“Vạch mặt” những “thủ phạm” khiến mẹ bầu lo lắng suốt thai kỳ

Bác Sĩ Nguyễn Huy 2:39 chiều 27 Tháng Mười Một, 2019

Dân gian có câu “chửa cửa mả” ám chỉ sự nguy hiểm khi mang thai. Bài viết dưới đây sẽ “điểm mặt chỉ danh” những “thủ phạm” luôn rình rập khiến mẹ bầu lo lắng, sợ hãi suốt thai kỳ. Đấy cũng là những tai biến sản khoa không mẹ bầu nào muốn trải nghiệm.

Nếu bạn là người phụ nữ có sức khỏe bình thường, lần mang thai trước đó suôn sẻ, an toàn bạn vẫn cần thận trọng giữ gìn sức khỏe khi mang thai. Ngược lại, nếu bạn có tiền sử tai biến sản khoa, có bệnh lý mãn tính thì không khỏi lo lắng cho kỳ mang thai hiện tại.

Dưới đây là những bệnh lý thai kỳ nguy hiểm, mẹ bầu nào cũng muốn “tránh xa”:

3 tháng đầu:

Mang thai ngoài tử cung

Thai không làm tổ ở trong buồng tử cung mà thường ở vòi trứng, vòi tử cung, thậm chí là ổ bụng. Khi thai càng ngày càng phát triển, khối thai không có không gian để phát triển, thiếu chất dinh dưỡng sẽ vỡ ra gây nguy hiểm cho mẹ bầu.

Mang thai ngoài tử cung khiến mẹ bầu đau bụng dưới, ra máu âm đạo ngay từ những tuần đầu thai kỳ

Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung thường là đau bụng dưới âm ỉ, đau mỏi thắt lưng, ra máu âm đạo màu nâu hoặc đen, thậm chí ra máu đỏ tươi khi khối thai vỡ.

Mang thai ngoài tử cung vô cùng nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời. Khối thai vỡ ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản , thậm chí đe dọa tính mạng của người mẹ. Do vậy, bà bầu mang thai ngoài tử cung chắc chắn phải xử lý bằng thuốc nội khoa hoặc phẫu thuật.

  • bong-mang-nuoi Bong màng nuôi – Những nguy hiểm không thể lường trước - Bong màng nuôi là gì, có nguy hiểm hay không? Điều này không phải mẹ bầu nào cũng biết dù đây là một hiện tượng xảy ra phổ biến ở phụ nữ mang thai. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc của các mẹ bầu về hiện tượng này Nội dung bài viết1 Bong màng đệm (màng nuôi) là gì?2 Dấu hiệu bong màng nuôi3 Các lưu ý dành cho mẹ bầu khi bị bong màng nuôi Bong màng đệm (màng nuôi) là gì? Bong màng đệm (màng nuôi) là hiện tượng tụ máu phía sau nhau...

Tụ dịch màng nuôi, bong tách túi thai

Tụ dịch màng nuôi là tình trạng xuất hiện lớp dịch hoặc máu giữa khoảng không nhau thai và tử cung. Khi lượng dịch hoặc máu lớn hơn sẽ tạo thành cục máu đông gây bong tách túi thai.

Mẹ bầu tụ dịch màng nuôi, bong tách túi thai cần thực hiện chế độ nghỉ ngơi, dưỡng thai tránh để bệnh nặng hơn. Đây là những nguyên nhân trực tiếp gây dọa sảy thai, động thai khiến mẹ bầu có nguy cơ mất con.

Xem ngay video: Dấu hiệu dọa sảy thai thường gặp 3 tháng đầu mẹ bầu không được bỏ qua

Liên Hệ Ngay Để Được Bác Sĩ Tư Vấn
tu-van-bac-si

3 tháng giữa

Mẹ bầu bị táo bón dẫn tới bệnh trĩ khi mang thai

Táo bón thai kỳ là triệu chứng khó tránh khi mang thai, nguyên nhân là do tử cung của mẹ bầu chèn ép khiến giảm nhu động ruột, hormone progesterone cũng là một “thủ phạm” gây táo bón khi mang thai. Bà bầu bị táo bón kéo dài sẽ chuyển thành bệnh trĩ khi mang thai.

Trĩ khi mang thai khiến mẹ bầu khó sinh thường

Bệnh trĩ khi mang thai mức độ nặng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ bầu. Chị em có thể có biểu hiện sa búi trĩ, ngứa rát hậu môn, hậu môn chảy nước, có mùi hôi, đi cầu ra máu khi mang thai.

Bà bầu bị táo bón, trĩ thường mệt mỏi, khó chịu, kém ăn uống, mất tự tin trong cuộc sống. Nhiều bà bầu bị bệnh trĩ phải chấp nhận sinh mổ để đảm bảo an toàn sức khỏe.

3 tháng cuối thai kỳ

Nhau tiền đạo là hiện tượng nhau thai bám thấp (bám 1 phần hoặc bám bám toàn bộ đoạn dưới tử cung) khiến mẹ bầu ra máu âm đạo bất thường. Máu chảy có thể có màu đỏ tươi, có cục máu đông, lượng máu chảy ra nhiều, liên tục đe dọa sức khỏe mẹ và bé.

Tiền sản giật và sản giật

Tiền sản giật là một tai biến sản khoa nghiêm trọng, mẹ bầu không thể chủ quan coi thường. 6-8% thai phụ bị tiền sản giật khi mang thai. Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, mẹ bầu vẫn có thể sinh nở thuận lợi, tuy nhiên quá trình chăm sóc thai kỳ và đỡ đẻ phải rất thận trọng.

Mẹ bầu có dấu hiệu: huyết áp tăng đột ngột, đau đầu dữ dội, tiểu ít, buồn nôn và nôn nghiêm trọng, mắt mờ, phát hiện protein trong nước tiểu, giảm tiểu cầu trong máu..

Mẹ bầu bị sản giật có thể ngạt thở tím tái, suy gan thận, phù phổi dẫn tới tử vong.

  • sa-tu-cung-khi-co-thai Sa tử cung khi mang thai gây nguy hiểm như thế nào? - Sa tử cung khi mang thai nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng An Thái Phương tìm hiểu về căn bệnh này để kịp thời phát hiện và xử lý, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.  Nội dung bài viết1 1. Sa tử cung khi mang thai là gì?2 2. Các cấp độ của sa tử cung khi mang thai3 3. Các dấu hiệu của sa tử cung khi mang thai4 4. Nguyên nhân bị sa tử cung khi mang thai5 6. Độ...

Trong quá trình vượt cạn

Tắc mạch ối

Đây là tình trạng nước ối không nằm trong buồng ối, mà đi vào tuần hoàn của người mẹ . Tắc mạch ối có thể xuất hiện trong quá trình chuyển dạ hoặc sau khi sinh. Mẹ bầu tắc mạch ối có dấu hiệu hạ huyết áp đột ngột hoặc thiếu ô xy cấp tính, chảy máu nhiều hoặc đông máu, ngừng tim

Đây đều là những dấu hiệu nguy hiểm không thể điều trị khiến mẹ bầu nào cũng lo sợ.

Nhau quấn cổ

Là tình trạng nhau thai quấn quanh cổ thai nhi. Thường gặp ở mẹ bầu đa thai, hoặc dây rốn của mẹ bầu dài hơn 60 cm. Một số trường hợp thai phụ không có đủ tế bào gốc ở thành cuống rốn, giúp bôi trơn dây rốn làm giảm thiểu thắt nút dây rốn.

Từ cuối tháng thứ 6 trở đi, đặc biệt những tháng cuối thai kỳ, mẹ cần theo dõi chuyển động của thai nhi, nếu thai máy bất thường, giảm tần suất hoạt động, nhịp tim bất thường cần nghĩ tới khả năng nhau thai quấn cổ.

Nhiều trường hợp mẹ bầu rau quấn cổ vẫn sinh con bình thường. Nhưng tình huống xấu, dây rốn quấn chặt thai khiến cắt đứt mạch máu trong tĩnh mạch rốn dẫn tới thai chết lưu.

Băng huyết sau sinh

Băng huyết sau sinh không được cấp cứu kịp thời khiến sản phụ mất máu nhiều gây tử vong

Băng huyết sau sinh là tình trạng mất máu nghiêm trọng diễn ra trong vòng 24 giờ sau sinh, có thể dẫn tới tử vong.

Nguyên nhân gây băng huyết sau sinh là do khi em bé chào đời, nhau thai được lấy ra nhưng tử cung không co bóp đủ mạnh để gây áp lực lên các mạch máu dẫn tới chảy máu tự do.

Để phòng tránh những tai biến sản khoa mẹ bầu cần khám thai định kỳ, có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý khi mang thai, tránh làm việc nặng, tiếp xúc hóa chất độc hại. Và không thể quên bổ sung trà thảo dược củ gai an thai trong suốt thai kỳ giúp thai khỏe mạnh, mẹ bình an.

GỌI HOTLINE: 1900.4539 – 033.249.6789 ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN

Bác Sĩ Nguyễn Huy

TẶNG SÁCH THAI GIÁO CỰC HAY 

“Những bí kíp vàng để có thai kỳ khỏe mạnh” 


Bạn sẽ được:

Tìm hiểu sự phát triển của thai nhi trong 40 tuần thai
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng mang thai
Những mẹo nhỏ cực hữu ích mẹ bầu nào cũng phải có… và rất nhiều thông tin thai kỳ bổ ích khác

  • dau-hieu-say-thai-thai-chet-luu-6

    Thai chết lưu là tình trạng thai nhi đã chết trước khi sinh, sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Tình trạng em bé mất trước tuần thứ 20 của thai kỳ được gọi là sảy thai. Nhận biết các dấu hiệu sảy thai thai chết lưu rõ ràng tới mức nào còn phụ...

  • co-tu-cung-ngan

    Cổ tử cung ngắn khi mang thai là một trong những nguy cơ gây nên sảy thai, sinh non nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Hãy cùng An Thái Phương tìm hiểu về tình trạng này nhé.  Nội dung bài viết1 Cổ tử cung ngắn là thế nào?2 Nguyên nhân...

  • Khi có dấu hiệu dọa sinh non, mẹ bầu nào cũng nơm nớp lo sợ mất con. Việc tìm hiểu dọa sinh non phải làm sao là điều ai cũng muốn được chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ. Dọa sinh non là gì? Dọa sinh non là mẹ bầu có nguy cơ cao...

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments