Dọa sảy thai có nguy hiểm không và cách xử lý an toàn

Bác Sĩ Chương 10:11 chiều 15 Tháng Mười, 2019

Dọa sảy thai là giai đoạn đầu của quá trình sảy thai. Nó cho thấy thai nhi đang gặp vấn đề về sức khỏe. Vậy dọa sảy thai có nguy hiểm không, cách phòng tránh và xử lý khi bị dọa sảy như thế nào?

Dọa sảy thai (động thai) là một trong những nguy cơ có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào của 3 tháng đầu thai kỳ. Đây là giai đoạn trứng và tinh trùng kết hợp thành phôi và bám vào nội mạc thành tử cung. Tuy nhiên vẫn còn chưa chắc nên rất dễ bị bong ra. Sau tuần thứ 13, hiện tượng này không còn phổ biến nữa.

Dọa sảy thai có nguy hiểm không?

Dọa sảy thai nếu phát hiện sớm thì mẹ chỉ cần nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất và quay lại khám định kỳ thì thai nhi sẽ phát triển ổn định trở lại, không quá nguy hiểm.

Dọa sảy thai rất nguy hiểm cho bà bầu

Tuy nhiên khi mẹ bầu rơi vào tình trạng dọa sảy thai thì cũng có nghĩa là thai nhi đang gặp những bất ổn về sức khỏe. Sở dĩ xuất hiện những dấu hiệu này là do nhau thai đang bị bong tách một phần khỏi thành tử cung.

Nếu chủ quan và có bất cứ sơ suất, triệu chứng nào mà không kịp thời phát hiện, nhau thai sẽ tiếp tục bong ra cho tới khi tách hoàn toàn khỏi nội mạc thành tử cung. Lúc này đường dinh dưỡng, oxy giữa mẹ và con bị đứt đoạn, nội tiết tố sụt giảm khiến thai nhi không thể tiếp tục phát triển. Khi nó sụt giảm đến mức tối thiểu, thai nhi sẽ bị đẩy ra ngoài, dẫn đến sảy thai.

>> Xem ngay Video: Dọa sảy thai và các vấn đề mẹ bầu không thể bỏ qua

Như vậy, có thể thấy dọa sảy là một tình trạng nguy hiểm. Nó như một lời cảnh báo tới mẹ bầu về việc sảy thai sẽ diễn ra bất cứ lúc nào. 

  • Động thai là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách ĐIỀU TRỊ hiệu quả - Động thai (hay dọa sảy thai) là hiện tượng rất thường gặp khi mang thai 3 tháng đầu. Những dấu hiệu và nguyên nhân nào dẫn tới việc động thai, các mẹ bầu cần làm gì phòng tránh và xử lý. Hãy cùng An Thái Phương tìm hiểu chi tiết nhé. Dọa sảy thai là gì? Nguyên nhân và cách điều trị [TIẾT LỘ] Dấu hiệu SẢY THAI sớm ở bà bầu và cách PHÒNG TRÁNH XEM NGAY: Bác Sĩ Chia Sẻ Phương Pháp An Thai, Điều Trị Động Thai Nội dung bài viết1 Động thai là gì?2 Dấu Hiệu...

Nguyên nhân dọa sảy thai

  • Bất thường về nhiễm sắc thể, bất đồng nhóm máu mẹ con.
  • Gặp vấn đề về sức khỏe: mẹ bầu bị sốt cao, suy tim, bệnh thận mạn tính, các bệnh về tử cung, bệnh về máu cũng sẽ gây ra tình trạng dọa sảy.
  • Làm việc quá sức, chế độ nghỉ ngơi không hợp lý, ăn uống thiếu dưỡng chất.
  • Vận động mạnh hoặc sử dụng những chất kích thích như rượu, bia…
  • Tâm lý thai phụ không ổn định, thường xuyên lo lắng 
  • Thêm vào đó, thai nhi phát triển không khỏe cũng là nguyên nhân của hiện tượng này.
Dọa Sảy Thai – Liên Hệ Ngay Để Được Bác Sĩ Tư Vấn
tu-van-bac-si

Ở thời điểm mang thai, nội tiết tố estrogen và progesterone ở tử cung của người mẹ sản sinh ít không đảm bảo được môi trường thuận lợi để thai nhi hình thành và phát triển. Đây là một trong những nguyên nhân thường thấy ở nhiều phụ nữ khi mang thai, đặc biệt mẹ bầu ngoài 35 tuổi.

Dấu hiệu dọa sảy thai

  • Có cảm giác đau tức hoặc đau âm ỉ từng cơn ở bụng dưới, mỏi ở vùng thắt lưng và khi khám thai cổ tử cung còn đóng kín.
  • Có thể có dịch màu hồng nhạt, đỏ sẫm, đen, hoặc vài giọt máu chảy ra ở âm đạo và thường lẫn với dịch nhầy.
  • Có những trường hợp thai phụ phát hiện ra bị bong rau dọa sảy trong 1 lần tình cờ đi siêu âm thai do bong rau dọa sảy nhưng không hề ra máu hay có bất cứ biểu hiện gì vì diện bong rau còn kín.

Cách điều trị khi bị dọa sảy

Khi được chẩn đoán là bị dọa sảy, mẹ cần nghỉ ngơi tuyệt đối, nằm yên một chỗ, không đi lại hay làm bất cứ việc gì. Một cử động nhỏ của mẹ cũng sẽ khiến nhau thai bị bong tách thêm. Bên cạnh đó, mẹ cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng, nhất là những thực phẩm giàu sắt để bù lại lượng máu đã bị mất.

Ngoài ra, mẹ cần kiêng không quan hệ tình dục và tránh những động tác vuốt ve massage bụng bầu, vòng ngực gây kích thích tử cung.

Dựa vào kết quả thăm khám của mẹ mà bác sĩ sẽ tiến hành điều trị. 

Cách điều trị dọa sảy thai như thế nào?

Nên làm gì khi có hiện tượng dọa sảy thai?

Nếu thấy các dấu hiệu trên, thai phụ phải nằm nghỉ ngơi và uống thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ, đồng thời lưu ý những điều sau:

  • Không thay đổi tư thế đột ngột: Nếu đang nằm trên giường hoặc ngồi và muốn đứng dậy, thai phụ nên lưu ý cử động nhẹ nhàng, xoay người từ từ chứ không được đột ngột thay đổi tư thế. 
  • Tránh mang vác những vật nặng, đứng quá lâu, làm việc quá nhiều
  • Các cặp vợ chồng lưu ý trong thời gian này tuyệt đối không được quan hệ hoặc kích thích các bộ phận có cảm giác trên cơ thể mẹ bầu để tránh những kích thích co bóp cổ tử cung làm tăng khả năng bong nhau thai.
  • Tránh để tâm lý căng thẳng
  • Thực hiện một chế độ ăn uống bổ dưỡng 
  • Thói quen chăm sóc trước khi sinh là giải pháp hiệu quả nhất để theo dõi sức khỏe của mẹ và bé để không bao giờ phải đặt những câu hỏi như bị dọa sảy thai có nguy hiểm không.
  • Khám theo lịch đều đặn và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe của mẹ bầu trong thời kỳ mang thai.
  • Uống trà thảo dược củ gai an thai

Hy vọng bài viết này đã giúp cho các bạn có thể kiến thức về tình trạng dọa sảy thai có nguy hiểm không và cách xử lý khi bị dọa sảy thai. Chúc các mẹ có một thai kì khỏe mạnh.

GỌI NGAY HOTLINE: 033 249 6789 ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN

Bác Sĩ Chương

  • tụ dịch màng nuôi bao lâu thì khỏi

    Phụ nữ trong giai đoạn mang thai rất dễ gặp phải tình trạng tụ dịch màng nuôi. Tuy nhiên, phần lớn các mẹ bầu hiện nay vẫn chưa biết tụ dịch màng nuôi là gì, nguyên nhân do đâu và tụ dịch màng nuôi bao lâu thì khỏi. Bị tụ dịch màng nuôi nên...

  • dau-hieu-say-thai-3-thang-dau

    Sảy thai sớm (sảy thai tự nhiên) là hiện tượng xảy ra khi mẹ bầu bị mất thai trong 13 tuần đầu của thai kỳ (khoảng ba tháng đầu). Chị em nên chủ động tìm hiểu dấu hiệu sảy thai 3 tháng đầu để phòng ngừa các tai biến sản khoa. Sảy thai sớm...

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments