Bệnh trĩ khi mang thai là gì và các giải pháp điều trị bệnh trĩ cho bà bầu

Hồng Thanh 4:29 chiều 25 Tháng Sáu, 2019

Bệnh trĩ thường gặp khi ở phụ nữ mang thai đặc biệt ở kì tam cá nguyệt thứ 3 và không gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé. Tuy nhiên nó gây ra cảm giác đau đớn với mẹ đặc biệt khi mẹ đi vệ sinh. Vậy bệnh trĩ khi mang thai là gì và các giải pháp điều trị bệnh trĩ cho bà bầu như thế nào?

1. Bệnh trĩ khi mang thai là gì?

Bệnh trĩ thường gặp khi mang thai đặc biệt là ở 3 tháng cuối thai kỳ, khi cổ tử cung mở rộng gây nên áp lực tới các tĩnh mạch. Đó là tình trạng sưng của các tĩnh mạch hậu môn và trực tràng.

Bệnh này gây ra tình trạng đau, rát  và chảy máu đặc biệt là khi trong và sau khi đi vệ sinh. Tuy nhiên, bệnh này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Khi chuyển dạ, lực đẩy tác động khiến cảm giác đau rát hơn. Thông thường, bệnh này sẽ khỏi sau sinh.

benh-tri-khi-mang-thai

Bệnh trĩ gây ra tình trạng đau, rát đặc biệt là khi đi vệ sinh

Các dạng của bệnh trĩ

Có 2 dạng của bệnh trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại:

  • Trĩ nội: Nếu búi trĩ xuất phát bên trên đường lược gọi là trĩ nội. Búi trĩ được bao phủ bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp.
  • Trĩ ngoại: Búi trĩ xuất phát bên dưới đường lược. Búi trĩ được bao phủ bởi lớp biểu mô vảy nằm dưới lớp da bao quanh hậu môn.

Phân độ bệnh trĩ

Dựa vào việc búi trĩ vẫn nằm bên trong hay sa ra ngoài hậu môn

  • Trĩ độ 1: Búi trĩ nằm hoàn toàn bên trong hậu môn.
  • Trĩ độ 2: Bình thường búi trĩ nằm hoàn toàn bên trong hậu môn. Nhưng khi rặn đi vệ sinh thì búi trĩ thập thò hoặc lòi ra ngoài 1 ít. Nhưng khi đi vệ sinh xong, búi trĩ tư động thụt vào trong.
  • Trĩ độ 3: Mỗi làn đi vệ sinh, ngồi xổm,.. búi trĩ lại sa ra ngoài. Cần nằm nghỉ 1 lúc hoặc lấy tay đẩy vào búi trĩ mới có thể tụt vào.
  • Trĩ độ 4: Búi trĩ thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn.

2. Dấu hiệu của người bị bệnh trĩ khi mang thai

dau-hieu-cua-nguoi-bi-tri-khi-mang-thai

Dấu hiệu thường gặp nhất của người bị trĩ là đi ngoài ra máu

  • Đi ngoài ra máu: Máu có thể ra đủ dính vào giấy vệ sinh hoặc nhỏ giọt.
  • Búi trĩ to và phình ra gây cảm giác khó chịu, căng tức ở hậu môn.
  • Đau và nóng rát khi đi vệ sinh.
  • Vùng xung quanh bị ngứa do chất dịch từ búi trĩ tiết ra.
  • Trường hợp nặng búi trĩ sa xuống và nằm thường trực cạnh ống hậu môn.
  • Xuất hiện búi trĩ có hình dạng cục thịt thừa lòi ra khỏi hậu môn hoặc ngay các nếp gấp ở cửa hậu môn. 
Liên Hệ Ngay Để Được Bác Sĩ Tư Vấn
tu-van-bac-si

 

3. Nguyên nhân dễ bị bệnh trĩ khi mang thai

  • Thai nhi không ngừng lớn lên, sẽ tác động lên các tĩnh mạch gần hậu môn và trực tràng của mẹ khiến mẹ có cảm giác đau đớn.
  • Sự gia tăng của hormone progesterone tác động khiến giãn thành mạch khiến các thành mạch dễ bị sưng.
  • Để cung cấp đầy đủ oxi, chất dinh dưỡng cho thai nhi cần tăng 40% thể tích máu so với bình thường. Tất cả các máu được vận chuyển bằng hệ thống tĩnh mạch và động mạch như cũ dẫn đến hiện tượng giãn thành mạch. 

Ngoài ra còn các nguyên nhân khác khiến mẹ dễ bị bệnh trĩ khi mang thai: 

  • Táo bón khi mang thai.
  • tao-bon-khi-mang-thai Táo bón khi mang thai – Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả - Táo bón khi mang thai là một triệu chứng thường gặp trong suốt thai kỳ khiến các mẹ phiền não. Vậy nguyên nhân và biện pháp nào hạn chế tình trạng táo bón. Hãy cùng An Thái Phương tìm hiểu nhé. Nội dung bài viết1 Chứng táo bón khi mang thai2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón khi mang thai3 Cách khắc phục và điều trị tình trạng táo bón khi mang thai Chứng táo bón khi mang thai Khi mang thai các mẹ thường bị rối loạn đường ruột dẫn đến các mẹ bầu thường mắc chứng...
  • Stress, căng thẳng khi mang thai.
  • Đứng, ngồi lâu trong thời gian dài.

4. Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không? 

Tùy vào tường hợp của từng thai phụ để quyết định xem nên sinh thường hay sinh mổ.

  • Nên sinh thường hay sinh mổ để mẹ và bé có sức khỏe tốt nhất? - Nên sinh thường hay sinh mổ để tốt nhất cho mẹ và bé? Đây là câu hỏi được nhiều bà bà bầu quan tâm. Hãy cùng An Thái Phương tìm hiểu những ưu và nhược điểm của từng phương pháp nhé! Nội dung bài viết1 1.Phương pháp sinh thường 2 2. Phương pháp sinh mổ3 3. Lưu ý khi lựa chọn phương pháp sinh 1.Phương pháp sinh thường  Sinh thường là việc thai nhi chào đời theo ống sinh sản của người mẹ. Để có thể sinh thường mẹ phải đáp ứng các yêu cầu sau: sức khỏe mẹ tốt có...
  • Nếu trường hợp bệnh nhẹ có thẻ sinh thường. Tuy nhiên, việc sinh thường ít nhiêu tác động đến cơ thể mẹ do búi trĩ tiếp tục dài xuống ảnh hưởng đến quá trình đi vệ sinh sau khi sinh của mẹ.
  • Nếu ở trường hợp bệnh nặng: Búi trĩ đã thò ra ngoài, có hiện tượng táo bón kèm theo đi vệ có dính máu thì tốt nhất nên sinh mổ. Vì khi sinh thường cơ thể mẹ sẽ phải rặn nhiều hơn gay ra búi trĩ bị thò ra ngoài nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. 

5. Giải pháp điều trị khi mẹ mắc bệnh trĩ khi mang thai

  • Tránh táo bón.

Nếu tình trạng táo bón diễn tra trong thời gian dài và không có dấu hiệu giảm thì có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc nhuận tràng.

tao-bon-nong-trong-tri

Trà thảo dược giải quyết tình trạng nóng trong, táo bón, trĩ của mẹ bầu

  • Ngâm vùng trực tàng vào nước ấm nhiều lần trong ngày.
  • Chườm lạnh thường xuyên trong ngày để giảm đau và sưng.
  • Sử dụng khăn ướt, giấy ướt khi đi vệ sinh để giảm tình trạng đau rát.
  • Giữ cho vùng này luôn được khô ráo và sạch sẽ.
  • Không mặc đồ khi hậu môn còn ướt.
  • Năng tập thể dục: yoga, đi bộ, các bài tập kegel để cải thiện hoạt động lưu thông máu cho khu vực hậu môn, trực tràng, giảm táo bón.

giai-phap-dieu-tri-benh-tri-khi-mang-thai

Bà bầu nên luyện tập yoga để ngăn ngừa hoặc giảm bớt tình trạng bị bệnh trĩ khi mang thai

  • Chế độ ăn uống khoa học 
  • Kiểm soát cân nặng không nên tăng cân quá nhiều.
  • Hạn chế ăn thức ăn mặn, thức ăn chưa nhiêu muối và gia vị.
  • Tránh nâng vật nặng.

Thông thường, bệnh trĩ sẽ có dấu hiệu giảm khi thực hiện các biện pháp trên. Nếu sau khi thực hiện các giải pháp trên bệnh trĩ không có dấu hiệu giảm thì cần đến gặp các y bác sĩ để được khám xét kĩ hơn.

Khi bệnh trĩ có dấu hiệu nặng như chảy máu hậu môn hay sa búi trĩ cần đến bệnh viện để được kịp thời đưa ra biện pháp xử lý tránh gây ảnh hưởng đến việc sinh con sau này.

6. Các biện pháp ngăn ngừa bệnh trĩ khi mang thai

  • Uống nhiều nước: Thai phụ nên uống từ 2.5-3 lít nước mỗi ngày.
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất xơ:  ăn nhiều hoa quả ( như lê, bơ, cam,..), rau xanh,… 
  • Thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu trong suốt thai kỳ sao cho hợp lý? - Các mẹ bầu đặc biệt là những mẹ mang thai lần đầu đang đau đầu suy nghĩ làm sao để thai nhi có thể phát triển một cách toàn diện. Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi. Vậy làm sao để có một thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu trong suốt thai kỳ  hợp lý để không chỉ ăn đủ mà còn ăn đúng, ăn ngon và hợp với khẩu vị của mẹ? Chế độ dinh dưỡng hợp lý là yếu tố quan trọng cho việc phát triển của thai nhi....
  • Không ngồi hoặc đứng trong thời gian dài.
  • Tránh cảm giác căng thẳng: nên giữ cho mình tinh thần thoải mái, không nên quá căng thẳng có thể dẫn đến tình trạng táo bón.
  • Tránh ngồi xổm khi đi vệ sinh
  • Tập các bài thể dục nhẹ nhàng: như yoga, kegel hoặc đi bộ

Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh trĩ khi mang thai và các giải pháp điều trị cho bà bầu bị trĩ. Các bạn cần có chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý để hạn chế nguy cơ bị trĩ. Chúc các bạn có một thai kì khỏe mạnh!

Hồng Thanh

  • dau-bung-khi-mang-thai

    Đau bụng khi mang thai là một hiện tượng thường xuyên xảy ra trong quá trình mang thai ở mẹ bầu đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Đối với các sản phụ đây là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên nếu tình trạng đau bụng này kéo dài...

  • ra-mau-khi-mang-thai

    Theo thống kê có 20% mẹ bầu có hiện tượng ra máu khi mang thai, đây là hiện tượng khá phổ biến nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Hiện tượng này có nguy hiểm cho mẹ bầu không? Nguyên nhân ra máu khi mang thai là gì, cách xử lý như thế...

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments