Thai máy từ tuần thứ mấy? Cách nhận biết thai máy cho mẹ mang thai lần đầu

Bác Sĩ Nguyễn Huy 4:12 chiều 25 Tháng Mười Một, 2019

Cảm nhận thai máy khiến mẹ bầu vô cùng thích thú, bởi đây chính là khoảnh khắc mẹ cảm nhận rõ ràng hơn sự kết nối với bé yêu. Vậy thai máy từ tuần thứ mấy, cách nhận biết thai máy, thai đạp nhiều có tốt không? Bài viết sau đây, An Thái Phương sẽ cung cấp cho mẹ bầu những kiến thức đầy đủ nhất về thai máy. Hãy ghim ngay trong cẩm nang mang thai của mẹ nhé!

TẶNG SÁCH THAI GIÁO CỰC HAY 

“Những bí kíp vàng để có thai kỳ khỏe mạnh” 


Bạn sẽ được:

Tìm hiểu sự phát triển của thai nhi trong 40 tuần thai
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng mang thai
Những mẹo nhỏ cực hữu ích mẹ bầu nào cũng phải có… và rất nhiều thông tin thai kỳ bổ ích khác

Thai máy là gì?

Thai máy hay thai đạp chính là những cử động của thai nhi trong bụng mẹ, mẹ có thể cảm nhận một cách rõ ràng. Bé không chỉ đạp vào thành bụng mẹ, mà có thể xoay người, huých chân, tay, nấc cụt.

Thai máy từ tuần thứ mấy?

Đây là vấn đề được nhiều mẹ  bầu quan tâm. Bởi bạn luôn muốn tìm cách được biết nhiều về thế giới của bé trong bụng mẹ. Thai máy hay thai đạp tương tự như cách bé đang muốn “lên tiếng” nói chuyện với bố mẹ vậy.

Và không cần đến máy siêu âm, mẹ có thể biết rõ ràng con đang “tập thể dục” hay cử động mạnh mẽ thông qua quan sát bụng bầu hoặc sờ nhẹ lên bụng.

Thai máy là tín hiệu giúp mẹ biết con vẫn đang khỏe mạnh

Thai máy là tín hiệu giúp mẹ biết con vẫn đang khỏe mạnh

Thai nhi biết máy từ rất sớm. Câu trả lời cho thai máy từ tuần thứ mấy, chính là tuần thứ 8. Tuy nhiên, lúc này bé yêu còn rất bé nên chuyển động của bé chỉ có thể phát hiện qua siêu âm.

Ở tuần 12, bé vẫn đang cử động trong bụng mẹ, nhưng mẹ vẫn chưa cảm nhận rõ ràng đâu. Nếu may mắn, khi đi siêu âm, bạn sẽ được nhìn 1 cách rõ ràng cử động của bé yêu trong bụng mẹ.

Từ tuần 16-18: bé sẽ có nhiều chuyển động phức tạp như co duỗi tay, chân, nấc, vặn người, mút ngón tay cái.

Tuần 20 trở đi: Mẹ nhận biết rõ ràng những cử động thai máy.

Tuần 28: bé hoạt động mạnh mẽ, cứ 1 tiếng đồng hồ mẹ có thể cảm nhận 1-3 cử động nào đó của bé.

  • [TIẾT LỘ] Bảng cân nặng thai nhi chuẩn theo tuần mới nhất của WHO - Để kiểm tra sức khỏe của thai nhi, bác sĩ tiến hành kiểm tra tình trạng chiều cao, bảng cân nặng của thai nhi chuẩn quốc tế. Vậy cân nặng của thai nhi theo từng tuần tuổi như thế nào là phát triển bình thường?  Bảng theo dõi cân nặng thai nhi MỚI VÀ CHUẨN NHẤT, giúp mẹ biết con có khỏe không? Thai 32 tuần nặng bao nhiêu kg, phát triển thế nào? Như chúng ta đã biết, cân nặng chuẩn của thai nhi là một trong các yếu tố quan trọng đánh giá tình trạng sức khỏe và...

Thai nhi đạp nhiều là tốt hay xấu?

Thai càng phát triển thì khả năng vận động của bé cũng nhiều hơn. Tuy nhiên, không thể khẳng định, thai máy nhiều là tốt hay xấu.

1 số mẹ bầu cho rằng, thai đạp nhiều là thai khỏe, em bé năng động. Trong 1 số trường hợp, thai đạp nhiều bất thường, do dây rốn quấn cổ khiến bé bị ngạt, thiếu ô xy.

Ngược lại, nếu mẹ thấy thai giảm hoạt động hoặc ngừng chuyển động bất thường có thể thai lưu hoặc có 1 vấn đề bệnh lý nào đó khiến bé “ốm yếu”.

Do đó, nếu tần suất cử động của thai bất thường, mẹ nên đi khám sớm thay vì lo lắng, băn khoăn.

Từ tuần 36 trở đi, thai sẽ ít cử động hơn vì tử cung đã trở nên chật hẹp khiến bé không còn không gian để “tung hoành”. Hoặc có thể bé đã bắt đầu quay đầu, chui vào ống sinh để chuẩn bị đến chào đời.

Cách nhận biết thai máy

Khi thấy thai giảm cử động bất thường, mẹ bầu nên nhanh chóng đi khám

Khi thấy thai giảm cử động bất thường, mẹ bầu nên nhanh chóng đi khám

Với mẹ mang thai lần đầu, bạn sẽ mất nhiều thời gian để cảm nhận và phát hiện những cử động thai máy đầu tiên.

Tuy nhiên, từ tuần 20 trở đi, bạn có thể nhận biết rõ ràng hơn. Và mỗi em bé sẽ có lịch hoạt động khác nhau, đừng quá lo lắng khi thấy bé nhà mình ít “lên tiếng” hơn bé khác.

Ban ngày, vì bận làm việc nhiều mẹ cũng ít để ý theo dõi bụng bầu để phát hiện thai máy. Buổi tối hoặc khi có nhiều thời gian nghỉ ngơi trong không gian yên tĩnh, mẹ sẽ cảm nhận chuyển động của bé dễ dàng hơn.

Ngoài các cử động tự nhiên, đôi khi bé cũng có “phản ứng” đạp bụng mẹ do các kích thích từ bên ngoài như bé nghe thấy âm thanh, cảm nhận ánh sáng, mùi vị.

Có những em bé rất thích nhào lộn, giang chân, giang tay một cách mạnh mẽ khiến mẹ “mất ngủ” về đêm. Nhưng cũng có bé chỉ cựa mình nhẹ nhàng rồi ngoan ngoãn nằm im.

Cảm nhận thai máy ở mỗi mẹ bầu cũng khác nhau, có mẹ cho biết thai máy nhẹ nhàng giống một con cá đang bơi nhưng có khi giống như có 1 trái bóng đá qua lại trong bụng mình.

  • moc-kham-thai-can-thiet Các mốc KHÁM THAI quan trọng mẹ bầu cần ghi nhớ - Khám thai không chỉ giúp mẹ bầu có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của thai nhi mà còn kịp thời phát hiện các bệnh có nguy cơ gây ảnh hưởng đến mẹ và bé. Vậy có những mốc khám thai quan trọng nào mà các mẹ bầu không nên bỏ qua trong suốt thai kỳ? Hãy cùng An Thái Phương tìm câu trả lời nhé! Những thời điểm khám thai quan trọng nhất, bà bầu KHÔNG ĐƯỢC PHÉP QUÊN Mẹ bầu khám thai bao nhiêu lần là chuẩn? Khám thai đem lại lợi ích gì? Giúp các mẹ...

Thời điểm thai máy trong ngày

Kể từ khi phát hiện thai máy 1 cách rõ ràng, bạn có thể đếm nhịp thai máy và thấy trung bình bé cử động 15-20 lần mỗi ngày.

Cứ cách 1-2 tiếng lại có những cử động thai máy.

Bé có thể cử động vào buổi sáng, trưa, tối theo nhịp sinh học của riêng mình. Tuy nhiên, sau bữa ăn của mẹ bé sẽ đạp nhiều hơn.

Nếu thấy thai giảm cử động, mẹ có thể gọi bé bằng cách gõ vào thành bụng, bật một bản nhạc để “kiểm tra”. Nếu bé đáp lại, có nghĩa là bé chỉ ngủ quên mà thôi. Ngược lại hàng ngày bé vẫn cử động bình thường nhưng quá 2 giờ vẫn chưa có “tín hiệu” trả lời, mẹ cần đi khám sớm.

Trên đây là những thông tin đầy đủ, chi tiết về hoạt động thai máy. Việc biết rõ thai máy từ tuần thứ mấy, thai máy nhiều, ít, cách cảm nhận thai máy sẽ giúp mẹ bầu kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường của con yêu.

GỌI HOTLINE: 1900.4539 – 033.249.6789 ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN

Bác Sĩ Nguyễn Huy

  • ba-bau-moi-co-thai-khong-nen-an-gi

    Bà bầu nếu ăn phải một số thực phẩm không tốt cho cơ thể mẹ và thai nhi có thể khiến bé gặp nguy hiểm, thậm chí tử vong. Vậy mới có thai không nên ăn gì? Nội dung bài viết1 Khoai tây mọc mầm2 Tránh ăn dưa muối3 Thủy hải sản có hàm...

  • Trà Thảo Dược Củ Gai hỗ trợ điều trị Đau bụng dưới khi mang thai

    Đau bụng dưới khi mang thai là tình trạng khá phổ biến và ở mỗi thời điểm khác nhau lại đặc trưng cho những tình trạng mẹ cần lưu ý. Hãy cùng An Thái Phương tìm hiểu tình trạng đau bụng dưới khi mang thai qua từng kỳ tam cá nguyệt nhé.  Vì sao...

  • do-mo-da-gay

    Đo độ mờ da gáy là mốc khám thai quan trọng không nên bỏ qua trong suốt thai kỳ để xác định nguy cơ trẻ có mắc hội chứng Down hay không? Vậy độ mờ da gáy là gì và kết quả đo bao nhiêu là bình thường? Bài viết dưới đây An Thái...

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments