Các kiểu đau bụng khi mang thai thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục

Bác Sĩ Nguyễn Huy 10:30 sáng 25 Tháng Mười Một, 2019

Trong suốt thời kỳ bầu bí, chị em sẽ có những trải nghiệm khác nhau về các kiểu đau bụng khi mang thai. Bạn nên tìm hiểu về đặc điểm và nguyên nhân của 1 số kiểu đau bụng khi mang thai để kịp thời xử lý.

TẶNG SÁCH THAI GIÁO CỰC HAY 

“Những bí kíp vàng để có thai kỳ khỏe mạnh” 


Bạn sẽ được:

Tìm hiểu sự phát triển của thai nhi trong 40 tuần thai
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng mang thai
Những mẹo nhỏ cực hữu ích mẹ bầu nào cũng phải có… và rất nhiều thông tin thai kỳ bổ ích khác

Nhiều mẹ bầu than phiền bước vào cuối tháng thứ 6 của thai kỳ thường xuyên xuất hiện tình trạng đau bụng. Tuy nhiên, cũng có trường hợp, mẹ bầu đau bụng khi mang thai ngay những tháng đầu thai kỳ.

Trong số các kiểu đau bụng khi mang thai, đau bụng do co thắt tử cung là lý do thường gặp. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều nguyên nhân khác mà mẹ bầu không thể coi thường.

Nhau bong non

Nhau thai hay rau thai, bánh nhau là cơ quan quan trọng nhằm duy trì sự sống của thai nhi. Các chất dinh dưỡng từ mẹ cũng được truyền qua bánh nhau đến thai nhi, giúp nuôi thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Sau khi sinh bé, bánh nhau sẽ bong ra khỏi thành tử cung. Tuy nhiên, 1 số trường hợp, nhau thai tách hoặc bong sớm hơn, khiến mẹ bầu bị đau tức bụng dưới, tử cung căng cứng. Cơn đau diễn ra liên tục, không biến mất gây nguy hiểm nghiêm trọng cho thai nhi.

Đau Bụng Khi Mang Thai – Liên Hệ Ngay Để Được Bác Sĩ Tư Vấn
tu-van-bac-si

Ngoài đau bụng, mẹ bầu bong nhau non có thể ra máu âm đạo. Nếu không xử lý sớm, mẹ có thể mất con nhanh chóng.

Tụ dịch màng nuôi

Tụ dịch màng nuôi là một trong các kiểu đau bụng khi mang thai rất nguy hiểm, thường gặp trong 3 tháng đầu thai kỳ. Khi lượng máu tụ giữa khoảng không của nhau thai và tử cung càng lớn, tạo thành cục máu đông khiến túi thai bóc tách khỏi thành tử cung sẽ khiến mẹ bầu sảy thai, mất con.

Nếu thai phụ mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng dưới, ra máu âm đạo đỏ tươi hoặc đỏ đen càng nhập viện càng sớm càng tốt để điều trị. Trong quá trình sử dụng thuốc tây y để chống co bóp tử cung, mẹ bầu nên uống trà thảo dược củ gai giúp cầm máu, điều trị đau bụng khi mang thai hiệu quả. Nhiều chị em bị tụ dịch màng nuôi đã khỏi hẳn, sinh con khỏe mạnh nhờ trà củ gai.

tra-cu-gai-an-thai-mc-thao-van

Video: Chị Vân Anh ở Đống Đa bị tụ dịch màng nuôi, đau bụng khi màng nuôi sau khi sử dụng Trà Thảo Dược Củ Gai An Thai đã khỏi hoàn toàn

Đau bụng do đầy hơi, chướng bụng, táo bón

Đây là tình trạng chung của đa số mẹ bầu. Bạn vẫn có thể bị táo bón dù đã thay đổi chế độ ăn hàng ngày. Nguyên nhân là do khi thai nhi càng ngày càng lớn, tử cung chèn ép lên thành ruột. Hơn nữa sự gia tăng hormone progesterone gây giảm hoạt động của ruột, khiến thức ăn tiêu hóa lâu hơn bình thường.

Đau bụng do đầy hơi chướng bụng là 1 trong số các kiểu đau bụng  khi mang thai thường gặp. Chị em nên cải thiện bằng cách ăn làm nhiều bữa trong ngày thay vì tập trung ăn no trong 3 bữa chính. Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, thức ăn mềm, uống nhiều nước để hạn chế táo bón.

Xem ngay video: Bí quyết điều trị các kiểu đau bụng khi mang thai hiệu quả

Đau bụng do mỡ thừa tích tụ

Mẹ bầu thừa cân, béo phì thường gặp tình trạng đau bụng dưới khi mang thai hơn những mẹ bầu có chỉ số cân nặng bình thường.

Bụng và đùi, bắp tay là những khu vực tích tụ mỡ thừa lớn nhất. Khi bụng bầu to ra, các tế bào mỡ sẽ phải thích nghi với sự phát triển của tử cung. Mẹ bầu sẽ có cảm giác đau tức bụng dưới giống như đến khi kinh nguyệt.

Do đó, chị em có ý định mang thai, nên giảm cân trước khi thụ thai. Trong thai kỳ, cần điều chỉnh chế độ ăn phù hợp để kiểm soát cân nặng. Mẹ bầu thừa cân không chỉ là nguyên nhân trong số các đau bụng khi mang thai, mà còn gây ra nhiều hệ lụy sức khỏe nghiêm trọng khác cho cả mẹ và bé.

Thai nhi cử động làm mẹ đau bụng

Đây là 1 trong số các kiểu đau bụng khi mang thai rất thú vị. Từ tuần 20 của thai kỳ trở đi, thai nhi đã bắt đầu có những cử động đầu tiên. Đầu tiên thai máy một cách nhẹ nhàng, sau đó sẽ những cú đá, cú huých rõ ràng khiến mẹ giật mình hoặc đau nhói bụng, đặc biệt khi bé vô tình thúc xuống bụng dưới của mẹ.

Tình trạng này không kéo dài lâu và thường xuyên trong ngày. Ngược lại, nhiều mẹ còn chờ đợi và thích thú khi thấy con hoạt động tích cực nghĩa là con rất khỏe mạnh.

Tử cung căng giãn quá mức

Càng gần những tháng cuối mang thai, mẹ bầu sẽ càng mệt mỏi và gặp phải tình trạng đau bụng nhiều hơn. Mặc dù trong số các kiểu đau bụng khi mang thai, đây là lý do đau bụng thường gặp và bình thường nhưng chị em vẫn thấy rất khó chịu.

Tử cung giãn rộng đồng nghĩa với lưng và vùng chậu bị kéo giãn theo để nâng đỡ bụng bầu. Mẹ bầu sẽ thấy nhức mỏi lưng, đau tức bụng. Bạn cần nghỉ ngơi nhiều hơn và mát-xa toàn thân để cơ thể được thư giãn.

  • [GIẢI ĐÁP] Thai bị bóc tách nên ăn gì? - Dấu hiệu thai bị bóc tách vô cùng nguy hiểm, có thể dọa sảy trong thời gian 3 tháng đầu. Vậy thai bị bóc tách nên ăn gì? Bóc tách túi thai có nguy hiểm không? Mức độ nguy hại thế nào? Bóc tách túi thai 50% nên làm gì để giữ được con? Bóc tách túi thai là gì? Nguyên nhân và các xử trí hiệu quả Nội dung bài viết1 Bóc tách túi thai có nguy hiểm không?2 Thai bị bóc tách nên ăn gì?3 Một số kiêng cữ mẹ cần nhớ Bóc tách túi thai có nguy...

Nhiễm trùng đường tiết niệu

10% bà bầu bị nhiễm trùng đường tiết niệu trong thai kỳ. Đây là bệnh lý khiến mẹ bầu có nguy cơ nhiễm trùng thận và sinh non. Nếu có dấu hiệu như:

  • Đau bụng dưới, đi tiểu có cảm giác đau hoặc nóng rát
  • Tiểu tiện không kiểm soát
  • Đột ngột thầy buồn tiểu liên tục mặc dù có rất ít nước tiểu.
  • Nước tiểu có mùi lạ, tiểu đục, tiểu ra máu

Đau bụng do co thắt tử cung

Từ tháng thứ 5 trở đi, một số mẹ bầu sẽ xuất hiện tình trạng đau bụng do các cơn chuyển dạ giả Braxton-Hicks. Đây chính là các cơn gò tử cung. Chúng xuất hiện bất cứ lúc nào trong ngày với nhịp đau đều đặn, diễn ra nhanh chóng trong vài phút rồi biến mất.

Đến sát ngày sinh, việc xuất hiện cơn gò tử cung có thể là dấu hiệu chuyển dạ, em bé sắp chào đời. Mức độ đau càng lúc càng tăng, nhịp đau diễn ra liên hồi, mẹ bầu có thể đau tới mức không chịu nổi, la hét hoặc khóc lóc.

Ngoài ra, bạn có thể bị vỡ ối, ra máu âm đạo, lúc này mẹ cần nhập viện càng sớm càng tốt để kiểm tra độ mở cổ tử cung.

Trên đây là một số các kiểu đau bụng khi mang thai thường gặp, mẹ bầu có thể đau bụng thoáng qua hoặc nghiêm trọng. Do đó, chị em cần chủ động tìm hiểu về các kiểu đau bụng. Khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, ra máu âm đạo kèm đau bụng, cần thăm khám kịp thời để điều trị sớm, đề phòng biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé.

GỌI HOTLINE: 1900.4539 – 033.249.6789 ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN

Bác Sĩ Nguyễn Huy

  • tao-bon-khi-mang-thai-tuan-dau-1

    Khoảng thời gian đầu mang thai là lúc cơ thể phụ nữ có nhiều sự thay đổi đột ngột. Đây chính là nguyên nhân khiến cho các vấn đề sức khỏe có cơ hội phát sinh, một trong số đó là tình trạng táo bón. Vậy nguyên nhân bị táo bón khi mang thai...

  • Nước ối giúp bảo vệ thai nhi khi ở trong bụng mẹ. Lượng nước ối khác nhau ở từng thời điểm của thai kỳ. Nếu lượng nước này quá nhiều dẫn đến tình trạng đa ối. Vậy bị đa ối khi mang thai cần làm gì? Nội dung bài viết1 Đa ối khi mang...

  • Khi có dấu hiệu dọa sinh non, mẹ bầu nào cũng nơm nớp lo sợ mất con. Việc tìm hiểu dọa sinh non phải làm sao là điều ai cũng muốn được chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ. Dọa sinh non là gì? Dọa sinh non là mẹ bầu có nguy cơ cao...

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments