Sinh non có thể để lại nhiều biến chứng về sức khỏe cho bé yêu, kéo dài đến khi trẻ lớn và ảnh hưởng đến đến cuộc sống sau này của trẻ rất nhiều. Cùng tìm hiểu về các trường hợp trẻ sinh non 7 tháng để phòng ngừa nguy cơ sinh non.
Nội dung bài viết
Trẻ sinh non 7 tháng có nguy cơ gì?
Hệ hô hấp của trẻ sinh non
Trẻ càng sinh thiếu thángi thì càng dễ bị suy hô hấp. Trẻ sinh non thiếu tháng thường mắc các bệnh về hệ hô hấp do hệ hô hấp của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Trẻ có thể bị khó thở, suy hô hấp thậm chí có các cơn ngừng thở kéo dài 20 giây hoặc nhiều hơn trong vài ngày đầu sau sinh.
Trẻ sinh non thường có vấn đề về hô hấp
Các vấn đề về tim
Sót ống động mạch (PDA) và huyết áp thấp là hai bệnh phổ biến nhất ở trẻ sinh non. Nếu hai bệnh này không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy tim.
- Thai 32 tuần nặng bao nhiêu kg, phát triển thế nào? - Trong thời kỳ thai nhi 32 tuần tuổi, bé đã có sự thay đổi về thể trạng, cân nặng và khung xương, vì thế mẹ có thể thấy mệt mỏi hay đau nhức toàn thân. Thai 32 tuần nặng bao nhiêu kg, phát triển như thế nào là một trong những điều được nhiều mẹ quan tâm trong quá trình mang thai. Nội dung bài viết1 Thai 32 tuần nặng bao nhiêu kg?2 Sự phát triển của thai nhi 32 tuần 3 Để bé có cân nặng chuẩn, tuần thứ 32 mẹ nên ăn gì? Thai 32 tuần nặng bao nhiêu...
Các vấn đề về não
Nếu sinh ra trước 30 tuần, bé có nhiều nguy cơ bị xuất huyết não. Tuy nhiên, đừng quá lo vì tình trạng này có thể điều trị. Thế nhưng, nếu bị xuất huyết quá nhiều, bé sẽ bị tổn thương não vĩnh viễn. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển trí não trong tương lai.
Trẻ dễ bị hạ thân nhiệt
Lớp mỡ dưới da của trẻ sinh non còn mỏng manh, khả năng sinh nhiệt kém, dễ bị hạ nhiệt dù ở trong môi trường có nhiệt độ cao. Nếu thân nhiệt thấp quá, bé sẽ có nguy cơ bị xuất huyết não, tổn thương hệ thần kinh,…
Vấn đề về hệ tiêu hóa
Trẻ sinh non 7 tháng, hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa phát triển hoàn thiện nên trong thời gian đầu việc tiêu hóa và hấp thụ gặp khá nhiều khó khăn. Thêm vào đó, trẻ sinh non lại càng dễ bị viêm ruột nên việc tiêu hóa và hấp thụ càng trở nên khó khăn hơn.
Vấn đề về hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch của trẻ sinh non thường rất kém, dễ bị nhiễm trùng, nếu nặng sẽ bị đe dọa đến tính mạng.
Không thể cho ăn đúng cách
Mặc dù các hành động mút và nuốt là những phản xạ tự nhiên của cơ thể nhưng em bé sinh non vẫn có thể không thực hiện chúng một cách hiệu quả.
Các dấu hiệu báo động sinh non ở tháng 7
- Dịch âm đạo bất thường: Nếu mẹ bỗng nhận thấy vùng nhạy cảm luôn trong tình trạng ẩm ướt, thậm chí thấm cả ra ngoài quần và kèm theo chút máu hoặc chất nhầy…thì đó là dấu hiệu sinh non.
- Đau bụng từng cơn: Các cơn co xuất hiện là một trong dấu hiệu điển hình của việc sinh non (thai nhi chào đời trước 37 tuần gọi là sinh non). Trong những tháng cuối thai kỳ, nếu mẹ thấy có những cơn co thắt ở bụng dưới, quặn lên từng cơn rồi hết, sau đó lại lặp lại mà không rõ nguyên nhân gì, đồng thời kèm theo những cơn co cơ do chuột rút hay chảy máu âm đạo thì đây đúng là dấu hiệu của việc sinh non.
- Đau thắt lưng: Những cơn đau ở vùng thắt lưng ngày càng dồn dập, đặc biệt là với trường hợp trước đó bạn ít khi bị đau lưng thì hãy nghĩ ngay tới việc em bé có thể đang đòi ra ngoài sớm hơn dự định.
- Xương chậu đau nhức, áp lực nặng nề
- Thai nhi lười vận động
- Vỡ nước ối
- Mẹ bầu ăn gì để con thông minh? - Mẹ bầu ăn gì để con thông minh là điều được rất nhiều chị em quan tâm. Lựa chọn đúng nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp phát triển trí thông minh cho con yêu từ trong bào thai là sự đầu tư khôn ngoan của mẹ bầu thông thái. Nếu chị em thắc mắc “mẹ bầu ăn gì để con thông minh?”, thì bài viết chi tiết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời đầy đủ. Dinh dưỡng thai kỳ đóng vai trò quan trọng giúp tăng cường trí tuệ cho thai nhi Nội dung bài viết1 Thực...
Chăm sóc trẻ sinh non 7 tháng
Trẻ sinh non 7 tháng không thể tự thở, tự ăn hoặc tự giữ ấm được, chính vì vậy trẻ cần phải được chăm sóc đặc biệt để giúp trẻ có thể phát triển khỏe mạnh và tránh những biến chứng nguy hiểm.
Trẻ sinh non 7 tháng cần được chăm sóc đặc biệt
- Trẻ được theo dõi huyết áp, nhịp tim, hơi thở 24/24 để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường nếu có.
- Trẻ được đưa vào lồng ấp để được chăm sóc tốt nhất. Giúp cho trẻ duy trì thân nhiệt ổn định.
- Trẻ sinh non 7 tháng khi ăn sẽ được các bác sĩ đưa qua một ống nhỏ dẫn thẳng trực tiếp vào trong dạ dày hoặc có thể bổ sung dinh dưỡng cho bé bằng cách tiêm qua đường tĩnh mạch.
- Trẻ sinh non 7 tháng sẽ cần máy hỗ trợ thở để bé duy trì sự sống.
Ngoài ra, còn có nhiều phương pháp điều trị y tế khác nữa kết hợp với sự chăm sóc của bố mẹ. Tuy nhiên, trẻ sinh non trong giai đoạn đầu chăm sóc thường được tránh tiếp xúc với người thân, trừ lúc cho ăn, cho bú.
Với y học hiện đại ngày nay hoàn toàn có thể đảm bảo sức khỏe cho các bé sinh non. Trẻ sinh non 7 tháng tuổi sẽ được một theo dõi và chăm sóc cẩn thận trong lồng ấp cho đến khi bé đủ tháng và các cơ quan của trẻ phát triển hoàn thiện mới được đem về nhà nuôi nấng.
GỌI NGAY HOTLINE: 033 249 6789 ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN
Bác Sĩ Chương