Thiếu máu khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và bé?

Bác Sĩ Chương 7:06 sáng 13 Tháng Bảy, 2019

Khi mang thai do nhu cầu sắt tăng cao để cung cấp cho thai nhi nên thường dẫn ra tình trạng thiếu máu khi mang thai. Các dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này là gì. Hãy cùng An Thái Phương tìm hiểu nhé.

Tình trạng thiếu máu khi mang thai

Theo tổ chức y tế thế giới WHO có khoảng 30% dân số bị thiếu máu đặc biệt ở phụ nữ và trẻ em., chủ yếu là do thiếu sắt. Theo điều tra của viện dinh dưỡng quốc gia có khoảng 36.8 % thai phụ ở Việt Nam vào tình trạng thiếu máu. 

tinh-trang-thieu-mau-khi-mang-thai

Có 36.8% Thai phụ Việt Nam rơi vào tình trạng thiếu máu khi mang thai

Trong các mốc khám thai định kỳ các mẹ sẽ thực hiện các xét nghiệm trong có có xét nghiệm máu để dung tích hồng cầu trong máu ( Hematocrit) và xác số gram hemoglobin trong máu ( Hemoglobin).

Trong nửa sau thai kỳ do lượng máu, huyết tương tăng, thành phần lỏng của máu tăng nhanh hơn so với số lượng và kích thước hồng câu nên khi xét nghiệm  Hematocrit, Hemoglobin thấp hơn bình thường một chút. Tuy nhiên nếu chỉ số này quá thấp các mẹ cần đặc biệt chú ý nhé.

Các mẹ bầu bị thiếu máu sẽ có hàm lượng Hemoglobin ( Hb) trong máu dưới 11g/dl.

Thiếu máu khi mang thai có biểu hiện gì? 

Dấu hiệu thiếu máu trong quá trình mang thai thường không có biểu hiện rõ ràng. Thường thì các mẹ cần phải đi xét nghiệm mới có thể phát hiện ra,

  • Dấu hiệu thường thấy nhất đó là cảm thấy mệt mỏi, 
  • Kém ăn
  • Rối loạn đại tiện
  • Thường xuyên cảm thấy đau đầu, chóng mặt. ù tai
  • Dễ thấy khó thở, tim đập nhanh 
  • Da xanh xao, nhợt nhạt đặc biệt là phần môi, mi dưới mắt

dau-hieu-thieu-mau-khi-mang-thai

Bị thiếu máu khi mang thai mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó thở

Đặc biệt với các mẹ bầu bị thiếu máu nặng thường thèm những đồ lạ không ăn được như: đất sét, phấn, cát,…Nếu các mẹ đột ngột thèm những đồ lạ như vậy thì nên đến ngay bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm kiểm tra sức khỏe.

Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng thiếu máu khi mang thai

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu khi mang thai như:

  •  Khi mang thai nhu cầu sắt tăng 5 -7 lần đặc biệt ở kỳ tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3. Chế độ ăn uống của mẹ bầu không đủ đáp ứng lượng sắt cần thiết cho cơ thể trong thai kỳ. 

thieu-sat-khi-mang-thai

Khi mang thai lượng sắt cung cấp không đủ cho cơ thể gây ra tình trạng thiếu máu

  • Do sự phát triển của thai nhi khiến nồng đồ huyết sắc tố giảm
  • Máu bị pha loãng do lượng huyết tương tăng nhiều
  • Các mẹ mang đa thai có nguy cơ thiếu máu cao hơn
  • Mẹ bầu mắc các bệnh mãn tính  về máu hoặc liên quan đến việc sản sinh ra máu
  • Nếu khoảng cách giữa 2 lần mang thai quá ngắn ( nhỏ hơn 6 tháng ) cơ thể mẹ sẽ không đủ thời gian bổ sung lượng máu cần thiết dễ gây ra tình trạng thiếu máu. Mẹ bị nhẹ cân khi mang thai hoặc có tình trạng ốm nghén quá nặng trong thai kỳ.
  • Mất máu do giảm thể tích huyết tương như dọa sảy thai, băng huyết trước sinh và các loại xuyết huyết khác.
Liên Hệ Ngay Để Được Bác Sĩ Tư Vấn
tu-van-bac-si

Thiếu máu khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe mẹ và bé?

Các mẹ bầu bị thiếu máu khi mang thai nếu không được kịp thời xử lý có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Nếu tình trạng thiếu máu nhẹ sẽ khiến mẹ cảm thấy chóng mặt nhẹ chứ không ảnh hưởng nhiều đến mẹ và con. Với những tình trạng thiếu máu nặng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng với mẹ và bé:

Với mẹ:

  • Giảm hệ miễn dịch của cả mẹ và bé
  • Tăng nguy cơ sảy thai
  • Bong nhau non
  • Tiền sản giật
  • tien-san-giat Tiền sản giật là gì? Những kiến thức mẹ bầu không nên bỏ qua - Tiền sản giật là hiện tượng thường xuất hiện nửa sau thai kỳ. Nếu không được điều trị kịp thời tình trạng này sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và bé. Hãy cùng An Thái Phương tìm hiểu kỹ hơn về triệu chứng này để có thể nhận biết và xử lý kịp thời tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.  Củ gai tươi – “THẦN DƯỢC” an thai cho bà bầu trong suốt thai kỳ [TIẾT LỘ] Dấu hiệu sảy thai sớm ở bà bầu cần đặc biệt lưu ý Nội dung bài...
  • Tăng nguy bị băng huyết và nhiễm trùng hậu sản

Với bé:

  • Bé sinh non
  • dau-hieu-sinh-non Toàn bộ kiến thức về sinh non mẹ bầu cần biết - Sinh non là điều đáng sợ với các mẹ bầu. Các bà bầu nhận biết sớm dấu hiệu bất thường để có hướng xử lý kịp thời ngay cả những bạn không thuộc diện rủi ro cao cũng nên cần lưu ý. Hãy cùng An Thái Phương tìm hiểu những dấu hiệu cảnh báo tình trạng này nhé. Nội dung bài viết1 Sinh non là gì ?2 Nguyên nhân nào gây ra tình trạng sinh non ở mẹ bầu?3 Những yếu tố làm tăng nguy cơ sinh non ở mẹ bầu4 Dấu hiệu sinh non dễ phát hiệu nhất ở bà bầu5...
  • Nhẹ cân so với độ tuổi
  • Suy thai
  • Khả năng nhiễm bệnh sơ sinh nhiều hơn các bé khác
  • Chức năng của não giảm
  • Nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch

Làm sao để khắc phục tình trạng thiếu máu khi mang thai

Chế độ ăn uống hợp lý

Để khắc phục tình trạng thiếu máu các mẹ cần có thực đơn dinh dưỡng hợp lý để cung cấp đầy đủ nặng lượng và dinh dưỡng cho mẹ và bé trong thai kỳ. 

thuc-don-cho-ba-bau-bi-thieu-mau

Những loại thực vật cung cấp nhiều sắt

  • Thịt bò, cá, gan, rau xanh, đậu,.. là những thực phẩm có chứa nhiều sắt
  • Trứng gà là một thực phẩm dồi dào protein, canxi, sắt, phốt pho và các khoảng chất rất tốt cho quá trình phát triển của mẹ và bé. Đặc biệt hầu hết các chất dinh dưỡng này đều nằm ở lòng đỏ trứng gà. Các mẹ có thể ăn từ 3-4 quả trứng gà mỗi tuần.
  • Các mẹ nên bổ sung vitamin C như : cam, bưởi, thăng long,…trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày để làm quá trình chuyển hóa và hấp thụ sắt được tốt hơn. 
  • Các mẹ nên hạn chế sử dụng các sản phẩm từ trà, cafe do chứa các chất làm ức chế việc thấp thu sắt.

Uống viên bổ sung sắt -acid folic

Bổ sung viên sắt – acid folic giúp cải thiện tình trạng thiếu máu khi mang thai

  • Khi mang thai chế độ dinh dưỡng không đủ đáp ứng lượng sắt và acid folic cần thiết. Vì vậy các mẹ cần uống bổ sung viên uống đa vi chất để cung cấp đủ lượng sắt cần thiết. Các mẹ nên uống đều đặn kể từ sau khi có thai 1 tháng.

vien-uong-bo-sung-sat

Viên uống bổ sung sắt khi mang thai

 

  • Khi uống viên bổ sung sắt và acif folic cần uống theo chỉ dẫn của bác sĩ để phù hợp với tình trạng cơ thể của từng mẹ bầu. 
  • Để có thể hấp thụ sắt được tốt nhất các mẹ nên uống thuốc khi đói. Và khi sử dụng thuốc cần tránh dùng chung thuốc sắt – acid folic với canxi hoặc các thuốc chống loét dạ dày se làm giảm khả năng hấp thụ sắt. Không sử dụng thuốc sắt với sữa, trà hay cafe sẽ làm giảm khả năng hấp thu sắt.
  • Khi uống viên bổ sung sắt sẽ làm tăng nguy cơ táo bón nên các mẹ cần ăn nhiều rau xanh, vitamin C, rau củ quả và uống nhiều nước.

Nếu sau vài tuần điều trị tình trạng thiếu máu ở mẹ không có dấu hiệu khá hơn các mẹ nên đến bệnh viện để thực hiện một số xét nghiệm tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

Các mẹ nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh tình trạng thiếu máu khi mang thai. Đồng thời để có một thai kỳ khỏe mạnh các mẹ nên chú ý đi đầy đủ các mốc khám thai định kỳ để theo dõi sự tình trạng của mẹ và bé. 

Bác sĩ Chương

  • dau-bung-khi-mang-thai

    Đau bụng khi mang thai là một hiện tượng thường xuyên xảy ra trong quá trình mang thai ở mẹ bầu đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Đối với các sản phụ đây là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên nếu tình trạng đau bụng này kéo dài...

  • thuc-pham-tot-cho-ba-bau

    Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ đặc biệt quan trọng nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bé. Việc lựa chọn những thực phẩm an toàn và tốt cho sức khỏe là hoàn toàn cần thiết. Dưới đây là...

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments