Ho ra máu khi mang thai khiến mẹ bầu lo sợ, hốt hoảng. Đâu là nguyên nhân khiến bà bầu ho ra máu khi mang thai và hiện tượng này có nguy hiểm không?
Vì sao bà bầu ho ra máu khi mang thai?
♦ Do hen suyễn:
Nhiều mẹ bầu có tiền sử hen suyễn có thể ho ra máu khi mang thai. Khi cơn hen suyễn xuất hiện trong thai kỳ, chị em có thể ho khan, ho khó thở, thậm chí ho ra máu.
Ho ra máu khi mang thai luôn khiến mẹ bầu sợ hãi, lo lắng
♦ Do co thắt phế quản:
Co thắt phế quản kéo dài có thể khiến mẹ bầu bị ho, thậm chí ho ra máu.
♦ Do viêm mũi khi mang thai:
Cơ thể bà bầu có nồng độ estrogen tăng cao khiến màng nhầy trong mũi sưng lên. Hiện tượng nghẹt mũi thường xuyên diễn ra. Mẹ bầu bị viêm mũi quá nhiều, đôi khi có thể ho ra máu hoặc xì mũi có máu.
- Khó thở khi mang thai và các biện pháp khắc phục - Khó thở khi mang thai là triệu chứng thường gặp trong suốt thời gian mang thai. Triệu chứng này gây khó chịu, mệt mỏi cho mẹ. Vậy có các biện pháp nào khắc phục tình trạng này. Thường thì cảm giác khó thở sẽ diễn ra từ tháng thứ 4 đến cuối thai kỳ. Tuy nhiên, một số bà bầu vẫn bị tình trạng này trong suốt cả thai kỳ. Khi mang thai người mẹ cần nhiều oxi hơn và thở nhanh là cách để lấy oxi nhiều hơn. Đây là triệu chứng khi mang thai khá bình thường và...
♦ Ngoài ra, một số nguyên nhân khác khiến mẹ bầu bị ho ra máu khi mang thai như:
- Lao phổi
- Giãn phế quản
- Ung thư phổi, viêm phổi, hen phế quản
- Mắc các bệnh tim mạch, suy tim
- Bị chấn thương ngoại khoa
Ho ra máu khi mang thai có nguy hiểm không?
Ho ra máu khi mang thai khiến mẹ bầu lo sợ. Tuy nhiên, chị em không nên lo lắng thái quá sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.
Trước hết, cần đánh giá mẹ bầu ho ra máu bao lâu, số lượng máu mỗi lần ho, bà bầu có tiền sử bệnh lý đặc biệt nào?
Nếu bà bầu ho ra máu khi mang thai, nhịp thở nhanh, môi tím tái, hạ huyết áp, ho ra máu từ 3 ngày liên tục cần nhanh chóng đi khám, kiểm tra sức khỏe.
Ho ra máu cảnh báo nhiều bệnh mãn tính nguy hiểm như viêm phổi, viêm phế quản, ung thư phổi, ung thư họng.
- Thiếu máu khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và bé? - Khi mang thai do nhu cầu sắt tăng cao để cung cấp cho thai nhi nên thường dẫn ra tình trạng thiếu máu khi mang thai. Các dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này là gì. Hãy cùng An Thái Phương tìm hiểu nhé. Nội dung bài viết1 Tình trạng thiếu máu khi mang thai2 Thiếu máu khi mang thai có biểu hiện gì? 3 Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng thiếu máu khi mang thai4 Thiếu máu khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe mẹ và bé?5 Làm sao để khắc...
Ho ra máu khi mang thai cần làm gì?
Mẹ bầu ho ra máu khi mang thai tốt nhất cần thăm khám và thực hiện 1 số xét nghiệm để phát hiện các dấu hiệu bất thường khác.
Mẹ bầu ho ra máu nhẹ: Chỉ thấy một vài vệt máu nhỏ trên khăn giấy hoặc khi khạc ra đờm có chút máu nhẹ.
Lời khuyên:
- Mẹ bầu cần nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, ăn thực phẩm mát, lỏng như cháo, súp dễ nuốt lại tốt cho tiêu hóa.
- Hạn chế vận động, làm việc nặng.
- Vệ sinh mũi họng thường xuyên để tránh tình trạng viêm mũi họng.
- Mẹ bầu cần ở trong phòng nghỉ thông thoáng, sạch sẽ.
- Tuyệt đối tránh khói thuốc lá
- Khi cầm được máu, mẹ bầu có thể thăm khám lại để tìm nguyên nhân.
Bà bầu ho ra máu nặng: Lượng máu chảy ra khi ho thành từng ngụm hoặc bãi lớn.
Sức đề kháng suy giảm khiến nhiều mẹ bầu viêm đường hô hấp
Lời khuyên: Bà bầu cần nhập viện theo dõi để kịp thời truyền máu, tránh để mất máu gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Bà bầu ho ra máu khi mang thai kéo dài dễ gây hạ huyết áp, suy hô hấp, thậm chí trụy tuần hoàn.
Bà bầu bị ho kiêng ăn gì?
Thực phẩm lạnh
Khi bị ho, mẹ bầu tuyệt đối không ăn đồ lạnh. Đồ ăn lạnh khiến phổi tắc khí làm mẹ bầu ho nặng hơn.
Thực phẩm bảo quản lạnh cần giã đông và làm nóng trước khi cho bà bầu sử dụng.
Thịt gà
Bà bầu ho nặng nên kiêng ăn thịt gà, đặc biệt là da gà.
Các loại hạt
Các loại hạt như hướng dương, đậu phông thường là món ăn vặt được nhiều chị em bầu bí yêu thích. Tuy nhiên, khi bị ho bạn cần tạm thời bỏ qua các loại hạt. Những thực phẩm này rất giàu chất béo, có thể làm tăng lượng đờm, làm mẹ bầu ho nhiều và nặng hơn.
Bác Sĩ Huy