Động thai là hiện tượng thường xảy ra khi thai kì từ 1 – 20 tuần tuổi. Vậy động thai bao lâu thì khỏi, cần kiêng cữ gì khi bị động thai? Hãy cùng anthaiphuong.com tìm hiểu những thông tin dưới đây để có thể chăm sóc tốt nhất cho mẹ bầu.
- Bà bầu bị ĐỘNG THAI nên ăn gì để an thai hiệu quả nhất
- Cách chữa dọa sảy thai hiệu quả, mẹ bầu chắc chắn giữ con an toàn
Nội dung bài viết
Động thai là gì?
Động thai hay còn gọi là dọa sảy thai là triệu chứng khá phổ biến trong thai kỳ, đặc biệt thường xảy ra trong những tháng đầu. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của hiện tượng này là ra máu âm đạo kèm đau mỏi vai, đau bụng hoặc đau bụng dưới… Mặc dù đây là hiện tượng khá phổ biến nhưng việc tìm ra nguyên nhân không hề dễ dàng và không phải trường hợp nào cũng giống nhau.
Động thai
Nguyên nhân bà bầu động thai
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra động thai, tuy nhiên, chúng ta có thể chia ra thành hai nhóm:
- Nhóm 1 là các tác nhân bên trong cơ thể các mẹ như bất thường về nhiễm sắc thế, bất đồng nhóm máu, các mẹ mắc bệnh trong khi mang thai
- Nhóm 2 là các tác nhân từ bên ngoài cơ thể cácmẹ như va chạm (các mẹ bị ngã khi mang thai), các hành động kích thích tử cung co bóp, quan hệ tình dục mạnh bạo hay tập thể dục, vận động cường độ mạnh và không đúng cách.
Dấu hiệu nhận biết cá các mẹ bị động thai
Khi mang thai, cơ thể các mẹ thường xuyên ở trạng thái mệt mỏi, đôi khi có dấu hiệu đau bụng, nhưng phần lớn đều không gây nguy hiểm.
Tuy nhiên, nếu đột nhiên các mẹ có biểu hiện bất thường, đau tức ở vùng bụng dưới, nhức mỏi thắt lưng, ở âm đạo có chảy ra dịch màu hồng nhạt hay xuất hiện vài giọt máu , … các mẹ cần nghĩ ngay đến tình trạng động thai.
Bị động thai bao lâu thì khỏi?
Điều này còn tùy thuộc vào cơ địa của các mẹ. Khi bị động thai, các mẹ nên nghỉ ngơi, kiêng hoạt động, đi khám và điều trị nghỉ ngơi giữ thai nhi ổn định kèm theo sử dụng các thức ăn bổ sung dinh dưỡng, sự hướng dẫn của bác sĩ và có thể sử dụng củ gai tươi sắc uống để giúp ổn định thai kỳ. Các mẹ nên kiêng các loại thức ăn có nhiều dầu mỡ, tránh sử dụng những chất kích thích như bia,rượu hay đồ cay, nóng,…
Thông thường trong 1 tháng tình trạng này có thể ổn định khá nhiều, nhưng để biết chính xác thì phải theo cơ thể của các mẹ vì mỗi người có một thể chất khác nhau nên tình trạng và thời gian ổn định cũng sẽ khác nhau hoàn toàn.
Nên làm gì khi bị động thai?
- Nên nghỉ ngơi, ăn uống và uống thuốc an thai theo sự chỉ định của bác sĩ.
- Các mẹ nên tránh xoa bóp, tác động mạnh lên bụng.
- Thời điểm động thai khá nhạy cảm, vì vậy các mẹ nên tránh quan hệ tình dục.
- Hạn chế thăm khám hay kiểm tra vùng âm đạo để tránh bị kích thích cổ tử cung.
- Nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý khi bị động thai. Nên chọn những loại thực phẩm dễ tiêu, ít dầu mỡ và ăn nhiều rau quả, trái cây, nhứng món ăn giúp an thai.
- Tránh dung nạp bất cứ loại thức ăn, thức uống nào có chất kích thích.
- Nên đi khám thai định kì để theo dõi sức khỏe mẹ và thai nhi
- Các mẹ có thể sử dụng bài thuốc từ củ gai để phòng và chữa động thai ra máu: Củ gai tươi có vị ngọt, tính hàn, không chứa chất độc ngược lại củ gai tươi có vô số vitamin, khoáng chất và các thành phần hóa học cần thiết cho quá trình mang thai, động thai. Khi các mẹ bị động thai, ra máu đỏ, nâu, đau bụng âm ỉ nên sắc nước củ gai uống ít nhất trong 2 tuần.
- Dùng bài thuốc đông y chữa động thai hiệu quả từ củ gai tươi an thai.
Tư thế nằm tốt nhất cho các mẹ khi bị động thai
Các mẹ bị động thai sẽ được bác sĩ yêu cầu nằm yên trên giường để đảm bảo an toàn cao nhất cho thai nhi. Tư thế nghiêng bên trái và chân trái duỗi, chân phải gấp lại được cho là tư thế tốt cho cả quá trình mang thai. Khi nằm ở tư thế này nó giúp tim hoạt động dễ dàng hơn bởi nó giúp cho sức nặng của thai nhi không đè lên các tĩnh mạch vận chuyển máu từ chân trở về tim, cũng như lưu thông máu dễ dàng đến dạ con, bào thai và thận, giúp thai nhi thoải mái, phát triển ổn định không bị động thai.
Tư thế nằm khi bị động thai
Như vậy, với những chia sẻ trên đây về bị động thai bao lâu thì khỏi và cần kiêng cữ gì khi bị động thai? Mong rằng các mẹ đã hiểu rõ hơn về hiện tượng này cũng như các phòng tránh và chữa trị kịp thời. Chúc các mẹ nhiều sức khỏe.