Bệnh trĩ khi mang thai và cách điều trị cho bà bầu bị trĩ hiệu quả

Bác Sĩ Nguyễn Huy 5:10 chiều 3 Tháng Mười, 2019

Bệnh trĩ khi mang thai thường xuất hiện trong 3 tháng cuối thai kỳ, trở thành nỗi ám ảnh của không ít mẹ bầu. Bà bầu bị trĩ trong thai kỳ không nên coi thường và hãy cùng Đông y Thái Phương tìm hiểu một cách cặn kẽ về căn bệnh “khó nói” nhưng khiến chị em vô cùng khó chịu này.

1. Nguyên nhân khiến chị em bị bệnh trĩ khi mang thai

Có 4 nguyên nhân chính khiến nhiều mẹ bầu bị bệnh trĩ khi mang thai bao gồm:

+ Thai nhi càng lớn, tử cung sẽ càng phát triển gây áp lực lên vùng xương chậu. Qúa trình tuần hoàn máu của mẹ bầu diễn ra chậm chạp, tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch chủ dưới bị chèn ép.

Bà bầu bị trĩ luôn thấy khó chịu, mệt mỏi

Bà bầu bị trĩ luôn thấy khó chịu, mệt mỏi

+ Bà bầu bị táo bón lâu ngày không được điều trị kịp thời. Đa số thai phụ bước vào tam cá nguyệt thứ 3 bị táo bón kéo dài nhưng chủ quan không điều trị dẫn tới tình trạng bệnh trĩ khi mang thai nặng hơn.

+ Hormone progesterone tăng cao khiến các tĩnh mạch bị sưng lên nhanh chóng. Hormone này cũng là “thủ phạm” khiến nhu động ruột giảm hoạt động, mẹ bầu bị táo bón thường xuyên.

+ Ngoài ra, chị em bị thừa cân hoặc bị giãn tĩnh mạch âm hộ trước khi mang thai cũng có nguy cơ cao bị bệnh trĩ trong thai kỳ.

  • thieu-mau-khi-mang-thai Thiếu máu khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và bé? - Khi mang thai do nhu cầu sắt tăng cao để cung cấp cho thai nhi nên thường dẫn ra tình trạng thiếu máu khi mang thai. Các dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này là gì. Hãy cùng An Thái Phương tìm hiểu nhé. Nội dung bài viết1 Tình trạng thiếu máu khi mang thai2 Thiếu máu khi mang thai có biểu hiện gì? 3 Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng thiếu máu khi mang thai4 Thiếu máu khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe mẹ và bé?5 Làm sao để khắc...

Bà Bầu Bị Trĩ – Liên Hệ Ngay Để Được Bác Sĩ Tư Vấn
tu-van-bac-si

2. Dấu hiệu bà bầu bị trĩ khi mang thai

Có 3 dạng bệnh trĩ là:

  • Trĩ trong:

Bà bầu đi đại tiện ra máu và thấy máu trên giấy vệ sinh. Mặc dù không thấy búi trĩ rõ ràng như trĩ ngoại, nhưng lúc này búi trĩ đã hình thành ở trên đường lược. Đường lược là đường vòng, hình răng cưa, đây là chỗ nối giữa hậu môn và phần cuối ống tiêu hóa.

  • Trĩ ngoài:

Mẹ bầu nhận biết rõ ràng khi thấy có một đoạn thịt phình ra khỏi hậu môn. Búi trĩ lúc này đã hình thành ở dưới đường lược.

  • Trĩ hỗn hợp:

Những thai phụ mắc cả trĩ nội và trĩ ngoại.

Tùy thuộc vào các cấp độ bệnh mà bà bầu nhận biết các dấu hiệu của bệnh trĩ khi mang thai.

  • Trĩ độ 1: Chị em thấy hậu môn đau rát, đại tiện ra máu.
  • Trĩ độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài sau khi đi vệ sinh nhưng có thể tự co lên.
  • Trĩ độ 3: Mẹ bầu bị sa búi trĩ nhưng không tự co được phải dùng tay ấn mới lên.
  • Trĩ độ 4: Búi trĩ sa xuống không đẩy lên được. Búi trĩ đau rát, có nguy cơ hoại tử.

Hình ảnh trực quan của bệnh nhân bị trĩ nội và trĩ ngoại.

Hình ảnh trực quan của bệnh nhân bị trĩ nội và trĩ ngoại.

Ngoài ra, thai phụ bị bệnh trĩ khi mang thai còn có các biểu hiện sau:

  • Đau rát, ngứa quanh hậu môn sau khi đi đại tiện:

Một số trường hợp, thai phụ có thể bị đau nhiều trong ống hậu môn. Nhiều chị em cho biết, khi bị bệnh trĩ trong thai kỳ, cơn đau hậu môn khiến chị em có cảm giác như ngồi lên hàng ngàn chiếc kim nhọn.

  • Đại tiện ra máu:

Tùy tình trạng trĩ khi mang thai của mẹ bầu mà lượng máu ra nhiều hoặc ít. Chị em có thể thấy máu dính một chút ít trên giấy vệ sinh. Nếu bệnh nặng hơn sẽ thấy máu lẫn trong phân hoặc chảy thành giọt khi đi vệ sinh.

  • Vùng da quanh hậu môn sưng đỏ, viêm tấy:

Mẹ bầu bị trĩ ngoài thường gặp phải tình trạng vùng quanh hậu môn sưng đỏ, viêm nhiễm lan rộng.

  • Sa búi trĩ:

Búi trĩ sa hẳn ra ngoài hậu môn khiến mẹ bầu thấy đau rát do búi trĩ cọ xát vào quần lót. Khi búi trĩ sa ra ngoài không tự đẩy lên được, tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn dễ dẫn tới viêm nhiễm, hoại tử.

3. Mẹ bầu bị trĩ có nguy hiểm không?

Rất nhiều chị em lo lắng không biết mẹ bầu bị trĩ khi mang thai có nguy hiểm không. Nhiều bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng, mẹ bầu không nên coi thường bệnh táo bón hoặc trĩ khi mang thai.

Nguyên nhân là do khi bị trĩ, chị em thường bị táo bón, đầy hơi, chướng bụng đi kèm, khiến cơ thể mệt mỏi, kém ăn. Ngoài ra, khi khó đi đại tiện, phân không thải ra ngoài được, các chất độc bị tích tụ lại trong cơ thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Với hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, mẹ bầu hoàn toàn có thể tự điều trị để cải thiện tình trạng bệnh trĩ khi mang thai. Tuy nhiên, nếu bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, hiện tượng ra máu nhiều hơn bà bầu cần thăm khám kỹ càng hơn.

Chị em cũng cần lưu ý về chế độ ăn giàu chất xơ, bổ sung các chất làm mát như trà thảo dược giải nhiệt cơ thể để hạn chế táo bón. Ngoài ra, kết hợp nghỉ ngơi, vận động hợp lý, tránh để cơ thể bị căng thẳng quá mức giúp thai kỳ ổn định.

4. Mẹ bầu bị trĩ có sinh thường được không?

Một vấn đề được nhiều chị em băn khoăn, lo lắng chính là “mẹ bầu bị trĩ có sinh thường được không?” Các chuyên gia cho biết, để có câu trả lời chính xác cần phụ thuộc vào mức độ bệnh của từng thai phụ.

Mẹ bầu mới chớm mắc bệnh, bệnh trĩ ở mức độ nhẹ hoàn toàn có thể sinh thường bình thường mà cần quá lo lắng.

Với bà bầu bị trĩ 3 tháng cuối nhưng bệnh đã nặng, các bác sĩ sản khoa khuyên thai phụ nên sinh mổ để đảm bảo an toàn cho bà mẹ và thai nhi. Nếu cố tình sinh thường, mẹ bầu có nguy cơ xuất huyết, chảy máu nặng do phải rặn nhiều trong lúc sinh, khiến búi trĩ tụt xuống nhiều hơn.

Một số trường hợp, bà bầu bị bệnh trĩ cần được can thiệp thủ thuật như:

  • Bị trĩ ngoại tắc mạch:

Mẹ bầu sẽ được gây tê tại chỗ để giảm đau. Biện pháp này hoàn toàn an toàn cho mẹ và thai nhi.

  • Bà bầu bị trĩ độ 4:

Lúc này thai phụ bị chảy máu nặng, búi trĩ sa xuống nhiều. Bác sĩ có thể hướng dẫn bệnh nhân sử dụng các loại thuốc co búi trĩ để cầm máu.

  • Can thiệp thủ thật khi bà bầu bị trĩ:

Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu mắc bệnh trĩ sẽ không thể tiến hành phẫu thuật cắt búi trĩ. Chị em cần chờ sau khi sinh khoảng 5-6 tuần, khi các mô cơ hậu môn đã trở lại bình thường mới có thể phẫu thuật.

Do vậy, bà bầu phát hiện bị bệnh trĩ cần nhanh chóng điều trị trước khi bệnh phát triển nặng để sinh thường an toàn.

5. Cách điều trị bệnh trĩ khi mang thai

  • Điều trị táo bón triệt để

Ngay khi thấy cơ thể có dấu hiệu bị táo bón, bà bầu cần xem xét chế độ ăn uống, sinh hoạt của bản thân để giải quyết tình trạng táo bón triệt để. Chị em cần ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi, uống nước thường xuyên và đừng quên tập thể dục hàng ngày.

Mẹ bầu có thể lựa chọn các sản phẩm trà thảo dược an thai có tác dụng giải nhiệt, giảm nóng trong, hạn chế tình trạng táo bón thai kỳ để uống hàng ngày sẽ đánh bay bệnh trĩ khi mang thai.

  • Tạo thói quen đi vệ sinh đúng giờ

Khi cơ thể có nhu cầu đi đại tiện, bà bầu không được nhịn quá lâu để tránh tăng áp lực lên trực tràng. Tốt nhất nên tạo cho mình thói quen đi đại tiện vào một thời gian nhất định.

Mẹ bầu cần tạo thói quen đi vệ sinh đúng giờ và không được nhịn đi đại tiện

Mẹ bầu cần tạo thói quen đi vệ sinh đúng giờ và không được nhịn đi đại tiện

  • Tập bài tập Kegel

Chị em nên tham khảo về bài tập Kegel cho bà bầu để giúp tăng sức bền cho vùng cơ quanh hậu môn, giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ, đồng thời tăng lưu thông vùng trực tràng. Bên cạnh đó, mẹ bầu chăm chỉ tập Kegel sẽ giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi sau sinh.

  • Vệ sinh hậu môn

Sau mỗi lần đi vệ sinh, mẹ bầu cần rửa sạch hậu môn và lau khô bằng khăn mềm. Đối với trường hợp thai phụ bị sa búi trĩ, chị em không nên dùng giấy vệ sinh chùi hậu môn mà xịt rửa nhẹ nhàng để tránh đau rát.

Nếu hậu môn bị sưng tấy, chị em có thể chườm đá lạnh hoặc đun nước lá trầu không để ngâm hậu môn giúp cải thiện bệnh trĩ khi mang thai rất hiệu quả.

  • Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu

Bệnh trĩ khi mang thai thường xuất hiện ở mẹ bầu làm việc văn phòng. Do đặc tính công việc, chị em thường ít vận động, ngồi lâu một chỗ. Điều này khiến tình trạng táo bón, trĩ của mẹ bầu thêm nặng hơn. Do vậy, thai phụ cần lưu ý vận động thường xuyên, thay đổi tư thế ngồi, nằm để tránh gây áp lực lên vùng nửa dưới cơ thể.

6. Dinh dưỡng cho bà bầu bị bệnh trĩ khi mang thai

Bà bầu bị trĩ nên ăn gì?

Thai phụ bị bệnh trĩ cần có chế độ ăn lành mạnh để cải thiện tình trạng bệnh. Dưới đây là một số thực phẩm gợi ý rất có lợi cho bà bầu bị bệnh trĩ.

Mẹ bầu đừng quên bổ sung nước hàng ngày để phòng tránh táo bón và trĩ trong thai kỳ

Mẹ bầu đừng quên bổ sung nước hàng ngày để phòng tránh táo bón và bệnh trĩ trong thai kỳ

– Thực phẩm giàu chất xơ: ngũ cốc nguyên cám, rau có lá màu xanh đậm, trái cây tươi như cam, quýt giàu vitamin C.

– Thực phẩm giàu sắt: các loại hạt (hạt hạnh nhân, mè đen, hạt điều), rau dền, cà rốt, cá ngừ, gan gà, bông cải xanh…Mẹ bầu bị bệnh trĩ thường bị mất máu do vậy cần thiết phải bổ sung thực phẩm giàu sắt để phục hồi sức khỏe, tránh thiếu máu cho mẹ và thai nhi.

– Thực phẩm giàu magie: như đậu nành, quả bơ, yến mạch…

– Thực phẩm nhuận tràng: rau khoai lang, mồng tơi, chuối, đu đủ, củ khoai lang, rau dền…

– Nước: mỗi ngày chị em cần uống từ 2-2,5 lít nước khi mắc bệnh trĩ.

Bà bầu bị trĩ nên kiêng ăn gì?

  • Mẹ bầu cần kiêng gia vị cay, nóng như hạt tiêu, ớt, tỏi khiến niêm mạc dạ dày bị kích ứng.
  • Hạn chế dùng muối khi nấu ăn. Muối làm giữ nước, các mạch máu bị căng ra khiến thai phụ bị bệnh trĩ nặng hơn.
  • Thực phẩm chứa nhiều đường, chất tạo ngọt như sôcôla, kẹo, bánh ngọt, nước ngọt có gas. Mẹ bầu ăn nhiều đồ ngọt rất dễ bị táo bón, đồng thời tăng phản ứng ngứa hậu môn.
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ.
  • Mẹ bầu bị trĩ nên ăn làm nhiều bữa trong ngày, không nên ăn quá no làm chèn ép các tĩnh mạch trĩ.

Bị bệnh trĩ khi mang thai có thể khiến mẹ bầu ngại ngần chia sẻ với mọi người. Tuy nhiên, chị em cần tư vấn bác sĩ chuyên khoa để điều trị bệnh kịp thời trước khi căn bệnh tế nhị, khó nói này phát triển nặng hơn, gây ảnh hưởng cho bà bầu và thai nhi.

GỌI HOTLINE: 1900.4539 – 033.249.6789 ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN

Bác sĩ Nguyễn Huy

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments