Khó thở khi mang thai và các biện pháp khắc phục

Hồng Thanh 3:34 chiều 4 Tháng Bảy, 2019

Khó thở khi mang thai là triệu chứng thường gặp trong suốt thời gian mang thai. Triệu chứng này gây khó chịu, mệt mỏi cho mẹ. Vậy có các biện pháp nào khắc phục tình trạng này.

Thường thì cảm giác khó thở sẽ diễn ra từ tháng thứ 4 đến cuối thai kỳ. Tuy nhiên, một số bà bầu vẫn bị tình trạng này trong suốt cả thai kỳ. Khi mang thai người mẹ cần nhiều oxi hơn và thở nhanh là cách để lấy oxi nhiều hơn. Đây là triệu chứng khi mang thai khá bình thường và không gây nguy hiểm gì đến sức khỏe của mẹ và bé.

1. Các trường hợp khó thở khi mang thai

Khó thở trong 3 tháng đầu

Các bà bầu sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng này khi mang thai. Đây là tình trạng bình thường do cơ thể thích nghi với việc mang thai. Việc khó thở này sẽ diễn biến nặng hơn vào kỳ tam cá nguyệt thứ 3 và sẽ giảm sau sinh.

kho-tho-khi-mang-thai-3-thang-dau

Có đến 60-70% thai phụ bị khó thở khi mang thai

Khó thở khi nằm

Khi nằm toàn bộ tử cung sẽ đè lên cột sống và mạch máu chính về đường ruột. Áp lực này ảnh hưởng trực tiếp đến lượng máu được truyền đến thai nhi khiến mẹ có thở. Tư thế nằm còn ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và có nguy cơ bị trĩ khi mang thai.

  • bi-tri-khi-mang-thai Bệnh trĩ khi mang thai là gì và các giải pháp điều trị bệnh trĩ cho bà bầu - Bệnh trĩ thường gặp khi ở phụ nữ mang thai đặc biệt ở kì tam cá nguyệt thứ 3 và không gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé. Tuy nhiên nó gây ra cảm giác đau đớn với mẹ đặc biệt khi mẹ đi vệ sinh. Vậy bệnh trĩ khi mang thai là gì và các giải pháp điều trị bệnh trĩ cho bà bầu như thế nào? Nội dung bài viết1 1. Bệnh trĩ khi mang thai là gì?2 2. Dấu hiệu của người bị bệnh trĩ khi mang thai3 3. Nguyên nhân dễ bị bệnh trĩ khi...

Khó thở về đêm

Khó thở là nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ ở bà bầu.

Khó thở khi mang thai 3 tháng cuối

Khi thai nhi lớn, tử cung lớn ép ngược lại phía sau cơ hoành, khả năng mở rộng của cơ hoành bị hạn chế gây nên tình trạng khó thở. Trong 1 số trường hợp, thai nhi khỏe  đạp mạnh khiến tử cung chèn ép lên cơ hoành cũng gây ra tình trạng khó thở.

kho-tho-khi-mang-thai-3-thang-cuoi

Thai nhi lớn lên gây áp lực nên cơ hoành gây ra tình trạng khó thở

2. Nguyên nhân gây khó thở khi mang thai

Theo các chuyên gia, sự thay đổi hormone trong thai kỳ là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này. Trong thời gian mang thai lượng progesterone tăng cao ảnh hưởng đến phổi và kích thích trung tâm hô hấp ở não. 

Một nguyên nhân nữa dẫn đến tình trạng khó thở khi mang thai là do thai phụ thiếu sắt không được chữa trị kịp thời cũng gây ra tình trạng này. 

Ngoài ra, vào những tháng cuối của thai kỳ khi thai nhi phát triển nhanh thì tử cung sẽ càng mở rộng sẽ chèn ép lên cơ hoành làm hoạt động của cơ hoành trở nên khó khăn gây khó thở cho mẹ.

nguyen-nhan-kho-tho-khi-mang-thai

Thai nhi to cũng gây ra khó thở 

3. Cách khắc phục khó thở khi mang thai

Không có biện pháp nào khắc phục hoàn toàn tình trạng này. Cách duy nhất đó là các mẹ tập sống chung với lũ.

Nếu nguyên nhân do quần áo chật, hoặc mùi khó chịu thì mẹ cần thay đổi thói quen để khiến mẹ thoải mái hơn. 

Tiếp đến mẹ cần thay đổi tư thế để có được sự thoải mái giảm bớt tình trạng khó thở khi mang thai. Cụ thể: 

  • Khi ngồi: Các mẹ cần ngồi thẳng lưng, vai đẩy ra sau để cho phổi có khoảng không tiếp nhận với oxi.
  • Khi đứng: Khi đứng tại chỗ mẹ cũng cần giữ vùng lưng thẳng. Nếu mẹ cong người cũng khiến cảm thấy khó thở hơn. 
  • Khi nằm: Mẹ có thể kê thêm chiếc gối ở phía trên để giảm áp lực của thai nhi chèn lên phổi. Mẹ nên kê chân cao để giảm áp lực của tử cung.

tu-the-ngu-tot-nhat-cho-ba-bau

Tư thế ngủ thoải mái nhất cho bà bầu và thai nhi

 

Mẹ cần tập các bài thể dục nhẹ nhàng như: yoga, bơi lội, đi bộ để có cho quá trình hô hấp diễn ra dễ dàng hơn.

4. Tình trạng nguy hiểm

Thông thường tình trạng khó thở khi mang thai không gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé. Các mẹ chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục nhẹ nhàng để có thể điều hòa và kiểm soát hơi thở tốt hơn. Đồng thời mẹ cũng hạn chế làm việc quá sức, mang vác vật nặng để tránh tình trạng khó thở diễn biến nặng hơn.

han-che-mang-vac-vat-nang

Mẹ bầu hạn chế mang vác đồ nặng

Tuy nhiên, nếu triệu chứng khó thở đi kèm các dấu hiệu sau bà bầu cần đặc biệt chú ý: 

  • Khó thở đi kèm hoa mắt, chóng mặt đó là dấu hiệu của huyết áp thấp ở thai phụ. 
  • Nếu các mẹ có tiền sử bị hen suyễn thì các mẹ cần đặc biệt chú ý vì có thể nguy hiểm đến tính mạng.
  • Nếu thai phụ cảm thấy khó thở kéo dài, nhịp thở nhanh và đau ngực thì cần được đưa đến cơ sở y tế kịp thời. 
  • Khó thở khi mang thai đi kèm với sốt và ho đờm xanh hoặc vàng cần thông báo ngay cho bác sĩ để được điều trị kịp thời.
  • Khó thở kèm theo da chân da tay sưng to và chuyển sang màu đỏ là trường hợp đặc biệt nguy hiểm. Trường hợp này cần gọi cấp cứu ngay nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Trong giai đoạn mang thai mẹ bầu sẽ có những thay đổi để thích nghi với sự phát triển của thai nhi. Mẹ cần theo dõi tình trạng sức khỏe nếu thấy các dấu hiệu bất thường cần đến cơ sở ý tế được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Hồng Thanh

 

  • dau-bung-khi-mang-thai

    Đau bụng khi mang thai là một hiện tượng thường xuyên xảy ra trong quá trình mang thai ở mẹ bầu đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Đối với các sản phụ đây là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên nếu tình trạng đau bụng này kéo dài...

  • phu-chan-khi-mang-thai

    Phù chân là hiện tượng bình thường thường gặp trong giai đoạn mang thai đặc biệt từ kỳ tam cá nguyệt thứ 3 trở đi. Hiện tượng này không chỉ gây khó khăn cho việc đi lại mà còn tiềm ẩn nguy cơ bị tiền sản giật. Hãy cùng An Thái Phương tìm hiểu...

Theo dõi
Thông báo của
guest
2 Comments
Cũ nhất
mới nhất được bình chọn nhiều nhất
Inline Feedbacks
View all comments
Lã Nhật Linh
Lã Nhật Linh
4 Năm trước đây

Bác sĩ cho em hỏi, Em mới mang thai được 8 tháng, 2 ngày gần đây em bị khó thở, em phải thở bằng miệng và nằm xuống mới đỡ hơn. Em có tiền sử bị hen suyễn. Bác sĩ tư vấn giúp em với ạ

Bác Sĩ Chương
4 Năm trước đây

Chào bạn.
Với tình trạng sức khỏe hiện tại thì bạn cần đến bệnh viện sớm để được khám nội tổng quát để được đánh giá các bệnh lý đi kèm nhé.