Phù chân là hiện tượng bình thường thường gặp trong giai đoạn mang thai đặc biệt từ kỳ tam cá nguyệt thứ 3 trở đi. Hiện tượng này không chỉ gây khó khăn cho việc đi lại mà còn tiềm ẩn nguy cơ bị tiền sản giật. Hãy cùng An Thái Phương tìm hiểu về phù chân khi mang thai và cách khắc phục nhé.
Nội dung bài viết
1. Tổng quan về hiện tượng phù chân khi mang thai
Phù chân khi mang thai thường xuất hiện từ tháng 7 của thai kỳ trở đi có thể xuất hiện sớm từ tháng thứ 5. Nếu không để ý kỹ đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.
Phù chân là một hiện tượng thường gặp khi mang thai
Bị phù chân là phần từ cổ chân trở xuống đặc biệt là phần bàn chân bị sưng phù không gây đau đớn nhưng gây bất tiện trong quá trình di chuyển
2. Nguyên nhân của hiện tượng phù chân khi mang thai
Lượng máu và chất lỏng tăng lên
Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ sẽ sản xuất thêm 50% lượng chất lỏng và máu để đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi. Trong thai kỳ, khoảng 25% cân nặng tăng len của mẹ là do lượng chất lỏng và máu tăng lên gây ra hiện tượng phù ở mẹ.
Lượng máu chảy từ các chi về tim trở nên khó khăn
Khi mang thai, các hormone trong cơ thể thay đổi, và chúng làm cho thành mạch trở nên mềm hơn gây nên khó khăn cho tĩnh mạch trong quá trình vận chuyển máu về tim.
Khi thai nhi lớn thì tử cung của mẹ cũng lớn theo, chúng gây nên áp lực chèn lên tĩnh mạch chi dưới đây là những tĩnh mạch có nhiệm vụ bơm máu từ các chi về tim. đặc biệt những tháng ở kỳ tam nguyệt cá thứ 3 khi sức ép này càng lớn làm cho máu đổ dồn nhiều vào chân gây ra hiện tượng sưng phù.
3. Dấu hiệu bất thường
Hiện tượng phù chân khi mang thai là bình thường và nó sẽ mất đi khi mẹ sinh em bé. Tuy nhiên khi hiện tượng này kéo theo các hiện tượng sau đây thì đó là dấu hiệu báo mẹ gặp các các bệnh nguy hiểm hơn:
- Đau đầu dữ dội
- Thị lực giảm: mắt nhìn mờ, hoa mắt
- Mặt và tay bị phù nề một cách bất ngờ quá mức
- Nôn hoặc buồn nôn
- Đau dữ dội dưới các xương sườn về phía bên phải
Đây là các dấu hiệu của tiền sản giật. Nếu bạn bị phù chân khi mang thai kéo theo các hiện tượng trên thì bạn lên đến các cơ sở y tế kịp thời thăm khám và điều trị.
Khi có các dấu hiệu bất thường cần đến các cơ sở y tế kịp thời
4. Các yếu tố ảnh hưởng phù chân khi mang thai
- Thời tiết nóng bức
- Đứng trong thời thời gian dài
- Trong thực đơn hàng ngày thiếu kali
- Thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu trong suốt thai kỳ sao cho hợp lý? - Các mẹ bầu đặc biệt là những mẹ mang thai lần đầu đang đau đầu suy nghĩ làm sao để thai nhi có thể phát triển một cách toàn diện. Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi. Vậy làm sao để có một thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu trong suốt thai kỳ hợp lý để không chỉ ăn đủ mà còn ăn đúng, ăn ngon và hợp với khẩu vị của mẹ? Chế độ dinh dưỡng hợp lý là yếu tố quan trọng cho việc phát triển của thai nhi....
- Sử dụng quá nhiều caffein
- Hoạt động trong thời gian dài
- Lượng muối trong cơ thể cao
5. Biện pháp giảm phù chân khi mang thai
Không ngồi hoặc đứng quá lâu
Các mẹ cần hạn chế đứng quá lâu mà không di chuyển để có thể giảm tình trạng phù nề trong thai kỳ. Nếu các mẹ làm việc văn phòng thì nên đi lại 2-3 phút 1 giờ để lượng máu được lưu thông tốt hơn.
Các mẹ không nên ngồi quá lâu 1 chỗ
Khi làm việc các mẹ có thể kê một chiếc ghế con vừa giúp cơ thể mẹ thoải mái giảm thiểu tình trạng đau lưng, và phù chân.
- Phù chân khi mang thai và các biện pháp khắc phục - Phù chân là hiện tượng bình thường thường gặp trong giai đoạn mang thai đặc biệt từ kỳ tam cá nguyệt thứ 3 trở đi. Hiện tượng này không chỉ gây khó khăn cho việc đi lại mà còn tiềm ẩn nguy cơ bị tiền sản giật. Hãy cùng An Thái Phương tìm hiểu về phù chân khi mang thai và cách khắc phục nhé. Nội dung bài viết1 1. Tổng quan về hiện tượng phù chân khi mang thai2 2. Nguyên nhân của hiện tượng phù chân khi mang thai3 3. Dấu hiệu bất thường4 4. Các yếu tố...
Nếu ở nhà các mẹ nên để chân ngang tầm tim để máu được lưu thông dễ dàng. Các mẹ không nên ngồi bắt chéo chân sẽ khiến cho quá trình lưu thông máu trở nên khó khăn.
Tập thể dục, massage
Các mẹ cần thực hiện các biện pháp tập thể dục nhẹ nhàng giúp cho quá trình vượt can trở nên dễ dàng hơn. Khi tập thể dục sẽ giúp tối ưu hóa lượng nước trong cơ thể tránh tình trạng nước ứ đọng ở tay và chân. Đồng thời tăng quá trình lưu thông máu, giảm tình trạng chuột rút, đề phòng giãn tĩnh mạch.
Các bài tập thể dục nhẹ nhàng rất có ích trong quá trình mang thai và sinh con
Trước khi đi ngủ các mẹ có thể ngâm chân vào nước ấm có pha 1 chút gừng và muối tầm 10-15 phút. Sau đó massage nhẹ nhàng sẽ giúp các mẹ dễ ngủ hơn.
Tư thế ngủ
Khi ngủ mẹ nằm nghiêng người bên trái để cho quá trình vận chuyển máu trở nên dễ dàng hơn. Đồng thời đây cũng là tư thế thoải mái nhất cho mẹ và giúp bé có thể phát triển khỏe mạnh.
Tư thế ngủ thoải mái nhất cho bà bầu
Chế độ ăn uống
Để khắc phục tình trạng phù chân khi mang thai các mẹ cần có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung những vi chất cần thiết vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày.
- Uống nhiều nước hơn: Mỗi ngày bà bầu nên uống từ 2.5-3 lít nước. Uống nhiều nước giúp cơ thể loại bỏ các chất độc ra ngoài cơ thể. Nếu thiếu nước, thận sẽ tự động giữ lại lượng nước gây ra tình trạng phù nề nặng hơn.
- Hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa caffein: Đây là chất chứa nhiều trong cafe, trà có tác dụng lợi tiểu tuy nhiên cũng gây ra tình trạng mất nước khiến thận phải giữ lại lượng nước cho cơ thể gây ra tình trạng phù nề. Các mẹ nên cố gắng hạn chế sử dụng caffein hàng ngày.
- Sử dụng lượng muối vừa đủ.
- Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều kali, megie, canxi trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày để giữ cho cơ thể mẹ khi mang thai đủ nước.
Trong chuối chứa nhiều kali rất tốt cho sức khỏe
- Hạn chế sử dụng các sản phẩm đồ ăn hộp đóng sẵn vì chúng có chứa các chất béo chuyển hóa là một nguyên nhân gây nên hiện tượng phù nề ở mẹ.
- Bổ sung các thực phẩm giàu protein vì khi lượng protein không đủ gây ra hiện tượng chất lỏng rò rỉ khỏi mạch máu vào các mô gây ra hiện tượng phù nề rõ rệt.
Trang phục
- Các mẹ nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái hạn chế mặc quần áo bó sát làm cho quá trình lưu thông máu trở nên khó khăn.
Các mẹ nên mặc quần áo rộng thoải mái
- Bà bầu không nên sử dụng giày cao gót vì làm gia tăng tình trạng đau lưng, rủi ro trong khi di chuyển. Các mẹ nên đeo giày thấp, đế bằng, có chất liệu mềm mại và đúng cỡ chân.
- Hạn chế đeo tất quá lâu đặc biệt các loại tất khít chặt ở mắt cá chân, bắp chân. Các mẹ nếu cần sử dụng tất nên sử dụng tất dành riêng cho bà bầu để tạo cảm giác thoải mái.
Khi gặp hiện tượng phù chân khi mang thai các mẹ cần bình tĩnh vì đó là biểu hiện bình thường. Các mẹ cần có chế độ ăn uống, luyện tập và nghỉ ngơi hợp lý để giảm thiểu tình trạng này. Nếu có các dấu hiệu bất thường các mẹ hãy đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời thăm khám.
Hồng Thanh
Bác sĩ ơi. Em mang thai tháng thứ 7 và chân trái sưng phù to hơn chân phải có sao không ạ. Có ảnh hưởng gì đến thai nhi không ạ?
Chào bạn.
Phù chân là dấu hiệu sinh lý bình thường trong thai kỳ.
Nếu hiện tượng này kéo theo các dấu hiệu bất thường khác bạn nên đến bệnh viện để khám tổng quát nhé.