Nhau thai bám thấp có nguy hiểm không? Những điều các mẹ cần lưu ý

Bác Sĩ Chương 10:02 sáng 26 Tháng Hai, 2020

Nhau thai bám thấp được xem là một trong những biểu hiện nguy hiểm nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của mẹ và thai nhi. Vậy hiện tượng này là gì và nhau thai bám thấp có nguy hiểm không?

Hiện tượng nhau thai bám thấp

Nhau thai bám thấp là vị trí bánh nhau không bám ở đáy tử cung, mà một phần bánh nhau bám ở đoạn dưới của tử cung nơi gần cổ tử cung. Nhau thai bám thấp có thể tự hết khi tuổi thai nhi lớn dần lên và tử cung phát triển về phía đáy và bánh nhai đước kéo lên cao. 

Nguyên nhân và các dấu hiệu  nhận biết nhau thai bám thấp

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhau bám thấp hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng có một số ý kiến cho rằng tình trạng nhau bám thấp ở phụ nữ mang thai có thể do:

  • Người mẹ bị dị dạng cổ tử cung, có tiền sử nạo, phá thai…
  • Sự tuần hoàn dinh dưỡng ở vùng niêm mạc đáy tử cung giảm sút.
  • Tuy nhiên, trên thực tế cũng có những mẹ bầu bị nhau bám thấp mà không rõ nguyên nhân.

Cách nhận biết hiện tượng nhau thai bám thấp

Để xác định chính xác các mẹ có phải đang gặp hiện tượng nhau bám thấp hay không thì cần phải được tiến hành siêu âm: Siêu âm qua âm đạo , siêu âm qua bụng, chụp cộng hưởng.

Hiện tượng nhau thai bám thấp có nguy hiểm không ?

Khi các mẹ  được chẩn đoán là bị nhau thai bám thấp thì cần theo dõi sát sao thai kỳ của mình và đi khám thai theo đúng yêu cầu của bác sĩ. Dựa vào tình trạng của mẹ và vị trí nhau thai, bác sĩ sẽ tư vấn về mức độ nguy hiểm của tình trạng nhau bám thấp. 

Trường hợp nguy hiểm nhất của nhau thai bám thấp chính là  bị xuất huyết khi sinh. Nguyên nhân là do các cơ co thắt tử cung khi sinh nở làm phần cơ gần cổ tử cung giãn rộng ra để mở đường cho thai nhi ra ngoài. Trong khi đó, bánh nhau bám thấp lại không hề giãn, dẫn đền hiện tượng bánh nhau bị bong ra khỏi niêm mạc tử cung, kèm theo tình trạng mất máu. Nếu không kiểm soát được lượng máu, mẹ bầu có thể gặp nguy hiểm khi bị trụy lạc, thậm trí là tử vong.

► Tìm hiểu cẩm nang kiến thức mang thai mới nhất hiện nay để có cách chăm sóc mẹ bầu phù hợp

Có cách nào để điều trị nhau bám thấp khi mang thai ?

Hiện nay, các phương pháp điều trị nhau thai bám thấp vẫn  đang được nghiên cứu, vì vậy các mẹ chỉ có thể chủ động tự phòng tránh hiện tượng này để tránh gặp phải những nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.

Phòng ngừa nhau thai bám thấp như thế nào?

  • Các mẹ nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Khám thai định kỳ để kịp thời phát hiện những bất thường.

Khám thai định kì khi bị nhau bám thấp

  • Khi phát hiện dấu hiệu nhau thai bám thấp, các mẹ cần phải được nghỉ ngơi hoàn toàn.
  • Tránh làm việc nặng nhọc, ăn uống đầy đủ dưỡng chất
  • Kiêng quan hệ tình dục trong thời gian dưỡng thai.

► Xem thêm: Bài thuốc đông y từ củ gai tươi giúp mẹ bầu an thai hiệu quả

Mẹ nên ăn gì và kiêng ăn gì khi bị nhau bám thấp

  • Khi bị chẩn đoán nhau bám thấp, các mẹ cần tuyệt đối tuân thủ những chỉ dẫn của bác sĩ và lưu ý những vấn đề sau:
  • Khi phát hiện  ra máu khi đi tiểu, có thể không kèm đau bụng, các mẹ cần đến bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa ngay để được kiểm tra chính xác tình trạng thai của mình.
  • Các mẹ không nên quá lo lắng mà dành thời gian nghỉ ngơi tuyệt đối. Tránh vận động nhiều và hạn chế đi xe máy trong thời gian mang thai.
  • Các mẹ nên quyết định mổ đẻ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Trong trường hợp các mẹ bị nhau bám thấp, em bé có thể sẽ sinh sớm từ 2-3 tuần hoặc nhiều hơn nên các mẹ cần lưu ý thường xuyên thăm khám bác sĩ theo lịch hẹn. Khám ngay khi tình trạng ra huyết, đau bụng xảy ra.
  • Tuyệt đối tránh quan hệ vợ chồng.
  • Ăn uống đủ dưỡng chất, ăn những thức ăn dễ tiêu, ăn nhiều hoa quả an toàn. Uống bổ sung sắt, axit folic và canxi nhưng ở dạng hữu cơ dễ hấp thụ để tránh các tác dụng phụ, có thể gây táo bón, đầy bụng rất không tốt cho bà bầu khi bị nhau bám thấp.

Qua bài viết trên đây chắc hẳn các mẹ đã có câu trả lời nhau thai bám thấp có nguy hiểm không? Các yếu tố nguy cư và các phòng ngừa nhau bám thấp. Chúc các mẹ có một thai kì khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông.

► Tìm hiểu thêm: Những kiến thức về sức khỏe bà bầu mới nhất TẠI ĐÂY

  • Từ khóa tìm kiếm:
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments