

1. Nguyên nhân đau lưng khi mang thaidau-lung-khi-mang-thai

Đau lưng khi mang thai là triệu chứng thường gặp ở bà bầu trong thời gian mang thai

Gia tăng hormone

Trong những tuần đầu tiên sau khi cấn thai, cơ thể mẹ tiết ra 1 loại hormone làm cho khung xương chậu giãn chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Các cơ và dây chằng không đủ mạnh để đảm bảo cho sự căng cơ,căng dây chằng gây đau. Dây chằng ở khu vực xương chậu mềm hơn, các khớp xương cũng lỏng lẻo hơn dẫn đến giảm chức năng đỡ lưng thông thường gây nên đau lưng.

Tâm lý căng thẳng

Tâm trạng căng thẳng ảnh hưởng đến các tác động xấu đến sức khỏe. Các bà mẹ khi biết mình mang thai thường có tâm lý căng thẳng, mệt mỏi,…khiến các cơ trong cơ thể không có cơ hội thư giãn luôn trong tình trạng căng cứng, lâu dần sẽ dẫn đến căng cơ gây nên hiện tượng đau lưng.

Tăng cân

Trong thời gian thai kỳ, sự phát triển của bé và tăng cân của mẹ tạo nên sức ép cho cột sống, khung xương chậu phải gánh sức nặng này dẫn đến tình trạng đau lưng.

tang-can-la-mot-nguyen-nhan-gay-dau-lung-khi-mang-thai

Tăng cân là một nguyên nhân gây ra đau lưng khi mang thai

Sự thay đổi tư thế

Các mẹ ngồi quá lâu hoặc ngủ sai tư thế đặc biệt những tháng đâu thai kỳ dẫn đến hiện tượng đau lưng.

Trong thai kỳ, thai nhi lớn dần dẫn đến tử cung lớn dần làm cho cột sống thắt lưng phải cong về phía trước để giữ trọng tâm cho cơ thể. Để giữ thăng bằng trong di chuyển, các mẹ bầu thường ngả về phía sau khiến lưng cong cũng gây đau lưng.

Nhiều bà bầu có thói quen chống tay vào lưng khi di chuyển, đứng lên, ngồi xuống cũng khiến vùng lưng bị tổn thương gây ra tình trạng đau lưng.

Các cơ bụng yếu đi

Trong quá trình mang thai, do sự lớn dần của thai nhi dẫn đến các cơ vùng bụng bị yếu và kéo quá cỡ khiến cho vùng lưng bị chèn ép gây đau đớn với bà bầu.

Vị trí của thai nhi

Trong những tháng cuối khi cân nặng bé đạt tối đa nếu bé nằm trong bụng lưng ngược lại với lưng của mẹ sẽ gây ra sức ép đến vùng lưng của mẹ.

Đau dây thần kinh tọa

Các cơn đau lưng kéo theo các triệu chứng đau dây thần kinh tọa như: xuất hiện cơn đau nhói phía mông và phía sau 1 bên chân do các dây chằng ở lưng và  chân giảm chức năng.

Liên Hệ Ngay Để Được Bác Sĩ Tư Vấn
tu-van-bac-si

2. Các dạng đau lưng khi mang thai

Đau lưng khi mới thụ thai

dau-lung-khi-moi-thu-thai

Đây là biểu hiện đầu tiên báo hiệu bạn mang thai

Đau lưng và chậm kinh là những dấu hiện đầu tiên của mang thai. Bệnh đau lưng khi mới thụ thai thường có các biểu hiện sau đây:

Đau thắt lưng: Các mẹ sẽ thấy đau mỏi các đốt sống ngang lưng và có xu hướng đau nhiều hơn vào cuối ngày nếu mẹ phải ngồi hay đứng một chỗ quá lâu.

Đau xương chậu: Đây là tình trạng mẹ cảm thấy đau ở vùng sau mặt xương chậu và sau mông đùi.

  • dau-hieu-co-thai [TIẾT LỘ] Dấu hiệu có thai chuẩn xác và dễ nhận biết nhất - Các chị em trong lần đầu mang bầu đều không tránh khỏi những lúng túng về vấn đề phát hiện dấu hiệu có thai ở bản thân, thử thai như thế nào cho hiệu quả và những việc cần làm khi biết mình đã mang thai. Vậy những dấu hiệu mang thai thường gặp là gì? [GIẢI ĐÁP] Quá trình thụ thai diễn ra như thế nào? Mách mẹ cách thụ thai nhanh và hiệu quả nhất Nội dung bài viết1 Chậm kinh2 Máu báo thai3 Buồn nôn4 Đi tiểu thường xuyên hơn5 Căng tức ngực và nhũ hoa dần...

Đau lưng 3 tháng đầu

Có tới 80-90% các bà bầu gặp tình trạng này trong thời gian mang thai. Đây là tình trạng tử cung và bụng to ra chèn ép cột sống khiến cột sống giãn ra gây đau. Hiện tượng này chỉ gây khó khăn trong việc đi lại chứ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

dau-lung-khi-moi-mang-thai

80-90% các bà bầu sẽ gặp tình trạng này

Để khắc phục tình trạng này, các bà bầu cần bổ sung thêm canxi, vitamin C, vitamin D, sắt vào trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày. 

  • Thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu trong suốt thai kỳ sao cho hợp lý? - Các mẹ bầu đặc biệt là những mẹ mang thai lần đầu đang đau đầu suy nghĩ làm sao để thai nhi có thể phát triển một cách toàn diện. Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi. Vậy làm sao để có một thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu trong suốt thai kỳ  hợp lý để không chỉ ăn đủ mà còn ăn đúng, ăn ngon và hợp với khẩu vị của mẹ? Chế độ dinh dưỡng hợp lý là yếu tố quan trọng cho việc phát triển của thai nhi....

Đau lưng 3 tháng cuối

dau-lung-khi-mang-thai-3-thang-cuoi

Trọng lượng mẹ tăng đổ dồn áp lực lên xương sống

Cơ thể thai phụ sản sinh ra nhiều loại hormone dẫn đến xương chậu lỏng mềm ra, kết cấu xương không được chắc chắn. Hơn nữa, đây là thời điểm thai nhi phát triển tối đa, cân nặng của mẹ tăng lên chóng mặt, trọng tâm cơ thể khi di chuyển sẽ đổ dồn về phía trước. Vì thế, để giữ thăng bằng cho quá trình di chuyển, mẹ sẽ cong lưng về phía trước nên gây ra tình trạng đau lưng trong thời gian này. 

Những trường hợp đau lưng nguy hiểm

Khi hiện tượng đau lưng đi kèm các dấu hiệu của động thai:

  • Ra huyết nâu hay huyết đỏ tươi
  • Tiết dịch âm đạo bất thường
  • Đau bụng
  • Đau mỏi thắt lưng
  • Động thai là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách ĐIỀU TRỊ hiệu quả - Động thai (hay dọa sảy thai) là hiện tượng rất thường gặp khi mang thai 3 tháng đầu. Những dấu hiệu và nguyên nhân nào dẫn tới việc động thai, các mẹ bầu cần làm gì phòng tránh và xử lý. Hãy cùng An Thái Phương tìm hiểu chi tiết nhé. Dọa sảy thai là gì? Nguyên nhân và cách điều trị [TIẾT LỘ] Dấu hiệu SẢY THAI sớm ở bà bầu và cách PHÒNG TRÁNH XEM NGAY: Bác Sĩ Chia Sẻ Phương Pháp An Thai, Điều Trị Động Thai Nội dung bài viết1 Động thai là gì?2 Dấu Hiệu...

Ngoài ra còn đây còn có thể là dấu hiệu của sinh non,viêm đường tiết niệu.

Nếu bị các triệu chứng này đi kèm các mẹ cần đến các cơ sở y tế để khám chữa kịp thời.

3. Cách giảm đau lưng khi mang thai

Tập thể dục

Các bà bâu nên thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng như: đi bộ, yoga,… để giúp cho cơ thể khỏe mạnh, giảm thiểu tình trạng đau lưng và rất tốt cho quá trình sinh con sau này. 

tap-the-duc-giam-dau-lung-khi-mang-thai

Trong thai kỳ, các mẹ nên tập thể dục để tăng cường sức khỏe

Massage

Các mẹ xoa bóp nhẹ nhàng vùng lưng và chân giúp máu dễ lưu thông, tăng sự đàn hồi để giảm thiểu tình trạng đau lưng.

massage-giam-dau-lung-khi-mang-thai

Massage nhẹ nhàng để giảm tình trạng đau mỏi lưng

Các mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc chườm nóng hoặc lạnh cũng rất tốt cho việc khắc phục tình trạng đau lưng trong thai kỳ nhé. 

Chế độ ăn uống

Các mẹ nên tránh tăng cân quá mức. Mẹ chỉ nên tăng 10-12kg trong thời kỳ .

Bà bầy không nên ăn quá no có thể thực hiện chia nhỏ bữa ăn để tránh tình trạng tức bụng.

Trong giai đoạn này, nếu lượng canxi dành cho bé không đủ cơ thể mẹ sẽ tự rút canxi để truyền qua bé. Việc thiếu canxi cũng gây ra tình trạng đau lưng đặc biệt những tháng cuối thai kỳ. Vì thế, các mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu canxi, sắt, các loại vitamin cho thực đơn dinh dưỡng hàng ngày. 

Tạm biệt giày cao gót

Việc sử dụng giày cao gót trong quá trình mang thai sẽ làm tăng tình trạng đau lưng do cơ thể mẹ phải nghiêng người ra phía trước nhiều hơn bình thường. Đồng thời, tăng các nguy cơ rủ ro khi di chuyển bằng giày cao gót do trọng tâm cơ thể đổ dồn lên các ngón chân. 

khong-su-dung-giay-cao-got

Bà bầu nói không với giày cao gót

Trong thời gian thai kỳ, các mẹ nên sử dụng các đôi giày thấp, có hỗ trợ vòm chân để có thể di chuyển thoải mái hơn. 

Không mang vác vật nặng

Việc mang vác vật nặng làm căng cơ khiến tình trạng đau lưng dữ dội hơn. 

Thay đổi tư thế

Trong thời gian này, mẹ nên cố gắng giữ tư thế thẳng khi ngồi, đứng và di chuyển. Tư thế tốt nhất cho bà bầu là đứng thẳng, 2 vai kéo thẳng về phía sau. Các bà bầu không nên đứng hoặc ngồi 1 chỗ quá lâu.

Khi ngồi cần sử dụng thêm miếng lót lưng, đảm bảo ghế ngồi êm và trọng lượng phân bổ đều khắp mông. Bạn nên sử dụng thêm 1 chiếc ghế thấp để gác chân. 

Khi ngủ các bà bầu không nên nằm ngửa mà nên nằm nghiêng đặc biệt là nghiêng về bên trái để máu được lưu thông tốt nhất. Tư thế nằm thoải mái nhất cho bà bầu là nghiêng người sang trái, chân trái duỗi, chân phải gập lại. 

tu-the-ngu-giam-dau-lung-khi-mang-thai

Tư thế ngủ tốt nhất cho bà bầu và sự phát triển của thai nhi

Trang phục

Các mẹ nên mặc quần áo thoải mái, rộng rãi đặc biệt quần áo dành riêng cho bà bầu.

Từ tháng thứ 7 trở đi, bà bầu có thể sử dụng thêm loại áo hỗ trợ như băng bụng, áo nịt hỗ trợ. Nó sẽ giúp đỡ cột sống góp phần cải thiện tư thế của bà bầu.

dai-nit-bung-ho-tro-nang-do-thai-nhiĐai nịt bụng hỗ trợ nâng đỡ thai nhi

Thuốc giảm đau

Thỉnh thoảng, các mẹ có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau như Paracetamol hoặc các loại cao dán. Trước khi sử dụng, thai phụ nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách thức sử dụng hợp lý với thể trạng của từng người.

Đặc biệt, các bà bầu không nên lạm dụng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.Thai phụ không sử dụng cao dán lên các vết thương hở hoặc dị ứng với các thành phần của thuốc.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về đau lưng khi mang thai để các bạn tham khảo. Các mẹ cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý giúp cho thai nhi phát triển. Nếu có các dấu hiệu bất thường các mẹ cần đến các cơ sở y tế để kịp thời thăm khám và xử lý. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.  

Hồng Thanh

  • chuot-rut-khi-mang-thai

    Chuột rút là hiện tượng phổ biến thường gặp ở phụ nữ trong thời gian mang thai. Hiện tượng này thường xảy ra ở đùi, chân, bàn tay, bàn chân, hoặc cơ bụng. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng chuột rút khi mang thai là gì? Bệnh trĩ khi mang thai...

  • dau-bung-khi-mang-thai

    Đau bụng khi mang thai là một hiện tượng thường xuyên xảy ra trong quá trình mang thai ở mẹ bầu đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Đối với các sản phụ đây là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên nếu tình trạng đau bụng này kéo dài...

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments