Siêu âm độ mờ da gáy vào tuần thai nào chính xác

Bác Sĩ Chương 5:33 chiều 1 Tháng Ba, 2020

Đo độ mờ da gáy là một trong những cuộc kiểm tra quan trọng trong quá trình mang thai. Độ mờ da gáy là gì? Độ mờ da gáy bình thường là bao nhiêu, siêu âm độ mờ da gáy để làm gì? 

Độ mờ da gáy là gì?

Đo độ mờ da gáy (đo khoảng sáng sau gáy) là cách kiểm tra vùng da gáy của thai nhi để phát hiện sớm hội chứng down.

Xét nghiệm này thông thường được tiến hành qua phương pháp siêu âm vùng bụng của các mẹ, rất đơn giản, nhanh gọn hoàn toàn không gây nguy hiểm cho mẹ và bé.

Độ mờ da gáy là gì?

Siêu âm độ mờ da gáy dùng để làm gì?

Vì thế, đo độ mờ da gáy là cách để chẩn đoán sàng lọc sớm hội chứng Down và hội chứng bất thường nhiễm sắc thể ở thai nhi.

Nếu kết quả siêu âm đo độ mờ da gáy ở thai nhi phát hiện bất thường, mẹ sẽ cần tiến hành thêm một số xét nghiệm khác để biết bé có bị Down hay không. Các chỉ định xét nghiệm khác  là:, chọc ối, nipt… để kiểm tra nhiễm sắc thể của thai nhi. Xét nghiệm máu kiểm tra HCG và Protein PAPP-A cũng là một cách kiểm tra, kiểm tra sàng lọc hội chứng Down.

Như vậy, siêu âm đo độ mờ da gáy là bước chẩn đoán sơ bộ đầu tiên, quyết định xem mẹ có phải thực hiện các kỹ thuật kết hợp chẩn đoán hội chứng Down ở trẻ hay không.

Nên đo độ mờ da gáy ở tuần thứ mấy?

Thời điểm thực hiện đo độ mờ da gáy rất quan trọng, bởi chỉ khi thực hiện vào thời điểm này mới có thể có được kết quả chính xác và tốt nhất. Bác sĩ sẽ chỉ định các mẹ bầu tiến hành đo độ mờ da gáy vào tuần thứ 11 đến tuần thứ 14 của thai kỳ bởi:

Nếu các mẹ siêu âm trước tuần thứ 11, thai nhi vẫn còn quá bé, da gáy của bé sẽ rất mờ khiến cho kết quả đo không còn được chính xác.

Nếu siêu âm sau tuần thai thứ 14, lúc này kết quả độ mờ da gáy đã trở về chỉ số bình thường khiến cho bác sĩ rất khó để chẩn đoán.

Độ mờ da gáy đo được bao nhiêu là bình thường

Nếu bé có kích thước từ 45 – 84mm, độ mờ da gáy thông thường sẽ dưới 2,5mm. Những thai nhi đo được độ mờ da gáy thấp hơn 1,3mm, nguy cơ mắc hội chứng Down khá là  thấp. Còn nếu độ mờ da gáy đo được là 6mm, nguy cơ mắc hội chứng Down và các dị tật khác khá cao.

  • Độ mờ da gáy chuẩn của thai nhi 11 tuần tuổi là 2mm.
  • Còn ở thai nhi 13 tuần tuổi, độ mờ da gáy chuẩn là 2,8mm.

Trong trường hợp đo được độ mờ da gáy >3 mm, vào tuần lễ 16-18 thai kỳ (có thể từ tuần 15 tới 22) các các mẹ bầu sẽ được tiến hành làm xét nghiệm Triple test.

Siêu âm độ mờ da gáy có chính xác?

Một nghiên cứu lớn liên quan đến hơn 100.000 ca mang thai chỉ ra rằng khoảng 75% các thai nhi bị hội chứng Down đã được kiểm chứng chính xác bằng cách sử dụng phương pháp này. Khi kết hợp thêm xét nghiệm máu, tỉ lệ phát hiện tăng lên khoảng 90%. Tuy nhiên, để đạt được những tỉ lệ nói trên điều quan trọng nhất là chiều dày của độ mờ da gáy phải được đo một cách chính xác. Nếu độ mờ da gáy càng dày thì nguy cơ hội chứng Down càng tăng.

Siêu âm độ mờ da gáy

Các cơ sở tính tỉ số nguy cơ dị tật

Sau siêu âm độ mờ da gáy, các mẹ sẽ nhận được các kết quả dưới dạng tỷ số, cho thấy nguy cơ em bé mắc các chứng bất thường nhiễm sắc thể.

Những thông số về nguy cơ dị tật được tính dựa trên các dữ liệu về:

  • Tuổi của người mẹ
  • Kết quả độ mờ da gáy
  • Tuổi của thai nhi
  • Các xét nghiệm máu
  • Sống mũi của thai nhi

Nếu kết quả cho ra  nguy cơ mắc hội chứng Down của em bé là 1/30 thì cứ 30 phụ nữ có kết quả thế này, lại có 1 trường hợp bị mắc hội chứng Down và 29 trường hợp không bị Down. Và tương tự, nếu kết quả là 1/4000 nghĩa là 4.000 phụ nữ có kết quả này, sẽ có 1 trường hợp bị và 3999 trường hợp không bị.

Hy vọng bài viết mà anthaiphuong.com cung cấp ở trên đã giải đáp được những thắc mắc, lo lắng của mẹ bầu về siêu âm độ mờ da gáy. Nếu bác sĩ thông báo: “Có nguy cơ” thì các mẹ không nên quá hoang mang, lo lắng vì đó chưa phải kết luận cuối cùng.

  • Từ khóa tìm kiếm:
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments