Ra máu khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không?

Bác Sĩ Nguyễn Huy 2:53 chiều 16 Tháng Mười Một, 2019

Gần đến ngày sinh nở được gặp con yêu, mẹ bầu lại thấy ra máu âm đạo. Vậy ra máu khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không, mẹ bầu liệu có sinh con an toàn không?

Để có thể khẳng định ra máu khi mang thai tháng cuối là bình thường hay nguy hiểm, cần tìm hiểu những nguyên nhân khiến ra máu khi mang thai tháng cuối:

Ra máu khi mang thai tháng cuối là dấu hiệu bình thường

Do khám âm đạo

  • Vào tháng cuối thai kỳ, đôi khi mẹ bầu sẽ thấy ra máu âm đạo sau khi thăm khám cổ tử cung. Rất có thể trong quá trình khám, bác sĩ đã vô ý làm tổn thương cổ tử cung – vốn đang mỏng và yếu của bạn.
  • Nếu việc khám cổ tử cung ở tháng cuối thai kỳ là điều cần thiết, bác sĩ sẽ thông báo trước cho mẹ bầu về tình trạng ra máu.
  • Bạn không cần lo lắng, vì hiện tượng này sẽ chấm dứt trong 1-2 ngày.

Gần đến ngày sinh, mẹ bầu ra máu âm đạo có thể nghĩ đến dấu hiệu sắp sinh

Gần đến ngày sinh, mẹ bầu ra máu âm đạo có thể nghĩ đến dấu hiệu sắp sinh

Ra Máu Khi Mang Thai – Liên Hệ Ngay Để Được Bác Sĩ Tư Vấn
tu-van-bac-si

Do quan hệ tình dục

  • Nhiều cặp đôi vẫn duy trì quan hệ tình dục trong tháng cuối thai kỳ. Những động tác giao hợp vào thời điểm này có thể gây ra máu khi mang thai tháng cuối.
  • Vợ chồng bạn cần thống nhất với nhau để hạn chế và tạm ngừng việc quan hệ trong giai đoạn nhạy cảm này. Bạn cũng có thể dành cho nhau những cử chỉ quan tâm, âu yếm khác như mát-xa cho bà bầu, cùng mẹ bầu chuẩn bị đồ cho bé sơ sinh…
  • Những kích thích cổ tử cung trong tháng cuối không chỉ gây ra máu âm đạo, mà có thể gây chuyển dạ vỡ ối sớm.
  • me-bau-an-gi-de-con-thong-minh Mẹ bầu ăn gì để con thông minh? - Mẹ bầu ăn gì để con thông minh là điều được rất nhiều chị em quan tâm. Lựa chọn đúng nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp phát triển trí thông minh cho con yêu từ trong bào thai là sự đầu tư khôn ngoan của mẹ bầu thông thái. Nếu chị em thắc mắc “mẹ bầu ăn gì để con thông minh?”, thì bài viết chi tiết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời đầy đủ. Dinh dưỡng thai kỳ đóng vai trò quan trọng giúp tăng cường trí tuệ cho thai nhi Nội dung bài viết1 Thực...

Nhiễm trùng âm đạo và vùng chậu

  • Mặc dù bạn đã bình yên đi qua 8 tháng thai kỳ, nhưng trong tháng cuối này, nhiều chị em vẫn bị nhiễm trùng âm đạo hoặc vùng chậu như viêm đường tiết niệu, viêm khung chậu…
  • Dấu hiệu ra máu khi mang thai tháng cuối thực chất là triệu chứng của các căn bệnh này.
  • Mẹ bầu sẽ được kê đơn thuốc uống hoặc đặt âm đạo để điều trị triệt để.
  • Trong trường hợp bệnh nặng hoặc kéo dài, bác sĩ có thể khuyên bạn thay đổi kế hoạch sinh thường qua đường âm đạo thành sinh mổ để giảm nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn cho thai nhi.

XEM NGAY VIDEO: Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sinh non

Ra máu báo sắp sinh

Trong quá trình mang thai, tập hợp dày đặc dịch nhầy tử cung tạo thành 1 màng ngăn giúp chống lại những tác nhân có hại tấn công thai nhi. Đây còn gọi là nút nhầy cổ tử cung.

Gần đến ngày sinh, có thể 1 tuần, 2-3 ngày hoặc cách đó 1 tháng, nút nhầy cổ tử cung bị bong ra, do niêm mạc tử cung ngày càng mỏng dần. Trong dịch nhầy sẽ có lẫn ít máu hồng, hoặc hơi nâu hoặc đỏ tươi, không có mùi bất thường. Đây là ra máu báo –  một dấu hiệu sắp sinh thường gặp.

Ra máu báo khi mang thai tháng cuối là biểu hiện nguy hiểm

Đôi khi, tai biến sản khoa có thể xuất hiện ở tháng cuối thai kỳ – khi người mẹ tưởng chừng sắp gặp được con.

Do đó, chị em cần khám thai đều đặn để kịp thời phát hiện những nguy hiểm rập rình. Trong tháng cuối, bạn cần khám thai 1 tuần/lần gồm siêu âm, kiểm tra tim thai, đo Motinor đếm cơn co cổ tử cung…

Chị em hết sức cảnh giác nếu ra máu khi mang thai tháng cuối bởi hiện tượng chảy máu bất thường có thể do:

  • Thai nhi vỡ mạch máu hoặc tử cung chia tách: Đây là biểu hiện ra máu khi mang thai tháng cuối rất nguy hiểm. Mẹ bầu chảy nhiều máu đỏ tươi, choáng váng. Cần nhanh chóng đưa bà bầu nhập viện để làm thủ thuật mổ bắt con.
  • Nhau tiền đạo: nhau thai phát triển ở vị trí bất thường khiến mẹ bầu thường xuyên ra máu
  • Bong nhau non: Nhau thai bong tách khỏi thành tử cung khiến sảy thai, thai chết lưu

Hai tình huống trên thường gặp ở 3 tháng đầu hoặc 3 tháng giữa thai kỳ, vì vậy nếu phát hiện sớm vẫn có thể  giữ được thai nhi.

ra-mau-khi-mang-thai-thang-cuoi

Ra máu khi mang thai tháng cuối – bà bầu không được chủ quan, nên thăm khám tại bệnh viện càng sớm càng tốt

  • 10-loai-sua-danh-cho-ba-bau-tot-nhat-hien-nay Top 10 loại sữa cho bà bầu và thai nhi tốt nhất hiện nay - Trong quá trình mang thai, ngoài ăn uống mẹ cần uống sữa để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho mẹ và bé. Dưới đây là top 10 loại sữa tốt nhất cho bà bầu hiện nay để các bạn tham khảo.  Nội dung bài viết1 1.Sữa Frisomum Gold2 2. Sữa Abbott Similac Mom IQ Plus3 3. Sữa XO4 4. Sữa Enfamama5 5. Sữa Dutch Lady Mama6 6. Sữa Morinaga Mori Mama7 7. Sữa Anmum Materna8 8. Sữa Dielac Mama Gold9 9. Sữa Celia Mama10 10. Sữa Nuti IQ Mom gold 1.Sữa Frisomum Gold Sữa bà bầu Frisomum Gold hương...

Cần làm gì khi bị ra máu khi mang thai tháng cuối

  • Bạn cần kiểm tra ngoài ra máu báo sắp sinh, bạn còn những dấu hiệu sắp sinh nào khác không. Bạn đã thấy đau bụng hoặc xuất hiện cơn co tử cung chưa?
  • Theo dõi tình trạng ra máu bằng cách dùng băng vệ sinh quan sát lượng máu thấm, màu máu, máu có dịch nhầy không?
  • Ngoài chảy máu, mẹ bầu có tình trạng đau bụng, chuột rút hoặc chóng mặt, đau đầu nào khác không?
  • Mẹ bầu có bị va chạm, chấn thương khi mang thai tháng cuối không?
  • Sử dụng bài thuốc đông y từ củ gai tươi giúp bạn điều trị ra máu khi mang thai hiệu quả.

Như vậy, có nhiều nguyên nhân gây ra máu khi mang thai tháng cuối. Bất cứ tình trạng ra máu âm đạo trong thai kỳ nào cũng cần mẹ bầu đi khám để phát hiện nguyên nhân và biện pháp điều trị.

Ra máu khi mang thai tháng cuối có thể bình thường, báo hiệu cơ thể bà bầu sẵn sàng để sinh nở. Nhưng cũng là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm. Do đó, trong tháng cuối mang thai, chị em cần lưu ý:

  • Hạn chế làm việc nặng, đi lại nhiều.
  • Chủ động sắp xếp công việc, nghỉ làm chờ sinh nếu cơ thể quá mệt mỏi, bụng bầu cồng kềnh.
  • Kiêng quan hệ tình dục.
  • Phòng ngừa nguy cơ thương tích, ngã xe, va chạm giao thông.
  • Giữ thông tin liên lạc thông suốt với chồng và người thân để kịp thời hỗ trợ nếu cần.

► Tìm hiểu các kiến thức về bà bầu mới nhất tại Anthaiphuong.com

GỌI HOTLINE: 1900.4539 – 033.249.6789 ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN

Bác Sĩ Nguyễn Huy 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments