Toàn bộ kiến thức về sinh non mẹ bầu cần biết

Bác Sĩ Chương 10:37 sáng 25 Tháng Năm, 2019

Sinh non là điều đáng sợ với các mẹ bầu. Các bà bầu nhận biết sớm dấu hiệu bất thường để có hướng xử lý kịp thời ngay cả những bạn không thuộc diện rủi ro cao cũng nên cần lưu ý. Hãy cùng An Thái Phương tìm hiểu những dấu hiệu cảnh báo tình trạng này nhé.

Sinh non là gì ?

Thông thường 1 chu kỳ mang thai khỏe mạnh của mẹ bầu là 9 tháng 10 ngày (40 Tuần). Sinh non là việc trẻ sơ sinh chào đời quá sớm ở tháng thứ 7, 8 (28 – 36 tuần). Nếu bạn chuyển dạ quá sớm thì cả mẹ và bé phải đối mặt với cách rủi ro.

sinh-non

Sinh non gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé

Phân loại:

Sinh non trễ: Sinh ra giữa tuần 34 và 36 của thai kỳ.

Sinh non vừa: Sinh ra giữa tuần 32 và 34 của thai kỳ.

Sinh rất non: Sinh ra dưới tuần 32 của thai kỳ.

Sinh cực kỳ non: Sinh ra trong hoặc trước tuần 25 của thai kỳ.

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng sinh non ở mẹ bầu?

Hầu hết trường hợp đẻ non xảy ra một cách ngẫu nhiên, nhưng một số trường hợp là do ảnh hưởng của những lần sinh thường hoặc sinh mổ trước đó.

nguyen-nhan-dan-den-sinh-non

Sinh non do nhiều nguyên nhân

Các nguyên nhân thường gặp gồm đa thai, mẹ bầu nhiễm trùng và các bệnh mạn tính như tiểu đường, cao huyết áp. Ngoài ra còn có thể là do ảnh hưởng của từ các di truyền.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ sinh non ở mẹ bầu

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ sinh non ở mẹ bầu, chẳng hạn như:

  • Mẹ bầu mang song thai hoặc đa thai
  • Khoảng thời gian mang thai giữa 2 lần ít hơn sáu tháng
  • Trẻ được thụ tinh ống nghiệm
  • thu-tinh-trong-ong-nghiem Trà Thảo Dược Củ Gai hỗ trợ phụ nữ trước và sau Chuyển Phôi (IVF) - Mang thai tự nhiên là điều mà bất cứ người phụ nữ, người vợ, người mẹ nào cũng đều mong muốn nhưng vì một số nguyên nhân mà bạn không thể mang thai tự nhiên thì phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm sẽ hỗ trợ bạn có thể mang thai và sinh con. Bài viết dưới đây chia sẻ giúp bạn hiểu hơn về phương pháp hỗ trợ sinh sản tiên tiến này. XEM NGAY: Bác Sĩ Chia Sẻ Phương Pháp An Thai Sau Khi Chuyển Phôi  Thụ tinh trong ống nghiệm là gì ? Đây là một phương...

dau-hieu-sinh-non

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh non

  • Mẹ có các vấn đề của tử cung, cổ tử cung hoặc nhau thai
  • Mẹ bầu hút thuốc lá hoặc sử dụng ma túy
  • Mẹ bầu đã từng sảy thai hoặc phá thai nhiều lần
  • Mẹ bầu có dinh dưỡng kém và không đạt đủ cân nặng trong thai kỳ
  • Mẹ bầu có một số bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là của nước ối và các bệnh về đường sinh dục dưới, các bệnh mạn tính chẳng hạn như cao huyết áp, tiểu đường
  • Mẹ bầu đã từng sinh non
  • Mẹ bầu bị thừa cân hoặc béo phì trước khi mang thai
  • Mẹ bầu gặp phải những căng thẳng trong cuộc sống, chẳng hạn như cái chết của một người thân hoặc bạo lực gia đình
    Liên Hệ Ngay Để Được Bác Sĩ Tư Vấn
    tu-van-bac-si

Dấu hiệu sinh non dễ phát hiệu nhất ở bà bầu

Xuất hiện cơn co thắt tử cung

Những cơn co thắt tử cung là một trong những dấu hiệu sinh non.Tuy nhiên các mẹ cũng cần phải phân biệt với các cơn co sinh lý xuất hiện trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Những cơn co thắt tử cung bất thường có dấu hiệu sau:

+ Cơn co thắt luôn xuất hiện đều đặn từng hồi hay từng đợt, khi mới bắt đầu thì khoảng cách mỗi 10 – 15 phút có 1 cơn co, sau đó khoảng cách giữa các cơn co gần hơn, cơn co nhiều hơn.

xuat-hien-con-co-that-tu-cung

Các cơn co thắt tử cung có thể là dấu hiệu bất thường

+ Cơn co tử cung xuất hiện ở bất kỳ tư thế nào của mẹ bầu nằm hay ngồi, nhằm phân biện với các trường hợp mẹ bầu có cảm giác là có cơn co khi đi lại nhưng khi nằm nghỉ thì lại hết.

+ Cơn co tử cung tăng lên từ từ và gây đau: mới bắt đầu thai phụ cảm giác căng cứng toàn bộ bụng bầu, cảm giác này tăng lên có thể gây khó thở nhẹ và cảm giác đau xuất hiện tăng dần sau đó, cảm giác đau giảm dần cho đến khi hết đau và bụng mềm dần trở lại và thai phụ cảm giác bình thường giữa các cơn co.

– Âm đạo có chất lỏng chảy ra màu hồng nhạt, nâu nhạt hoặc chảy máu

am-dao-co-dich-mau-nau

Âm đạo có chất lỏng màu nâu nhạt

Dấu hiệu sinh non đi kèm cơn co tử cung là ra máu âm đạo là do hiện tượng bóc tách các mạch máu vùng cổ tử cung trong quá trình cổ tử cung mở ra. Dù ra máu ít hay nhiều thì mẹ cũng cần đi kiểm tra sớm.

Tăng tiết dịch âm đạo

Dấu hiệu sinh non này báo hiệu mẹ đang gặp rắc rối trong thai kỳ. Mẹ sẽ thấy âm đạo mình trong tình trạng ẩm ướt, chất nhầy trong âm đạo tiết ra nhiều hơn trong ngày. Nếu có dấu hiệu này hãy đến bác sĩ ngay để tiến hành việc sinh con.

– Đau thắt lưng

dau-lung-la-dau-hieu-bao-sinh-non

Khi suất hiện những cơn đau đều, liên tục kết hợp mẹ bầu cần hết sức chú ý

Theo các bác sĩ sản khoa cho biết đau thắt lưng là một trong dấu hiệu sinh non vậy nên khi thấy có những cơn đau vùng thắt lưng đều đặn, liên tục, dồn dập đi kèm khi xuất hiện cơn co tử cung, ra máu và dịch âm đạo thì mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

– Vỡ nước ối

vo-nuoc-oi-som-gay-sinh-non

Tình trạng vỡ nước ối ở mỗi mẹ bầu lại khác nhau

Dấu hiệu sinh non này thì tùy từng mẹ bầu, có người vỡ nước ối, nước ối ra ào ào cho nên dễ phát hiện. Tuy nhiên có những mẹ chỉ rỉ ối, nước ối chỉ rỉ ra nhỏ giọt nên khó phát hiện, do đó để không bỏ sót, mẹ bầu nếu thấy có cảm giác ẩm ướt nhiều hơn so với mọi ngày giống như són tiểu thì tới ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, xử lý bởi nếu không có thể nguy hiểm đến tính mạng của em bé trong bụng.

Tăng áp lực lên khung xương chậu

Mẹ sẽ cảm thấy thai nhi đang tụt dần về phía ống sinh, đè nặng lên vùng xương chậu.

Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu báo sinh non mẹ bầu cần đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý tránh nguy hiểm đến tính mạng mẹ và bé.

dau-hieu-sinh-non

Các dấu hiệu cảnh báo sinh non mẹ cần đặc biệt lưu ý

 Các triệu chứng khác

Ngoài các dấu hiệu sinh non đặc trưng còn có các triệu chứng kèm theo như : cảm giác choáng váng, buồn nôn, khó tiêu, tiêu chảy.

Nếu tình trạng bất ổn này kéo dài hơn 8 giờ, mẹ bầu phải gặp bác sĩ để được khám kỹ hơn.

Khi có dấu hiệu sinh bất thường bà bầu nên làm gì ?

Khi có dấu hiệu sinh non các bà bầu nên làm là cần nhanh chóng đến cơ cở y tế để được bác sĩ kiểm tra ngay lập tức. Tuỳ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của mẹ và thai nhi mà bác sĩ sẽ quyết định cho bạn điều trị nội hay ngoại trú.

Chế độ nghỉ ngơi

che-do-nghi-ngoi

Các mẹ nên nằm nghiêng người bên trái tốt cho quá trình lưu thông máu

Khi có dấu hiệu sinh non một điều quan trọng bạn cần lưu ý phải nằm nghỉ ngơi hoàn toàn. Không hoạt động mạnh. Mẹ bầu nên nằm nghiêng bên trái. Điều này giúp tăng lưu lượng máu đến tử cung, làm giảm hoạt động và nguy cơ giãn tử cung.

Thuốc khi nằm viện

Bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc khi cần để hạn chế cơn co thắt tử cung giúp hạn chế nguy cơ sinh non. Tiêm dung dịch muối vào tĩnh mạch khoảng 500-1000 dung dịch muối cân bằng giúp cải thiện lượng máu, giảm hoạt động của tử cung.

– Kiểm tra sức khỏe trước phẫu thuật

Đồng thời với việc kiểm tra sức khỏe trước khi tiến hành phẫu thuật (nếu cần), cần phải xem trực tràng âm đạo, cổ tử cung có co bóp tốt không. Sau 1 – 2 giờ đồng hồ, nếu các cơn co thắt biến mất, không nên kiểm tra lại để tránh kích thích âm đạo và cổ tử cung tiết ra oxytocin. .

Cách phòng tránh sinh non cho mẹ bầu

Mẹ bầu cần thực hiện đầy đủ các mốc khám thai định kỳ theo lịch hẹn và báo cho bác sĩ bất cứ biểu hiện bất thường nào của cơ thể.

  • moc-kham-thai-can-thiet Các mốc KHÁM THAI quan trọng mẹ bầu cần ghi nhớ - Khám thai không chỉ giúp mẹ bầu có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của thai nhi mà còn kịp thời phát hiện các bệnh có nguy cơ gây ảnh hưởng đến mẹ và bé. Vậy có những mốc khám thai quan trọng nào mà các mẹ bầu không nên bỏ qua trong suốt thai kỳ? Hãy cùng An Thái Phương tìm câu trả lời nhé! Những thời điểm khám thai quan trọng nhất, bà bầu KHÔNG ĐƯỢC PHÉP QUÊN Mẹ bầu khám thai bao nhiêu lần là chuẩn? Khám thai đem lại lợi ích gì? Giúp các mẹ...

Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị khi mẹ bầu mắc các bệnh như tiểu đường, tăng huyết áp trong thai kỳ. Nếu như cảm thấy cơ thể mệt mỏi, bị ốm mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều hơn, không nên thức khuya và cần làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ, tránh các tình trạng tự điều trị theo lời truyền miệng dân gian.

Ăn uống đầy đủ và tập thể dục thường xuyên giúp mang thai khỏe mạnh hơn

Ăn uống đầy đủ và tập thể dục thường xuyên giúp mang thai khỏe mạnh hơn

Mẹ bầu có chế độ ăn uống cân bằng các chất dinh dưỡng, đặc biệt là bổ sung đầy đủ vitamin B9, axit folic, DHA, sắt, canxi và chất xơ. Ăn uống thường xuyên chia nhỏ thành 5 bữa một ngày (3 bữa chính và 2 bữa phụ) thay vì chỉ ăn 3 bữa chính.

Mẹ bầu nên uống nhiều nước để tránh mất nước, dẫn đến các cơn co thắt sớm. Cần uống nhiều nước hơn nếu mẹ bầu tập thể dục nhiều hoặc tiết trời nóng.

Cần có chế độ sinh hoạt tình dục nhẹ nhàng, điều độ, nếu có dấu hiệu sinh non nên tránh “yêu” trong các tháng cuối của thai kỳ để giảm nguy cơ co thắt tử cung.

Mẹ bầu giữ tinh thần, tâm trạng thoải mái, tránh làm việc căng thẳng stress, không làm việc nặng nhọc.

khong-mang-vac-vat-nang

Các mẹ hạn chế mang vác đồ nặng

Mẹ bầu tuyệt đối không hút thuốc, tránh việc sử dụng rượu bia.

Không được tự ý sử dụng thuốc khi không có ý kiến của bác sĩ.

Mẹ bầu phải kiểm soát cân nặng hợp lý, tập thể dục điều độ và vừa sức. Mẹ bầu trung bình sẽ tăng khoảng 12kg trong thai kỳ.

  • co-thai-tang-bao-nhieu-can-la-hop-ly Bà bầu tăng cân trong thời gian mang thai bao nhiêu là hợp lý? - Trong thời gian mang thai, tăng cân là điều bình thường và tất yếu để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Vậy bà bầu tăng cân khi mang thai bao nhiêu là hợp lý? An Thái Phương sẽ giúp bạn giải quyết câu hỏi này! Nội dung bài viết1 1. Công thức tính cân nặng cho bà bầu:2 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng cân khi mang thai3 3. Cân nặng của mẹ bầu khi mang thai ở các kỳ tam cá nguyệt như thế nào?4 4. Hậu quả của việc tăng cân khi...

Mẹ bầu nên chọn đồ lót thoáng, thấm hút tốt và giữ vệ sinh vùng kín cẩn thận

Ảnh hưởng tới bé khi sinh non

Rất nhiều bé khi sinh non phát triển bình thường và khỏe mạnh nhưng nhiều bé không được may mắn như thế. Mặc dù được chăm sóc đặc biệt nhưng bé có nguy cơ chịu hậu quả về sức khỏe suốt đời như còi cọc, bại não,bệnh tim bẩm sinh,thiểu năng trí tuệ,chậm phát triển thần kinh, bệnh viêm phổi mãn tính,mù lòa hoặc câm điếc. Khoảng 50% ca khuyết tật thần kinh liên quan tới sinh non.

Việc đẻ non có nguy cơ mắc Virus hợp bào hô hấp (RSV) rất lớn, đó là nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm đường hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, và là một bệnh rất dễ lây.

Cách chăm sóc bé khi sinh non

Về thể chất: Cha mẹ đảm bảo rằng bé được dinh dưỡng đầy đủ từ sữa mẹ hoặc nếu không có sữa thì phải dùng sữa thay thế sữa mẹ do bác sĩ tư vấn . Để tránh bệnh tật cho trẻ, gia đình phải tắm vệ sinh hằng ngày cho cả mẹ lẫn bé, làm vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh, hạn chế thăm nom trẻ. Đặc biệt cha mẹ cho bé tiêm chủng theo lịch và theo chỉ định của bác sĩ.

cach-cham-soc-be-sinh-non

Các mẹ cần cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé

Về thần kinh: Để não bộ phát triển về hệ thần kinh đòi hỏi 6 giác quan phải cùng phát triển:  thị giác, khứu giác, thính giác, vị giác, xúc giác và cảm giác thăng bằng. Trong đó, để tất cả 6 giác quan của trẻ cùng phát triển đòi hỏi người mẹ phải thường xuyên ôm ấp, massage, nói chuyện với con và cho con tiếp xúc ngửi, nếm những thứ xung quanh.

Lưu ý: Với thời tiết nóng nực như này, khi cho nằm điều hòa phải để mức nhiệt độ vừa phải tầm 27-29 độ C. Vì trẻ con có hệ hô hấp kém.

Các mẹ bầu phải chăm sóc bản thân thật tốt và nhớ liên hệ với bác sĩ ngay khi bạn gặp dấu hiệu sinh non hay bất kỳ điều gì bất thường trong suốt thai kỳ.

Bác sĩ Chương

  • co-tu-cung-ngan

    Cổ tử cung ngắn khi mang thai là một trong những nguy cơ gây nên sảy thai, sinh non nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Hãy cùng An Thái Phương tìm hiểu về tình trạng này nhé.  Nội dung bài viết1 Cổ tử cung ngắn là thế nào?2 Nguyên nhân...

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments