Những thời điểm khám thai quan trọng nhất, bà bầu KHÔNG ĐƯỢC PHÉP QUÊN

Bác Sĩ Nguyễn Huy 4:24 chiều 2 Tháng Mười Một, 2019

Việc khám thai định kỳ rất cần thiết trong thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý một số thời điểm khám thai quan trọng nhất không thể bỏ lỡ để đảm bảo theo dõi tình trạng tốt nhất của thai nhi.

Hiện nay có nhiều mẹ bầu quan tâm trong thai kỳ cần khám thai bao nhiêu lần. Tuy nhiên, số lần khám thai ở mỗi bà bầu là khác nhau, do đặc điểm thai kỳ, tình trạng thai của mỗi người không ai giống ai.

Có những mẹ bầu đi khám thai theo từng tháng hoặc từng tuần. Nhưng theo bác sĩ Nguyễn Cảnh Chương – Phó giám đốc Trung tâm chẩn đoán trước sinh – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: “Mẹ bầu không nên khám thai quá nhiều khi không cần thiết, nhưng có những thời điểm khám thai quan trọng, chị em nhất định không được bỏ qua”.

Thời điểm khám thai quan trọng đầu tiên là Khi có dấu hiệu mang thai

Lần khám thai đầu tiên rất quan trọng và có nhiều cảm xúc với bà bầu

Lần khám thai đầu tiên rất quan trọng và khiến mẹ bầu có nhiều cảm xúc 

Bạn cần kiểm tra một số vấn đề như: lần quan hệ tình dục gần đây nhất có sử dụng biện pháp an toàn không? Bạn đã chậm kinh 7-10 ngày. Bạn có dấu hiệu cơ thể mệt mỏi, đau tức bầu ngực, thèm ngủ nhưng lại chán ăn không? Nếu câu trả lời là Có, tức là bạn đã có dấu hiệu mang thai sớm.

Do vậy, bạn cần đi khám để xác định chính xác tình trạng mang thai.

Ở thời điểm khám thai quan trọng đầu tiên này, bác sĩ sẽ cho bạn biết: Bạn đã mang thai chưa, thai đã vào tử cung chưa.

  • dinh-duong-mang-thai-3-thang-dau [TỔNG HỢP] Kiến thức mang thai 3 tháng đầu hữu ích cho BÀ BẦU - Sự phát triển bình thường của thai nhi nhờ vào sự cẩn trọng khi mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu. Đây là thời điểm rất nhạy cảm mẹ bầu cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi. Cụ thể là bạn cần thay đổi chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, lối sống tích cực giúp bảo vệ thai nhi khỏi những nguy cơ như sảy thai, động thai, thai phát triển không bình thường… Trà Thảo Dược Củ Gai hỗ trợ điều trị tình trạng Dọa sảy thai...

Bạn sẽ được siêu âm đầu dò âm đạo hoặc siêu âm ổ bụng, xét nghiệm máu để phát hiện sớm những nguy cơ bệnh tật có thể gặp phải.

Nếu bạn đi khám thai lần đầu ở tuần thứ 6-8 của thai kỳ, có thể bạn sẽ được nghe tiếng tim thai đập. Đây sẽ là một kỷ niệm đặc biệt cho cả hai vợ chồng. Vì vậy, đừng quên nhắc nhở ông xã đưa bạn đi khám thai trong lần đầu quan trọng này đấy.

Thời điểm khám thai quan trọng thứ 2: 8 tuần

Qua hình ảnh siêu âm 2D, mẹ sẽ biết kích thước túi ối, chiều dài phôi để xem con có đang phát triển ổn định, tương ứng với tuổi thai.

Ở lần khám thai đầu tiên, bác sĩ chưa phát hiện tim thai của bé, thì đây chính là thời điểm khám thai nhằm nghe tim thai một cách rõ ràng.

Nếu chưa nghe thấy tim thai của bé sẽ là một nguy cơ tai biến sản khoa cần xem xét nghiêm túc.

Liên Hệ Ngay Để Được Bác Sĩ Tư Vấn
tu-van-bac-si

Ngoài ra, mẹ bầu sẽ được khám lâm sàng: đo huyết áp, cân nặng, tính ngày dự kiến sinh… Bạn cũng có thể tư vấn bác sĩ về chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi cần thiết khi mang thai.

Thời điểm khám thai quan trọng thứ 3: Tuần 11-13

Mẹ bầu chắc chắn không thể bỏ qua thời điểm khám thai này. Bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm 3D cho bạn để đo độ mờ da gáy – nhằm chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh Down.

Nếu có điều kiện kinh tế, bạn cũng nên thực hiện xét nghiệm Double Test để kiểm soát 1 số bất thường bẩm sinh ở thai nhi khác.

Đây cũng là thời điểm xác định chính xác nhất tuổi thai. Nếu khám trước 11 tuần hoặc quá 14 tuần các chỉ số đo độ mờ da gáy hay xác định tuổi thai sẽ không còn chính xác.

sang-loc-truoc-sinh

Sàng lọc trước sinh là điều cần thiết giúp mẹ bầu hạn chế các nguy cơ tai biến sản khoa

Thời điểm khám thai quan trọng thứ 3: Tuần 14 – 17

Mẹ bầu chỉ cần siêu âm 2D để kiểm tra sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, bạn sẽ được chỉ định làm Triple test – xét nghiệm máu để tầm soát trước sinh thai có nguy cơ rối loạn hoặc dị tật bẩm sinh nào không.

Các xét nghiệm này hoàn toàn an toàn, đảm bảo cho mẹ và bé. Tuy nhiên chi phí thực hiện xét nghiệm Triple test tương cao.

Thời điểm khám thai cần thiết thứ 4: Tuần 21 – 24

Ở tuần này, mẹ bầu sẽ siêu âm màu 3D để phát hiện các bất thường về hình thái thai như: tim, hệ xương, sứt môi, dị dạng các cơ quan, bộ phận trên cơ thể nào không.

Bạn cũng có thể được xét nghiệm nước tiểu để phát hiện nguy cơ viêm nhiễm tiềm ẩn.

Bác sĩ cũng chỉ định mẹ bầu tiêm phòng uốn ván. Mũi uốn ván đầu tiên thường được tiêm ở tuần 21. Mũi thứ 2 cách mũi thứ nhất 30 ngày. Với trường hợp, bạn đã tiêm đủ 2 mũi uốn ván, lần mang thai thứ 2 cách lần mang thai trước đó dưới 5-10 năm bạn không cần phải tiêm nữa hoặc chỉ cần tiêm 1 mũi duy nhất.

Mốc khám thai quan trọng thứ 5: Tuần 32 tuần

Bạn đã đi gần hết quãng thời gian bầu bí. Lúc này bé yêu trong bụng mẹ có mức cân nặng thai nhi trung bình 1,5-1,8 kg, chiều dài khoảng 40-42cm. Các cơ quan bộ phận của bé đã phát triển tương đối hoàn chỉnh.

  • Thai 32 tuần nặng bao nhiêu kg, phát triển thế nào? - Trong thời kỳ thai nhi 32 tuần tuổi, bé đã có sự thay đổi về thể trạng, cân nặng và khung xương, vì thế mẹ có thể thấy mệt mỏi hay đau nhức toàn thân. Thai 32 tuần nặng bao nhiêu kg, phát triển như thế nào là một trong những điều được nhiều mẹ quan tâm trong quá trình mang thai. Nội dung bài viết1 Thai 32 tuần nặng bao nhiêu kg?2 Sự phát triển của thai nhi 32 tuần 3 Để bé có cân nặng chuẩn, tuần thứ 32 mẹ nên ăn gì? Thai 32 tuần nặng bao nhiêu...

Tuần 32 chính là thời điểm khám thai cần thiết giúp phát hiện lần cuối những dị tật bất thường của thai. Bác sĩ sẽ khảo sát kỹ các bất thường ở não, tim, đo chỉ số nước ối.

Ngoài ra, mẹ bầu sẽ làm lại xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, kiểm đường huyết để tiến hành làm bộ hồ sơ sinh.

Đây cũng là thời điểm quan trọng để kiểm tra ngôi thai. Nếu ngôi thai vẫn nghịch, tức là bé chưa quay đầu dần về phía ống sinh, bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên sớm để chọn phương pháp sinh phù hợp.

Trường hợp ngôi thai nghịch nên sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều em bé trong bụng mẹ ở tuần 32 ngôi thai ngược nhưng gần về tuần cuối sắp sinh lại nhanh chóng xoay ngôi thai nên mẹ cũng đừng lo lắng quá.

Mốc khám thai thứ 6 không thể bỏ qua: Tuần 36

Không còn bao lâu nữa mẹ sẽ được gặp con yêu.Dù tình trạng thai nhi ở các lần khám thai trước vẫn ổn định, mẹ bầu vẫn không thể chủ quan.

Tuần thai 36, bác sĩ vẫn tiến hành siêu âm và khám lâm sàng để theo dõi lượng nước ối, có xuất hiện cơn co tử cung, độ mở tử cung, tình trạng bám của nhau thai, ngôi thai… để phát hiện các dấu hiệu sinh sớm.

Bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho mẹ bầu về việc lựa chọn bệnh viện sinh con, cách thức chuyển dạ và 1 số đồ dùng cần thiết phải mang khi đi sinh.

Từ tuần 36 trở đi, mỗi tuần thai phụ cần vào viện khám thai 1 tuần/lần để kịp thời xử lý các biến chứng trước sinh cần thiết.

Mặc dù chưa có bác sĩ sản khoa nào khẳng định siêu âm gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, việc lạm dụng siêu âm thai nhiều lần, vừa khiến mẹ bầu mất một khoản chi phí không cần thiết, sức khỏe mệt mỏi. Hy vọng, những lời khuyến về 1 số thời điểm khám thai quan trọng của chuyên gia An Thái Phương ở trên phần nào giúp ích cho mẹ bầu. Đừng quên những mốc khám thai này trong cẩm nang mang thai của mình mẹ nhé!

GỌI HOTLINE: 1900.4539 – 033.249.6789 ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN

  • co-thai-tang-bao-nhieu-can-la-hop-ly

    Trong thời gian mang thai, tăng cân là điều bình thường và tất yếu để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Vậy bà bầu tăng cân khi mang thai bao nhiêu là hợp lý? An Thái Phương sẽ giúp bạn giải quyết câu hỏi này! Nội dung bài viết1 1. Công...

  • Để kiểm tra sức khỏe của thai nhi, bác sĩ tiến hành kiểm tra tình trạng chiều cao, bảng cân nặng của thai nhi chuẩn quốc tế. Vậy cân nặng của thai nhi theo từng tuần tuổi như thế nào là phát triển bình thường?  Bảng theo dõi cân nặng thai nhi MỚI VÀ...

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments