9 dấu hiệu sinh non mẹ bầu cần biết

Bác Sĩ Nguyễn Huy 7:00 sáng 13 Tháng Mười, 2019

Phát hiện sớm các dấu hiệu sinh non giúp mẹ bầu phòng ngừa nhiều nguy cơ sức khỏe cho mẹ và bé.

Sinh non là gì?

Sinh non thường xảy ra từ tuần 22-37 của thai kỳ. Trẻ sinh non có tỷ lệ mắc bệnh mãn tính và tử vong cao. Do vậy, mẹ bầu cần chủ động tìm hiểu các dấu hiệu sinh non để phòng ngừa và tăng khả năng giữ thai nếu không may gặp phải.

Trẻ sinh non thường nhẹ cân, sức đề kháng kém và mắc nhiều bệnh tật hơn bình thường

Trẻ sinh non thường nhẹ cân, sức đề kháng kém và mắc nhiều bệnh tật hơn bình thường

Dấu hiệu nhận biết sinh non thường gặp

Ra máu âm đạo

Nếu mẹ bầu thấy ra máu âm đạo, dù nhiều hay ít cũng cần nhanh chóng thăm khám càng sớm càng tốt.

Xuất hiện cơn gò tử cung

Mẹ bầu mang thai từ tháng thứ 5 trở đi cần thận trọng khi có cơn gò tử cung bất thường. Cơn gò khiến mẹ bầu đau bụng dữ dội, cơn đau liên tục, cứ 10 phút cơn đau lại xuất hiện 1 lần hoặc càng lúc càng gần hơn.

  • thieu-oi-khi-mang-thai Thiếu ối khi mang thai nguy hiểm như thế nào? - Thiếu ối khi mang thai là sự bất thường của nước ối có thể gây ra nguy hiểm cho thai nhi. Vậy dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa và điều trị tình trạng này như thế nào? Hãy cùng An Thái Phương tìm hiểu nhé.  Nội dung bài viết1 Thiếu ối khi mang thai là gì?2 Dấu hiệu giúp các mẹ nhận biết tình trạng thiếu ối khi mang thai3 Nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu ối khi mang thai4 Phương pháp điều trị tình trạng thiếu ối khi mang thai5 Biện pháp...

Đau bụng dưới

Hãy thận trọng nếu bà bầu bị đau bụng dưới. Cảm giác tức bụng rất khó chịu, cơn đau đến thường xuyên hơn.

Bà bầu đau tức bụng dưới, kèm ra máu cần thận trọng đây là dấu hiệu sinh non

Bà bầu đau tức bụng dưới, kèm ra máu cần thận trọng đây là dấu hiệu sinh non

Ra nhiều dịch âm đạo

Một trong những dấu hiệu sinh non mẹ bầu cần thận trọng là dịch âm đạo ra nhiều hơn. Dịch có mùi hôi, màu trắng đục, lượng ra nhiều khiến chị em khó chịu.

Buồn nôn, ói mửa

Bà bầu bỗng xuất hiện tình trạng buồn nôn, ói mửa liên tục trong 8 giờ, kèm theo triệu chứng tiêu chảy cần thận trọng.

Tụt bụng bầu bất thường

Mặc dù còn cách xa ngày dự sinh khá lâu nhưng bụng bầu đã tụt, chị em cần lưu ý về dấu hiệu sinh non. Bụng bầu tụt nghĩa là thai nhi đang quay đầu, tụt dần về phía ống sinh gây áp lực lên vùng xương chậu.

Đau lưng

Mẹ bầu thấy đau lưng liên tục, vùng đau đặc biệt ở thắt lưng hoặc phần lưng dưới.

Cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm dù bạn đã làm nhiều cách như thay đổi tư thế nằm, ngồi, mát-xa, chườm giảm đau.

VIDEO: Những cách giảm đau lưng hiệu quả nhất khi mang thai

Đau đầu, buồn nôn

Từ tuần 22-37, mẹ bầu có triệu chứng đau đầu, choáng váng, buồn nôn là dấu hiệu sinh non rất nguy hiểm.

Vỡ ối

Bà bầu vỡ ối sớm có thể dẫn tới sinh non. Một vài chị em mang thai lần đầu có thể khó phân biệt giữa rỉ ối và tiểu són.

Tuy nhiên, nếu thấy đáy quần lót ẩm ướt bất thường, chị em có thể dùng giấy quỳ để xác định xem có phải nước tiểu hay mình bị rỉ ối thực sự.

Ngoài ra, cũng có trường hợp mẹ bầu vỡ ối thực sự, nước ối chảy ra ồ ạt dù chưa đến ngày dự kiến sinh. Lúc này, chị em cần nhanh chóng nhập viện.

  • dau-hieu-chuyen-da 12 Dấu hiệu chuyển dạ chính xác và sớm nhất mẹ bầu cần biết - Việc nhận biết chính xác các dấu hiệu chuyển dạ để có những chuẩn bị tốt nhất chuẩn bị cho hành trình vượt cạn là hoàn toàn cần thiết. Vậy những dấu hiệu nào cho biết các mẹ chuẩn bị bước vào thời kỳ lâm bồn. Hãy cùng An Thái Phương tìm hiểu nhé. Nội dung bài viết1 Bụng bầu tụt xuống2 Dễ thở hơn3 Đi tiểu nhiều hơn4 Tiêu chảy5 Dãn khớp6 Mệt mỏi hơn7 Chuột rút, đau lưng8 Ngừng tăng cân9 Vỡ nước ối10 Cổ tử cung mở11 Ra nhớt hồng12 Xuất hiện các cơn gò chuyện dạ...
Liên Hệ Ngay Để Được Bác Sĩ Tư Vấn
tu-van-bac-si

Dự phòng sinh non cho phụ nữ mang thai

Để hạn chế nguy cơ sinh non, trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu cần tuân thủ:

  • Theo dõi, khám thai định kỳ để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường ở thai nhi.
  • Không uống rượu bia, các chất kích thích như cà phê, hút thuốc lá.
  • Kiêng các tư thế giao hợp mạnh, những tháng cuối thai kỳ, cần tránh giao hợp hoàn toàn.
  • Có chế độ nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý, theo dõi sự tăng cân của thai nhi.
  • Nếu mẹ bầu có sự cố thai kỳ, cần tuân thủ chế độ điều trị của bác sĩ.
  • Mẹ bầu có tiền sử sinh non cần đặc biệt thận trọng trong quá trình theo dõi thai.

Sinh non gây ra nhiều áp lực tinh thần cho mỗi gia đình, chủ động phòng ngừa bằng cách nhận biết các dấu hiệu sinh non, giúp mẹ bầu có thai kỳ ổn định, khỏe mạnh hơn.

GỌI HOTLINE: 1900.4539 – 033.249.6789 ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN

Bác Sĩ Chương

  • Dọa sảy thai nên ăn gì chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều phụ nữ mang thai. Mời các mẹ cùng theo dõi những chia sẻ trong bài viết dưới đây để có thêm nhiều kiến thức hữu ích về nguyên nhân bà bầu bị dọa sảy thai? dọa sảy thai nên ăn...

  • dau-bung-khi-mang-thai

    Đau bụng khi mang thai là một hiện tượng thường xuyên xảy ra trong quá trình mang thai ở mẹ bầu đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Đối với các sản phụ đây là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên nếu tình trạng đau bụng này kéo dài...

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments