Táo bón khi mang thai – Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Hồng Thanh 3:23 chiều 24 Tháng Bảy, 2019

Táo bón khi mang thai là một triệu chứng thường gặp trong suốt thai kỳ khiến các mẹ phiền não. Vậy nguyên nhân và biện pháp nào hạn chế tình trạng táo bón. Hãy cùng An Thái Phương tìm hiểu nhé.

Chứng táo bón khi mang thai

Khi mang thai các mẹ thường bị rối loạn đường ruột dẫn đến các mẹ bầu thường mắc chứng táo bón. Bệnh táo bón khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý của bà bầu mà còn khiến bà bầu cảm thấy đầy bụng, khó chịu, buồn nôn, chán ăn. Các mẹ bầu mắc chứng táo bón thai kỳ sẽ rất dễ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng dẫn đến nguy cơ thai nhi bị suy dinh dưỡng.

tao-bon-nong-trong-tri

Dược sĩ chia sẻ về tình trạng táo bón của mẹ bầu

Khi bị táo bón các chất độc (phenol, amoniac,… trong chất thải) bị tích tụ lâu ngày sẽ bị hấp thụ ngược lại gây hại cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.

Mặc dù táo bón là triệu chứng thường gặp khi mang thai nhưng nếu không chữa trị kịp thời cũng là một trong những nguyên nhân gây sảy thai, sinh non. Về lâu dài táo bón có thể gia tăng nguy cơ bị trĩ hoặc khiến cho bệnh trĩ, sa trực tràng, nứt kẽ hậu môn,.. trở nên nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón khi mang thai

Lượng hormone:

Khi mang thai lượng progesterone tiết ra nhiều hơn bình thường khiến cho các hệ cơ giãn ra,  ảnh hưởng quá trình co bóp của ruột. Thức ăn di chuyển xuống ruột chậm hơn.

Trọng lượng thai nhi

trong-luong-thai-nhi

Từ tháng thứ 5 trở đi kích thước thai nhi tăng lên nhanh chóng

Khi mang thai đặc biệt là từ kỳ tam cá nguyệt thứ 2 trở đi thai nhi phát triển nhanh, trọng lượng của các bé ngày càng lớn chèn ép lên ruột thu hẹp không gian của hệ tiêu hóa khiến cho thức ăn di chuyển xuống ruột chậm hơn.

Hoạt động ruột non

Hoạt động của ruột non bị suy yếu, ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi thức ăn từ dạ dày dọc theo ruột non tới ruột già.

Chế độ dinh dưỡng

Các thực phẩm như sữa, các sản phẩm từ sữa, phomai, thịt đỏ nếu sử dụng quá nhiều cũng dẫn đến tình trạng khó tiêu. Đặc biệt nếu sử dụng viên uống bổ sung sắt có thể khiến cho tình trạng táo bón khi mang thai trở nên nghiêm trọng hơn. Các mẹ nên sử dụng các sản phầm như rau lá xanh, các loại đậu, thịt đỏ với lượng vừa phải để tránh tình trạng thiếu máu khi mang thai.

  • thieu-mau-khi-mang-thai Thiếu máu khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và bé? - Khi mang thai do nhu cầu sắt tăng cao để cung cấp cho thai nhi nên thường dẫn ra tình trạng thiếu máu khi mang thai. Các dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này là gì. Hãy cùng An Thái Phương tìm hiểu nhé. Nội dung bài viết1 Tình trạng thiếu máu khi mang thai2 Thiếu máu khi mang thai có biểu hiện gì? 3 Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng thiếu máu khi mang thai4 Thiếu máu khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe mẹ và bé?5 Làm sao để khắc...

Ốm nghén

Khi mang thai các mẹ ít vận động cũng dẫn đến tình trạng táo bón.

Trong 3 tháng đầu thai kỳ các mẹ thường bị ốm nghén, kén ăn dẫn đến lượng nước và chất xơ hấp thụ vào cơ thể quá ít không đủ để nhu động ruột di chuyển chất thải.

Lạm dụng thuốc nhuận tràng

lam-dung-thuoc-nhuan-trang

Lạm dụng quá nhiều thuốc nhuận tràng là nguyên nhân gây táo bón

Triệu chứng táo bón khi mang thai thường gặp ở các mẹ phụ thuộc vào thuốc nhuận tràng để đi vệ sinh hoặc từng lạm dụng thuốc nhuận tràng trước kia.

Thói quen vệ sinh 

Thói quen nhịn vệ sinh, không đi ngay hoặc bỏ qua các nhu cầu của cơ thể cũng là một trong những những nguyên nhân gây táo bón.

Cách khắc phục và điều trị tình trạng táo bón khi mang thai

Uống nhiều nước

Mỗi ngày các mẹ nên uống từ 2.5- 3 lít nước để việc hấp thu chất xơ vào cơ thể trở nên dễ dàng hơn giảm tình trạng táo bón khi mang thai.

Uống trà thảo dược củ gai

Bạn có biết rất nhiều mẹ bầu sử dụng trà thảo dược củ gai để an thai, dưỡng thai hiệu quả. Bên cạnh đó, Trà củ gai giúp bà bầu giải quyết tình trạng nóng trong, táo bón, trĩ rất hiệu quả. Nhiều phản hồi cho biết, bà bầu bị táo bón khi mang thai uống trà thảo dược củ gai chỉ trong 3-5 ngày đã thấy ngay công dụng. 

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

che-do-dinh-duong-hop-ly

Các mẹ nên bổ sung chất xơ để hạn chế tình trạng táo bón

Các mẹ nên bổ sung chất xơ như: rau xanh, cam, đậu,…vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày. Tuy nhiên khi đột ngột bổ sung quá nhiều chất xơ vào cơ thể có thể dẫn đến tình trạng đầy hơi. Các mẹ nên bổ sung lượng chất xơ vào cơ thể từ từ để cơ thể kịp thời thích nghi.

Bổ sung sắt và canxi với lượng vừa phải

Các mẹ bầu chỉ nên sử dụng viên bổ sung sắt và canxi khi có chỉ dẫn của bác sĩ. Khi uống viên bổ sung nên chia nhỏ thành nhiều lần uống và uống nhiều nước để tăng khả năng hấp thụ.

vien-uong-bo-sung-sat

Chỉ sử dụng viên uống bổ sung sắt khi có chỉ dẫn của bác sĩ

Các mẹ nên uống viên sắt hữu cơ hoặc ăn các thực phẩm chứa nhiều sắt để quá trình hấp thu trở nên dễ dàng và không gây kích ứng cho cơ thể.

Ăn thành nhiều bữa nhỏ

Việc chia nhỏ bữa ăn không chỉ giúp ích trong các trường hợp mẹ bị ốm nghén mà còn giúp ích cho hệ tiêu hóa của các mẹ nhiều. Các mẹ nên chia 5-6 bữa ăn một ngày, mỗi bữa các mẹ không nên ăn quá lo. Đặc biệt các mẹ nên nhai chậm, nhai kỹ để dạ dày không cần làm việc quá nhiều.

Hạn chế ăn các món chiên rán

Món ăn chứa nhiều dầu mỡ, chiên rán cũng khiến cho quá trình tiêu hóa trở nên khó khăn cũng là một nguyên nhân gây nên táo bón khi mang thai.

dau-huong-duong

Thay thế dầu ăn hàng ngày bằng dầu hướng dương

Các mẹ có thể sử dụng dầu oliu với thành phần oliu nguyên chất hoặc dầu hướng dương để thay thế dầu ăn thông thường. Các loại dầu này ít thấm vào thức ăn nên các mẹ dễ ăn không bị ngán lại rất tốt với dạ dày.

Hạn chế sử dụng cafe

Việc sử dụng cafe gây ra tình trạng mất nước ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.

Tập các bài tập thể dục

Các mẹ nên tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,kegel,.. từ 20-30 phút để quá trình bài tiết trở nên tốt hơn.

Việc tập thể dục thường xuyên giúp tâm lý thoải mái, giảm căng thẳng giúp khắc phục tình trạng táo bón khi mang thai.

Liên Hệ Ngay Để Được Bác Sĩ Tư Vấn
tu-van-bac-si

Sử dụng thuốc hợp lý

Các mẹ khi sử dụng bất kỳ loại thuốc gì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ vì có một số loại thuốc có tác dụng phụ gây nên táo bón.

Nếu tình trạng táo bón khi mang thai quá nặng các mẹ có thể hỏi bác sĩ về việc sử dụng thuốc làm mềm phân để dễ thải ra ngoài hơn.

Thói quen đi vệ sinh

Các mẹ nên tập cho mình thói quen đi vệ sinh đúng giờ để không bị rối loạn tiêu hóa. 

thoi-quen-di-ve-sinh

Đi vệ sinh ngay khi có các dấu hiệu cơ thể

Chú ý các tín hiệu của cơ thể, đi vệ sinh ngay, không nhịn đi vệ sinh để hạn chế tình trạng táo bón.

Các mẹ không nên ngồi xổm khi đi vệ sinh. Nếu bắt buộc phải ngồi xổm khi đi vệ sinh các mẹ có thể nghiêng về phía trước với khuỷu tay lên đầu gối. Đầu gồi sẽ giúp bạn đỡ một phần trọng lượng cơ thể nên bạn có thể ngồi dễ dàng hơn.

Vậy để hạn chế tình trạng táo bón khi mang thai các mẹ cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Các mẹ có thể đến gặp bác sĩ để có được những lợi khuyên và cách điều trị cho tình trạng táo bón. Chúc các bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.

  • dau-lung-khi-mang-thai

    Đau lưng khi mang thai là triệu chứng thường gặp ở bà bầu trong thời gian mang thai nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Hãy cùng An Thái Phương tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp khắc phục tình trạng này nhé. Nội dung bài viết1 1. Nguyên nhân...

  • Trà Thảo Dược Củ Gai hỗ trợ điều trị Đau bụng dưới khi mang thai

    Đau bụng dưới khi mang thai là tình trạng khá phổ biến và ở mỗi thời điểm khác nhau lại đặc trưng cho những tình trạng mẹ cần lưu ý. Hãy cùng An Thái Phương tìm hiểu tình trạng đau bụng dưới khi mang thai qua từng kỳ tam cá nguyệt nhé.  Vì sao...

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments