Ra máu khi mang thai tháng thứ 6 và cách KHẮC PHỤC hiệu quả

Bác Sĩ Chương 8:42 sáng 11 Tháng Ba, 2020

Thông thường hiện tượng ra máu âm đạo thường xuất hiện ở tam cá nguyệt đầu tiên. Tuy nhiên nếu các mẹ ra máu vào giữa hoặc cuối thai kỳ cũng có thể là dấu hiệu của biến chứng. Vậy các mẹ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tình trạng ra máu khi mang thai tháng thứ 6.

Ra máu khi mang thai tháng thứ 6 nguyên nhân do đâu?

Từ thời điểm thai nhi tuần thứ 20 của thai kỳ, tình trạng ra máu sẽ xuất hiện ở các mẹ bầu khi có một trong các nguyên nhân.

Viêm nhiễm phụ khoa

Trong thời gian mang thai, các mẹ thường dễ bị viêm nhiễm phụ khoa do sức đề kháng của cơ thể kém đi. Tình trạng viêm nhiễm nếu không chữa trị kịp thời ở tình trạng nặng có thể dẫn đến xuất huyết âm đạo.

Ra máu khi mang thai tháng thứ 6 và cách KHẮC PHỤC hiệu quả 1
Viêm nhiễm phụ khoa là nguyên nhân các mẹ bị ra máu

Dấu hiệu nhau bong non

Nhau bong non là hiện tượng thai nhi tách một phần hoặc hoàn toàn khỏi vị trí làm tổ trên thành tử cung quá sớm so với thời gian dự kiến..Khi gặp tình trạng này, các mẹ sẽ bị xuất huyết âm đạo kèm theo những cơn đau dữ dội ở bụng dưới. Tình trạng này thường xảy ra với những mẹ bị chấn thương, va đập, sử dụng chất kích thích hoặc mang thai ở độ tuổi quá cao và quá thấp.

Vỡ tử cung

Đây là hiện tượng tai biến sản khoa rất nghiêm trọng, thậm chí sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và thai nhi nếu không được cấp cứu kịp thời. Những dấu hiệu để các mẹ nhận biết là rỉ ối, đau bụng dữ dội kèm theo máu lỏng, máu cục rỉ ra. Khả năng vỡ tử cung thường xảy ra cao nếu người mẹ đã từng sinh mổ trước đó, khi vết mổ bị nứt ra sẽ khiến tử cung bị tác động là điều khó tránh khỏi.

Mạch máu tiền đạo

Mặc dù là trường hợp tương đối hiếm gặp nhưng biến chứng sản khoa này nếu không được phát hiện trước khi vỡ ối thì sẽ gây ra hậu quả hết sức nặng nề cho thai nhi. Mạch máu tiền đạo là trường hợp có một vài mạch máu ở cuống rốn của thai nhi chạy ngang qua hoặc gần sát với lỗ mở của cổ tử cung. Khi mạch máu này vỡ vì cổ tử cung mở, vỡ ối thì thai nhi có thể bị mất máu.

Sinh non

Vài ngày hoặc 1-2 tuần trước ngày dự sinh, ra máu là dấu hiệu cho thấy bạn sắp sinh. Tuy nhiên, hiện tượng lại xảy ra vào khoảng thời gian trước tuần 37, mẹ bầu nên đến trung tâm y tế gần nhất, vì bạn đang đối mặt với nguy cơ sinh non.

Bị ra máu khi mang thai tháng thứ 6, các mẹ bầu nên làm gì?

Trừ máu báo thai, bất kỳ một trường hợp ra máu không bình thường nào trong thai kỳ đều đáng báo động với sự an toàn của mẹ và thai nhi. Vì vậy, các mẹ luôn phải đề cao cảnh giác với biến chứng này, đặc biệt ra máu đi kèm các dấu hiệu chuột rút, co thắt, chảy máu nhiều, đau cục bộ ở vùng bụng hoặc xương chậu theo từng cơn. Khi phát hiện có máu chảy ra từ âm đạo, các mẹ nên hết sức bình tĩnh, hít thở, thư giãn.

Ra máu khi mang thai tháng thứ 6 và cách KHẮC PHỤC hiệu quả 2
Ra máu khi mang thai

Một số lời khuyên khi mẹ ra máu

  • Theo dõi lượng máu chảy ra mỗi ngày
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
  • Tránh quan hệ tình dục
  • Nếu thấy hiện tượng chảy máu kèm đau bụng, đau lưng, chóng mặt, đau đầu, các mẹ hãy đi bệnh viện ngay lập tức
  • Ăn uống đủ chất, tuyệt đối không vì quá lo lắng mà bỏ bữa
  • Các mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh
  • Sử dụng bài thuốc đông y từ củ gai giúp điều trị hiệu quả khi bị ra máu khi mang thai.

Một số biện pháp phòng tránh bị ra máu khi mang thai

Để tránh hiện tượng bị ra máu khi mang thai, các mẹ có thể áp dụng một vài biện pháp sau:

  • Các mẹ nên đi khám và siêu âm thai định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để kịp thời điều trị nếu có những vấn đề bất thường.
  • Trước và trong khi mang thai, các mẹ cũng nên đi khám phụ khoa để phát hiện sớm những bệnh lý để chữa dứt điểm, tránh gây những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.  
  • Các mẹ tránh những hoạt động mạnh, sẽ có thể gây ảnh hưởng xấu đến em bé.  
  • Nên có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý.
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tránh các vận động mạnh

Trên đây là giải đáp của chúng tôi trước thắc mắc “Bị ra máu khi mang thai tháng thứ 6 có nguy hiểm không:”. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết này sẽ hữu ích đối với các mẹ.

► Tham khảo những kiến thức về bà bầu mới nhất tại: anthaiphuong.com

  • Từ khóa tìm kiếm:
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments